20 Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016

doc 21 trang Người đăng dothuong Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
 Thời gian: 120 phút
Câu 1(5đ): Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du viết:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Chép chính xác 8 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên theo bản in sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập I.
Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên có bạn chép nhầm thành từ buồn. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của câu thơ.
Câu thơ “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” giúp em hiểu gì về nhân vật Thúy Kiều?
Đoạn thơ trên nói về nhân vật nào trong Truyện Kiều? Hãy viết một đoạn văn từ 8 – 10 câu theo kiểu diễn dịch phân tích vẻ đẹp của nhân vật ấy qua đoạn thư vừa chép. Trong đoạn có thành phần tình thái và phép thế.
Câu 2 (2,5đ). Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “ – Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn giờ đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”
Lời thoại trên là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì? Từ lời thoại trên em có suy nghĩ gì về nhân vật Vũ Nương
Kể tên hai tác phẩm khác viết về người phụ nữ dưới chế độ phong kiến mà em được học trong chương trình Ngữ văn THCS. Ghi rõ tên tác giả.
Câu 3 (2,5đ). Cho ba câu thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
 (Đồng Chí – Chính Hữu)
 Nhiều người cho rằng đây là ba câu thơ hay nhất của bài thơ “Đồng chí”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ba câu thơ trên bằng một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu). 
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần 1. (7đ)
 “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác nổi tiếng của nhà thơ Thanh Hải.
Hãy giới thiệu về bài thơ bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.
Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt và gợi cho em suy nghĩ gì?
3. Hãy chép lại đoạn thơ có 8 câu thể hiện rõ ý nghĩa hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Thanh Hải.
4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong các câu thơ đã chép ở câu 3.
Phần II. (3đ)
 Cho đoạn trích sau:
 “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”.
1. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào, của ai? Nêu rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
2. Cảnh vật trong đoạn văn trên được miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? Ý nghĩa của việc chọn cách miêu tả đó?
3. Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, thiên nhiên đã nhiều lần có mặt. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? (Yêu cầu: trình bày thành một đoạn văn từ 5 – 7 câu).
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần I. (6đ)
 Tâm trạng nhân vật ông Hai (Làng – Kim Lân) trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được tả như sau:
 “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được  Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ  Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài”
1. Đoạn trích trên được trích được tác phẩm nào? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.
2. Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi tu từ trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm có gì thay đổi? Vì sao?
3. Trong một đoạn trích của Truyện Kiều đã học cũng có bốn câu thơ dung câu hỏi để diễn tả tâm trạng nhân vật. hãy chép lại những câu thơ đó, ghi rõ tên đoạn trích.
4a. Viết một câu văn nhận xét tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên.
b. Dùng câu đã viết làm câu mở đoạn, hãy viết tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn.
c. Nội dung đoạn văn vừa viết được trình bày theo cách nào?
Phần II. (4đ)
Cho đoạn thơ sau:
 Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chin chục đã ngoài sáu mươi
 Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào ? Của ai? Nêu tên đoạn trích?
Hình ảnh con én đưa thoi trong đoạn thơ có thể hiểu như thế nào?
Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh thoi cũng được dung đẻ tả loài vật. Em hãy nhớ và chép lại câu thơ đó (ghi rõ tên bài thơ và tác giả). Nghĩa chung của hình ảnh thoi trong hai câu thơ đó là gì?
Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch trình bày cảm nhận của em về cảnh mùa xuân trong đoạn thơ đã dẫn. Xác định một câu ghép, một lời dẫn trực tiếp.
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần I. (7đ)
 Cho đọan trích sau:
 Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó lại bảo:
Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi những lại nói trổng:
Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
Cơm chin rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: 
Con kêu rồi mà người ta không nghe.
1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.
2. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Tác dụng của cách kể chuyện này ?
3. Vì sao anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi « Ba vô ăn cơm » ?
4. Con bé trong đoạn truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? Vì sao có sự vi phạm đó ?
5. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích thái độ của bé Thu đối với cha từ khi gặp mặt đến khi nói bỏ sang bà ngoại. Xác định một câu ghép có cặp quan hệ từ Vì  nên và một phép nối.
Phần II. (3đ)
 Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết, tình yêu đối với đất nước, cuộc đời, thể hiện khao khát chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muôn góp “một mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời , của dân tộc. Bài thơ theo thể năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, gần gũi với dân ca. Những hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần diễn tả ước nguyện khiêm nhường mà vô cùng thiêng liêng cao đẹp của nhà thơ.
