Phân tích Phú sông Bạch Đằng

doc 13 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1577Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích Phú sông Bạch Đằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích Phú sông Bạch Đằng
Phú sông Bạch Đằng
(Bạch Đằng giang phú)
Trương Hán Siêu - 
1. Hình tượng nhân vật khách
a. Cảnh và tình khách
- “Khách có kẻ”: lời thơ đột ngột khách chính là tác giả
- “Giương buồm
.mãi miết”
Vui thích, say mê du ngoạn, vượt không gian, thời gian
kể những nơi có cảnh đẹp (Cửu Giang, Ngũ Hồ)
- “Qua cửa..
. Một chiều”
Khách đã tìm đến nơi có chiến công ghi dấu để du ngoạn àtâm hồn thanh cao
b. tâm trạng của khách (vui buồm, tự hào. Nuối tiếc)
- “Bát ngắt
một màu”
Từ gợi cảm, ẩn dụà niềm vui của tác giả trước cảnh đẹp sông nước
- “Nước trời..
còn lưu”
Nhịp thơ ngắn, âm hưởng trầm lắng à buồn nhớ anh hùng đã hy sinh.
=>Cảnh +tình quyện chặt.
2. Lưu ý kiến thức trọng tâm ở đoạn cuối
“Sông 
..lưu danh”
Quy luật tự nhiên à khẳng định chân lý “anh hùng lưu danh, bất nghĩa tiêu vong
“Anh minh..
 đức cao”
Ca ngợi công đức hai vị vuaàKhẳng định sức mạnh lẽ sống của dân tộc
Đại cáo bình ngô
(Bình Ngô đại cáo)
 Nguyễn Trãi
- Nêu cao luận đề chính nghĩa.
Mở đầu bài cáo, tác giả đã khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân:
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
-> Quan tâm đến cuộc sống nhân dân, lo cho dân.
-> Nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là 1 lí tưởng xã hội , phải chăm lo cho dân được sống có hạnh phúc .
Đằng sau lí tưởng nhân nghĩa đó, tác giả nói về sự tồn tại độc lập, chủ quyền như 1 sự hiển nhiên:
- Chân lý: sự độc lập của Đại Việt
“Như
cũng khác”
-NT: viết sánh đôi, từ hàm xúc
- Tác giả đã đưa ra những căn cứ để xác định độc lập dân tộc:
 Cương vực lãnh thổ , phong tục tạp quán , nền văn hiến lâu đời.
àLà 1 lời tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền đất nước (tầm cao tư tưởng)
Để làm nổi bậc niềm tự hào ấy của dân tộc, 
và các triều đại phong kiến VN song song với các triều đại phong kiến TQ .
 + Từ Triệu , Đinh , Lí , Trần bao đời gây nền độc lập .
 Cùng Hán , Đường , Tống , Nguyên mỗi bên xưng đề một phương .
 điều gì ? Những tư tưởng xuất hiện ở đoạn đầu ? Em hiểu nó như thế nào ? 
Học sinh chia làm 4 nhóm thảo luận trong 5 phút -> lên bảng trình bày -> gv nhận xét .
V Hai tư tưởng lớn xuất hiện : yên dân và trừ bạo .
+ Yên dân : tạo hạnh phúc cho nhân dân .
+ Trừ bạo :.
là gì ? Giải thích ? 
V bởi vì sau khi nêu cao lí tưởng nhân nghĩa.(phân tích nghệ thuật làm nổi bật sự độc lập)
V 
+ Liên hệ : Nam Quốc sơn hà ( Lý Thường Kiệt ) 
* Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn
 2. Tố cáo tội ác của giặc Minh 
“Vừa rồi..
chịu đựơc” 
- Tố cáo tội ác tày trời của giặc và chủ trương cai trị thâm độc của chúng .
 - Âm mưu cướp nước (lừa bịp)
“Nhân họ Hồ, thừa cơ gây họa”
 àLuận điệu “ phò Trần , diệt Hồ bịp bợm .