1a. Chép lại đọan văn trên sau khi đã sửa hết lỗi và thay hai trong ba từ nhà thơ bằng những từ khác để tránh lặp từ. 
b. Việc thay như vậy đã làm thay đổi phép liên kết câu như thế nào?
2. Khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có hình ảnh thơ được lặp đi lặp lại. Đó là những hình ảnh nào? Bằng một đoạn văn ngắn, hãy cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc lặp đi lặp lại những hình ảnh đó.
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần I. (7đ)
 Cho những câu thơ sau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
1. Đoạn trích trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến gí trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
2. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.
3. Câu thứ sau trong đoạn thơ trên có từ tri kỉ. Hãy giải thích từ này. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu thơ dùng từ tri kỉ. Chép lại câu thơ ấy và cho biết tên bài thơ, tên tác giả.
4. Câu thứ 7 trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Ghi lại cảm nhận của em về dòng thơ này. (khoảng 5 câu).
5. Viết một đoạn văn 10 -12 câu phân tích đoạn thơ trên để thấy được những cơ sở hình thành tình đồng chí đã được Chính Hữu thể hiện một cách chân thực mà cảm động. Xác định một câu ghép và một thành phần phụ chú.
Phần II. (3đ)
 Cho đoạn trích sau :
 Khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đây, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.
1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm nào ? Của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy. 
2. Đoạn đối thoại trên là lời của ai nói với ai ? Em hiểu gì về nhân vật có suy nghĩ đó ? (Trình bày thành một đoạn văn).
3. Hãy kể tên hai tác phẩm đã học cùng viết về đề tài lao động sản xuất.
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần I. (7đ)
 Cho câu thơ sau:
« Tà tà bóng ngả về tây »
1. Chép chính xác 5 câu tiếp theo và cho biết đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào, của ai ? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.
2. Nao nao là từ láy diễn tả tâm trạng con người. Vậy mà Nguyễn Du lại viết : « Nao nao dòng nước uốn quanh ». Cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa nào cho câu thơ ?
3. Trong Truyện Kiều, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại một số câu thơ khác trong tác phẩm có cách dùng từ như vậy.
4. Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong 6 câu thơ trên. Xác định một câu bị động và một phép thế.
Phần II. (3đ)
Đọc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, hẳn các em còn nhớ :
Khi được mời lên nhà anh thanh niên, họa sĩ đã nghĩ thầm : Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn màn chẳng hạn.
Nhưng rồi, sau những câu chuyện anh kể, những việc anh làm, họa sĩ lại nghĩ :
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận thử thách.
1. Em hiểu cách nhìn nhận, đánh giá của ông họa sĩ về nhân vật anh thanh niên đã thay đổi như thế nào ? Vì sao có sự thay đổi đó ? Ý nghĩa của sự thay đổi đó là gì ?
2. Bên cạnh nhân vật ông họa sĩ, còn nhiều nhân vật phụ khác cũng đã góp phần làm rõ tính cách nhân vật anh thanh niên. Đó là những nhân vật nào ?
3. Viết đoạn văn phân tích nhân vật ông họa sĩ trong tác phẩm. Trong đoạn có sử dụng thành phần khởi ngữ và thành phần phụ chú.
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần I. (6đ)
 Cho đoạn trích sau:
 Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng các to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh mạnh vào mông nó và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
 Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào mà nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy.
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.
2. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Tác dụng của việc chọn ngôi kể này ?
3. Đoạn trích kể về sự việc gì ? Sự việc này giữ vai trò như thế nào trong câu chuyện ?
4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu về nhân vật bé Thu từ khi gặp ông Sáu đến khi sang nhà bà ngoại. Xác định một câu ghép và một thành phần tình thái trong đoạn.
Phần II. (4đ)
 Trong Truyện Kiều có câu:
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo câu thơ trên.
2. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? Diễn đạt bằng một câu bị động.
3. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương trong đoạn thơ có hợp lí không? Vì sao?
4. Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch phân tích tâm trạng nhớ thương của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần I. (6đ)
 Cho đoạn trích sau:
 Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.
2. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Tác dụng của việc chọn ngôi kể này ?
3. Cách đặt câu trong đoạn có gì đặc biệt ? Tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn tả nội dung đoạn văn ?
4. Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng của ai ? Trong hoàn cảnh nào ?
5. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu về tổ trính sát mặt đường trong tác phẩm trên. Xác định một câu ghép và một thành phần cảm thán trong đoạn.
Phần II. (4đ)
 Mở đầu một khổ thơ có câu:
 Trăng cứ tròn vành vạnh
1. Chép chính xác những câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ.
2. Đoạn thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào ? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
3. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào ? Trình bày thành một đoạn văn khoảng 5 câu.
4. Vầng trăng còn xuất hiện trong nhiều bài thơ khác. Hãy chép lại hai trường hợp có hình ảnh vầng trăng trong chương trình Ngữ văn 9. Nêu tên bài thơ và tên tác giả.
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần I. (6đ)
 Cho đoạn trích sau:
 Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi lên sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt lem luốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là « những con quỉ mắt đen ».
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi.
2. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Tác dụng của việc chọn ngôi kể này ?
3. Chi tiết : Chúng tôi gọi nhau là « những con quỉ mắt đen » trong đoạn trích nói lên vẻ đẹp gì ở con người họ. Hãy chép một khổ thơ có ý nghĩa tương tự trong một bài thơ em đã học ở chương trình Ngữ văn 9. Nêu rõ tên bài thơ và tên tác giả.
4. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp làm rõ tình đồng chi, đồng đội gắn bó thân thiết của tổ trính sát mặt đường trong tác phẩm trên. Xác định một câu bị động và một thành phần cảm thán trong đoạn.
Phần II. (4đ)
 Để bày tỏ nguyện ước chân thành được dâng hiến, được hòa nhập cho đời, trong bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ », Thanh Hải viết :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
1. Trong khổ thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng ?
2. Hình ảnh con chim hót, bông hoa còn xuất hiện trong một khổ thơ khác của bài thơ. Hãy chép lại chính xác khổ thơ đó và cho biết hai hình ảnh này có ý nghĩa như thế nào trong khổ thơ.
3. Nêu ý nghĩa của việc lặp lại hai hình ảnh này trong bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ » ?
4. Giải thích nhan đề bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ ».
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần I. (6đ)
 Có rất nhiều bài thơ hay, xúc động viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. « Viếng lăng Bác » là một bài thơ tiêu biểu trong số đó.
1. Hãy chép chính xác khổ thơ thứ nhất và nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. Trong khổ thơ em vừa chép nổi bật hình ảnh « hàng tre ». Với hình ảnh này, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Cho biết giá trị của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.
3. Ở câu cuối bài thơ, tác giả bày tỏ nguyện ước « Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ». Theo em việc xuất hiện lại hình ảnh cây tre ở đoạn kết bài thơ có ý nghĩa như thế nào ?
4. Dựa vào khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn 10 – 12 câu theo cách lập luận qui nạp làm rõ niềm xúc động của tác giả khi đứng trước lăng Bác. Xác định một thành phần phụ chú và một phép nối.
Phần II. (4đ)
 Cho đoạn trích:
 Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chúng quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất.
 (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
1. Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của nhân vật « tôi «  trong đoạn trích (ngôn ngữ diễn đạt, kiểu câu). Tác dụng của cách kể đó.
2. Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên.
3. Hãy kể tên hai tác phẩm khác em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc và nêu rõ tên tác giả.
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần I. (6đ). Cho câu thơ :
 Bçng nhËn ra h­¬ng æi 
1. ChÐp 7 c©u th¬ tiÕp theo ®Ó hoµn chØnh hai khæ th¬ ®Çu cña mét bµi th¬ ®· häc trong ch­¬ng tr×nh Ng÷ v¨n 9.
2. §o¹n th¬ trÝch trong bµi nµo? Cña ai? S¸ng t¸c n¨m nµo?
3. Nªu ng¾n gän c¶m nhËn cña em vÒ vÎ ®Ñp cña h×nh ¶nh  ®¸m m©y mïa h¹ vµ s­¬ng chïng ch×nh qua ngâ trong khæ th¬ trªn.
4. B»ng ®o¹n v¨n kho¶ng 8 – 10 c©u, h·y ph©n tÝch sù c¶m nhËn tinh tÕ cña nhµ th¬ vÒ biÕn chuyÓn trong kh«ng gian lóc sang thu ë hai khæ th¬ trªn. X¸c ®Þnh mét c©u ghÐp vµ mét phÐp nèi.