 -Tội 
+Với con người“ nướng dân đen , vùi con đỏ 
Nt miêu tả, vừa khái quát, vừa cụ thể, hình ảnh, chi tiết điển hình
àLòng căm thù giặc cao độ
+Với thiên nhiên: “Tàn hại..”:Hủy diệt cả thiên nhiên
èĐây là bản cáo trạng đanh thép hùng hồn à chuyển sang hành động cứu nước (lẽ nào trời đấtĐược)
* Nội dung của đoạn 2 là gì ? Tác giả đã tố cáo những âm mưu , tội ác nào của giặc ? 
* Nguyễn Trãi đã đứng lên lập trừơng dân tộc để vạch rõ âm mưu của giặc Minh và tố cáo chủ trương cai trị và tội ác mang rợ của chúng .
+ “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn .
 Vùi con đỏ xuống dứơi hầm tai vạ “ 
+ Bại nhận nghĩa nát cả đất trời 
 Nắng thuế khóa sạch không đầm núi 
+ Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc , ngán thay cá mập , thuồng luồng kẻ bị đem vào ..... rừng sâu , nước độc “ .
V Em có nhận xét gì về nghệ thuật ở đoạn 2 ? Nghệ thuật đó tác đọng như thế nào đến người đọc ?
 + Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội .
 Dơ bẩn thay , nước Đông Hải không rửa hết mùi .
Nghệ thuật lấy cái vô cùng để nói cái vô cùng.
 VTrước đau xót và căm thù như vậy nên cuối cùng nhà văn đã nói như thế nào ?
 “ Trời đất không thể dung tha , thần và dân không sao chịu được “ -> đứng lên hành động .
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Tản Viên từ phán sự lục – trích “Truyền kì mạn lục”)
_ Nguyễn Dữ_ 
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền tản viên” của Nguyễn Dữ.
I/ Mở bài:
- “Chuyện chức phán sự đền tản viên” truyện hay, tiêu biểu của “Truyền kỳ mạn lục”
- Nội dung: + phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất của kẻ sỹ
	 + phản ánh tinh thần dân tộc của tác giả
 - Nghệ thuật: Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo trong miêu tả tình tiết và xây dựng hình tượng nhân vật.
II/ Mở bài:
Ngô tử Văn được Nguyễn Dữ miêu tả vào một thời điểm có ý nghĩanỗi bật nhất để bộc lộ đầy đủ tính cách đó là hành động châm lửa đốt ngôi đền thiêng.
Tính cách Ngô tử Văn thể hiện qua lời kể của tác giả chàng vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu đựng được, vùng bắc người ta khen 1 người.
Tính cách thể hiện qua hành động, cử chỉ: Tức giận, tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Hành động “tắm gội chay sạch” trước khi đốt đền và “vung tay không cần gì cả” sau khi đốt đền –> Tử Văn đã quyết đấu, quyết sống với kẻ gian tà.
Lúc đầu tuyên chiến với 1 kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động “Vẵn cứ ngồi ngất ngưỡng tự nhiên” trước lời đe doạ của tướng giặc –> không phải hành động bất cần của kẻ liều lĩnh mà hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa, câu hỏi “ hắn có thực là hung hãn có thể gieo vạ cho tôi hay không” không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn “biết địch, biết ta” để giành thắng lợi.
Khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin mình chính nghĩa và chàng có thêm sức mạnh, chàng khẳng định “Ngô Soạn này là kẻ sỹ ngay thẳng ở trần gian”, dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “ rất cương chính, không chùn nhụt chút nào”. Giữa chốn công đường nơi âm phủ Tử Văn vẫn bộc trực, khẳng khái, chiến đấu đến cùng vì lẽ phải từng bước đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đánh gục hoàn toàn viên tướng giặc.
 =>Ngô Tử Văn là hình tượng tiêu biểu của kẻ sỹ cương trực, khẳng khái kiên quyết chống gian tà.
III/ Kết luận:
Với “Chuyện chức phán sự đền tản viên” Nguyễn Dữ đã lấy nói nay, lấy cái “kỳ” nói cái thực”.
Ngô Tử Văn khẳng khái, cương trực chống lại gian tà là cách sống đáng để chúng ta học tập noi theo.
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Trích Chinh Phụ Ngâm khúc)
	Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn
	Bản cữ Nôm: Đoàn TThị Điểm
Đề: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”(Trích “Chinh phụ ngâm”- Đặng Trần Côn)
Dàn bài:
MB: 
Giới thiệu sơ lược về tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm
Hoàn cảnh ra đời của khúc ngâm và vị trí đoạn trích.
TB
1. Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến xa (16 câu đầu)
a. 8 câu đầu (1 – 8)
- Tả tâm trạng qua hành động: người chinh phụ đi ra đi vào, cuốn tấm rèm lên rồi lại buông xuống nhiều lần: “Dạo hiên vắng...đòi phen.”. Đó là hành động lặp đi lặp lại, không có mục đích rõ ràng, thể hiện tâm trạng nặng nề, tù túng, nóng ruột. 
- Tả tâm trạng qua ngoại cảnh: chim thước là vật báo tin may; đèn là vật tả nỗi cô đơn, thường được dùng trong ca dao và thơ cổ, Vd: “Đèn thương nhớ ai /Mà đèn không tắt?”. Nó thể hiện sự mong ngóng tin tức của người chồng, mong có người chia sẻ nỗi cô đơn. Người chinh phụ "ngồi rèm thưa" mà trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng nhưng chẳng thấy đâu. Cuộc sống nơi "trong rèm" chính là sự bó buộc, trói buộc trong một không gian chật hẹp, tù đọng. Câu thơ chuyển tiếp “Trong rèm dường đã có đèn biết chăng” càng tôn thêm vẻ vắng lặng, đơn côi, một mình chinh phụ đối diện với bóng mình, đối diện với người bạn vô tri vô giác: “Đèn có biết dường bằng chẳng biết” và đi đến kết cuc:“ Hoa đèn kia với bóng người khá thương”...Câu hỏi tu từ ấy chính là mong muốn tha thiết của người chinh phụ là có kẻ hiểu thấu tâm can mình.
- Trực tiếp thể hiện tâm trạng: người chinh phụ hỏi đèn nhưng rồi tự trả lời bằng 2 lần phủ định triệt để. Đèn không thể biết được tâm trạng nàng, dù có biết cũng không hiểu thấu được. Nó khẳng định một sự thực: nàng hoàn toàn cô đơn, không ai chia sẻ. Dường như không kìm nén được, nàng đã bộc lộ bằng những câu than vãn đau đớn. Từ “bi thiết” là một tính từ nhấn mạnh nỗi buồn đau xen trộn của nàng. Đó là tâm trạng buồn rầu tới chẳng thiết nói năng: “Buồn rầu nói chẳng nên lời”. Câu thơ đã nêu lên quy luật tất yếu của nỗi buồn: khi buồn tới độ cao trào, con người trở nên câm lặng trước mọi vật. 
b. 8 câu tiếp (9 – 16)
Nếu như những câu trên là lời độc thoại nội tâm thì tới câu 8, ống kính lại đưa ra xa để bao quát căn phòng. Trong lòng người thì bão tố mà cảnh vật thì tĩnh mịnh đơn côi tới buồn bã
- Thời điểm là đêm tối về sáng, chứng tỏ người chinh phụ đã thức cả đêm dài. Nàng như đang đếm thời gian nhưng càng chờ càng thấy dài: “Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”. Tác giả đã dùng biện pháp so sánh kết hợp với từ láy để nhấn mạnh cảm thức về thời gian ở người chinh phụ. Tác giả so sánh với hình ảnh cụ thể để miêu tả độ dài, độ sâu vô tận của thời gian và nỗi sầu. Từ láy “đằng đẵng” mô tả độ nhích chậm chạp của thời gian. Từ láy “dằng dặc” đối với từ láy “đằng đẵng” ở trên cho ta thấy thêm một khía cạnh của tâm trạng, dường như không chỉ buồn chán mà còn tù túng, bế tắc. Câu thơ đã diễn tả đúng một quy luật của nỗi nhớ: càng nhớ thời gian càng như dài ra.