Phần II. (1đ)
 Trong chương trình Ngữ văn 9 em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ :
 Nhớ câu kiến ngãi bất vi
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
1. Cho biết câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào ? Của ai? 
2. Em hiểu nghĩa của hai câu thơ như thế nào ? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy.
Phần III (3đ) 
 Cho ®o¹n trÝch sau:
“ B©y giê lµ buæi tr­a. Im ¾ng l¹. T«i ngåi dùa vµo thµnh ®¸ vµ khe khÏ h¸t. T«i mª h¸t. Th­êng cø thuéc mét ®iÖu nh¹c nµo ®ã råi bÞa ra lêi mµ h¸t. Lêi t«i bÞa lén xén mµ ngí ngÈn ®Õn t«i còng ng¹c nhiªn, ®«i khi bß ra mµ c­êi mét m×nh.
T«i lµ con g¸i Hµ Néi. Nãi mét c¸ch khiªm tèn, t«i lµ mét c« g¸i kh¸. Hai bÝm tãc dµy, t­¬ng ®èi mÒm, mét c¸i cæ cao, kiªu h·nh nh­ ®µi hoa loa kÌn. Cßn m¾t t«i th× c¸c anh l¸i xe b¶o: “C« cã c¸i nh×n sao mµ xa x¨m!”
Nh÷ng c©u v¨n nµy ®­îc rót tõ t¸c phÈm nµo? Nªu hoµn c¶nh ra ®êi cña t¸c phÈm Êy.
X¸c ®Þnh một c©u cã lêi dÉn trùc tiÕp vµ một c©u ®Æc biÖt trong ®o¹n trÝch trªn.
Giíi thiÖu ng¾n gän (kh«ng qu¸ nöa trang giÊy thi) vÒ nh©n vËt t«i trong t¸c phÈm ®ã.
KÓ tªn mét t¸c phÈm kh¸c viÕt vÒ ng­êi chiÕn sÜ trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng MÜ mµ em ®· häc trong ch­¬ng tr×nh Ng÷ v¨n 9 vµ ghi râ tªn t¸c gi¶.
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần I: ( 3 điểm ) Cho khổ thơ :
 “Thình lình đèn điện tắt
 phòng buyn-đinh tối om
 vội bật tung cửa sổ
 đột ngột vầng trăng tròn”
 a) Hãy chép 8 câu thơ tiếp theo và ghi rõ tên tác phẩm, tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm..
 b) Em có nhận xét gì về giọng thơ ở khổ thơ này so với hai khổ vừa chép. Bước ngoặt của sự việc trong khổ thơ trên có vai trò gì trong mạch kể của tác giả.
c. Trong bài thơ, vầng trăng mang nhiều ý nghĩa. Hãy nêu các tầng ý nghĩa đó của hình ảnh vầng trăng.
d. Nêu chủ đề bài thơ. Dẫn ra hai câu tục ngữ có nội dung thể hiện chủ đề này.
Phần II: ( 7 điểm ) 
 Khi chia tay với ông Sáu, bé Thu (nhân vật chính trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng) đã nói:
- Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!
a) Câu nói trên của bé Thu tiếp nối theo sự việc nào trong tác phẩm? Hãy nêu tóm tắt sự việc đó. (1đ)
b) Sự việc đó được kể bằng ngôn ngữ trần thuật và điểm nhìn của nhân vật nào? Cho biết tác dụng của việc lựa chọn cách kể đó? Hãy kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn 9 có cùng cách kể như tác phẩm trên. (1đ).
c) Tên truyện là “Chiếc lược ngà” nhưng nội dung truyện lại viết về tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu. Tác giả đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình như thế với dụng ý gì? Nó góp phần thể hiện những ý nghĩa gì của tác phẩm? (1đ).
d) Từ sự việc nối tiếp theo lời nói trên của nhân vật bé Thu, em có suy nghĩ gì về tấm lòng và tình cảm của ông Sáu – một người cha, một người lính với đứa con gái yêu quý của mình? Hãy trình bày những suy nghĩ đó của em bằng một đoạn văn T – P - H có độ dài từ 10 - 12 câu. Trong đoạn có sử dụng phép thÕ liên kết câu. Câu kết đoạn là một câu cảm thán. (4đ).
 ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Phần I. (7đ)
 Đọc kĩ phần trích sau:
 Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu ch

Tài liệu đính kèm:

  • doc20_de_thi_thu_mon_Van_vao_lop_10_o_Ha_Noi_2017.doc