- Hành động: đốt hương, soi gương, gẩy đàn. Đó là những thú vui tao nhã nhưng nó không giúp nàng xua đi nỗi buồn “Hương gượng đốt...phím loan ngại chùng”. Động từ “gượng” xuất hiện 3 lần nhấn mạnh sự miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường của nàng. Tâm trạng của nàng không chỉ chán chường mà còn mang nỗi sợ: sợ chia lìa đôi lứa. Hai từ “kinh”, “sợ” xuất hiện trong một dòng thơ như một cơn sóng dữ ào lên rồi lênh láng trong lòng người chinh phụ.
2. Niềm khao khát hạnh phúc (8 câu cuối 17 – 28)
- Lúc tâm trạng chán chường, người chinh phụ bắt gặp ngọn gió đông, trong nàng loé lên một nguồn hi vọng. Nàng van nài cả gió đông để gửi thương nhớ tới nơi chồng “Lòng này gửi gió đông...non Yên”. Câu hỏi ở đầu cùng việc sử dụng nhiều từ trang trọng: “có tiện”, “nghìn vàng”, “xin” thể hiện sự nhún mình, sự năn nỉ ngọn gió. Nhưng đó là mong ước phi thực tế, hi vọng loé lên rồi vụt tắt ngay. Chỉ có nỗi nhớ là hiện thực “Non Yên...đường lên bằng trời.”. Nỗi nhớ được cụ thể hoá bằng hình ảnh độc đáo: “đường lên bằng trời”. Tác giả còn dùng từ láy “thăm thẳm” chỉ độ sâu để miêu tả nỗi nhớ. Nó cho thấy nỗi nhớ sâu sắc, kéo dài đến mức đã lặn vào tâm hồn người chinh phụ. 4 câu thơ là sự hi vọng nhưng thất vọng nhanh chóng, người chinh phụ cố tìm cách liên lạc với người chinh phu song bất lực và cuối cùng đọng lại chỉ là nỗi nhớ nhung, đau xót.
- Hình ảnh gợi ra không gian mênh mông, vô tận của chiến địa. “Non Yên” chính là hình ảnh tượng trưng cho nơi chiến trận, nó chẳng rõ là đâu, lại xa xôi, bất trắc. Đó còn là không gian buồn bã, lạnh lẽo bao trùm “Cảnh buồn người thiết tha lòng...Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.” Cái lạnh như ăn mòn mọi thứ. Qua biện pháp ẩn dụ cùng việc sử dụng các động từ mạnh, ta cảm thấy từ “giọt sương”, “tiếng trùng” đến “mưa phun” cũng như ẩn tàng một sức mạnh ghê gớm. Ở đây, thiên nhiên và con người đã soi chiếu vào nhau, cùng mang chung nỗi sầu. Đúng như Nguyễn Du đã nói: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Từ “thiết tha” được đảo lên trước từ “lòng” để nhấn mạnh tâm trạng người chinh phụ. Giờ đây, nỗi buồn đã chuyển thành nỗi đau trong lòng người chinh phụ.
- Lối thơ vắt dòng: “Ngoài rèm thước chẳng mách tin...Đèn có biết dường bằng chẳng biết.”; “Nghìn vàng xin gửi tới non Yên...Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu.”; . Hình thức này làm những câu thơ có sự liên kết với nhau đồng thời góp phần diễn tả nỗi buồn triền miên, kéo dài lê thê không dứt.
-> Đoạn trích chỉ 28 câu nhưng diễn tả đầy đủ những cung bậc tâm trạng của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến xa: tù túng, cô đơn, buồn rầu, chán chường, khát khao, mong chờ, thất vọng,.
-> Giá trị nhân đạo: đồng cảm với khao khát hạnh phúc lứa đôi, gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa. 
KB:
 Với nghệ thuật miêu tả tâm trạng đặc sắc, đoạn trich diễn tả thành công tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa
Truyện Kiều (tiếp theo) 
 Nguyễn Du
Phần hai: Các đoạn trích
TRAO DUYÊN
Kiều nhờ em thay mình trả nợ duyên cho chàng Kim
- Thuý Kiều đã mở đầu câu chuyện mà đáng lí ra chẳng ai nói đến bao giờ :
Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
+ Trong nhóm các từ biểu đạt sự nhờ vả, Nguyễn Du đã chọn được hai từ đắt nhất và cũng hợp với hoàn cảnh nhất : cậy và chịu. Cậy không chỉ là nhờ. Cậy còn là trông đợi và tin tưởng. Cũng vậy, chịu không chỉ là nhận lời, chịu còn là nài ép. Chuyện chưa nói ra nhưng Kiều biết người nhận không dễ dàng chịu nhận nên nàng đã chủ động đưa Vân vào thế khó xử, tiến thoái lưỡng nan. Lời xưng hô nghiêm cẩn và trang trọng của Thuý Kiều lại càng có tác dụng gây áp lực đối với Thuý Vân. 
+ "Chọn" và "đặt vấn đề" một cách nhanh chóng và kĩ càng, Thuý Kiều dường như ngay lập tức tiếp lời như nếu để lâu sẽ không thể nào nói được :
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Vậy là cái điều tưởng như khó nhất, Thuý Kiều đã nói. Thuý Vân hết sức ngỡ ngàng nhưng cũng nhanh chóng hiểu nỗi niềm của chị. 
- Đoạn thơ ngắn gọn, hướng vào những chuyện riêng tư. Tình yêu dở dang, tan vỡ được thông tin ngắn gọn trong một thành ngữ nặng nề, chắc nịch (đứt gánh tương tư). Câu thơ thứ 4 lại hay ở hai chữ tơ thừa. Với Thuý Kiều, tình yêu chưa thể coi là đã đủ mặn mà nhưng với em (Thuý Vân) nó chỉ là sự nối tiếp. Lời Kiều sâu sắc và cũng thật xót xa.
- Những câu thơ tiếp điểm qua những biến cố đời Kiều. Những biến cố ấy, Thuý Vân đều chứng kiến, thấu hiểu và cảm thông "khi gặp gỡ chàng Kim" và cả "khi sóng gió bất kì".
=> Tám câu thơ đầu, ngoài lời trao duyên, Thuý Kiều chủ yếu nói về những bất hạnh của mình. 
- Nhưng để trao duyên, Thuý Kiều còn phải chọn những lời lẽ thuyết phục :
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. 
 Đoạn thơ sử dụng nhiều thành ngữ, lời lẽ ý vị, kín đáo, vẹn tình. Người "nhận" có ba lí do để không thể khước từ. 
+ Trước hết, không cách nhau nhiều về tuổi tác nhưng phải nhắc đến hai chữ ngày xuân với Kiều sao giờ quá nặng nề. 
+ Tình chị em máu mủ mới dễ đồng cảm, để rồi "chấp nhận" cho nhau. 
+ Lí do thứ ba nghe sao như một lời khẩn cầu đầy chua xót :
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
=> Câu thơ khẩn cầu như một lời trăng trối. Và có ai lại đang tâm từ chối ước nguyện của người thân sắp phải thuộc về hoàn cảnh bấp bênh, khôn lường bất trắc ? Người ta nói Nguyễn Du là người sâu sắc nước đời là ở những chỗ như vậy.
2. Kiều trao kỷ vật tình yêu cho em.
- Duyên đã được trao, người "nhận" cũng không có lí do gì để từ chối. Thuý Kiều trao kỉ vật cho em : 
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
- Thuý Kiều mất bao công sức để thuyết phục Thuý Vân nhưng chính lúc Thuý Vân chấp nhận thì cũng là lúc Thuý Kiều bắt đầu chới với để cố níu mình lại với tình yêu. Duyên đã khó trao, tình làm sao trao được ?
- Tìm về với những kỉ vật thiêng liêng (chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền) cũng là để được về với tình yêu của nàng. Những kỉ vật đẹp đẽ đó gắn liền với những ngày đẹp nhất đời Kiều. Nó thiêng liêng khi nó chỉ là của riêng nàng và Kim Trọng. Câu thơ "Duyên này thì giữ vật này của chung" thể hiện tâm trạng của Kiều xiết bao đau đớn. 
3. Tâm trạng đau đớn đến tê dại sau khi trao duyên.
- Cố níu kéo tình yêu bằng kỉ vật (dù chỉ trong tâm tưởng), Thuý Kiều đành ngậm ngùi đau xót nghĩ về tương lai :
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
=> Thuý Kiều như chìm trong tê dại, mê man trong cảm giác xót xa.
- Nhưng ngay trong lúc tưởng chừng như đã hoàn toàn cách biệt âm dương thì lời thề vàng đá của Kiều vẫn không hề thay đổi :
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
- Tìm về tình yêu bằng cảm giác từ cõi tâm linh, Thuý Kiều vẫn không quên nghĩ về sự tủi hổ, bất hạnh của mình :
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
=> Đoạn thơ cuối là cảm giác trở về của Thuý Kiều từ cõi hư không. 
- Thời gian không còn là thời gian tâm trạng, nó là thời gian khách thể. Trở về với hiện thực, Thuý Kiều xót xa chấp nhận sự phũ phàng của định mệnh, chấp nhận "trâm gãy bình tan", "tơ duyên ngắn ngủi", "phận bạc như vôi". Đoạn thơ dùng nhiều thành ngữ để nói tới cái "nhất thành bất biến" không thể thay đổi, chuyển dời. Ý thức về hiện tại, Kiều chỉ còn biết thương mình, oán hờn số phận. 
- Ngay trong lúc tưởng chừng Kiều sẽ buông xuôi, thì:
Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !
=> Câu thơ thực chất là tiếng kêu thảng thốt, là tiếng nấc nghẹn ngào của người con gái đã hoàn toàn tuyệt vọng.
* Thuý Kiều sau đó xa cách Kim Trọng mười lăm năm nhưng trong mười lăm năm ấy không lúc nào nàng nguôi nhớ đến mối tình đầu. Song có lẽ không cần phải đợi đến mười lăm năm. Ngay trong ngày phải đau đớn "trao duyên", người đọc có thể thấy tình yêu trong lòng người con gái ấy không gì có thể chia cắt nổi.
* Ở TRAO DUYÊN, CẦN PHẢI GHI NHẬN MỘT THÀNH CÔNG CỦA NGUYỄN DU, ĐÓ LÀ BÚT LỰC SẮC SẢO TUYỆT VỜI TRONG NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NỘI TÂM NHÂN VẬT.
Truyện Kiều (tiếp theo) 
 Nguyễn Du
Phần hai: Các đoạn trích
CHÍ KHÍ ANH HÙNG 
1. Hình ảnh Từ Hải.
“ Nửa năm. . . 
. . . thẳng rong”
-Số từ, ước lệàxử sự khác thường, dứt khoát, có chí lớn (ngợi ca, khâm phục) => Từ Hải là người anh hùng.
2. Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều
a. Câu nói của kiều
“Nàng rằng: . . .
 . . . xin đi”
chia sẽ, tiếp sức cùng với chồng
b. Câu nói của Từ Hải
“Từ rằng . . .
 . . . vộigì”
Mục đích ra đi là làm rõ mặt bốn phươngàlý tưởng cao cả
3. Từ Hải dứt áo ra đi.
 “ Quyết lời dứt áo ra đi ...”
 . . . dặm khơi”
-An dụ, tượng trưng àthái dộ cử chỉ dứt khoát à- Ra đi đầy tự tin và bản lĩnh 
- Trong đoạn trích, Từ Hải được mô tả như thế nào ? Từ ngữ thể hiện ?
 Từ Hải nghe tiếng gọi của bốn phương đã động lòng đấng trương phu -> người có chí lớn và có phẩm chất xuất chúng.
 Người anh hùng là người có chí lớn ngưới phi phàm đồng thời là con người vũ trụ chứ không phải người bình thường.
Hoạt dộng 3
Khi đả động lòng bốn phương, Từ Hải ra đi với tâm trạng như thế nào ?
- Đây là cảnh tiển biệt của Kiểu với 1 trương phu chí lớn -> chí khí, lòng quyết tâm của Từ Hải không gì lay chuyển.
 + Tâm phúc tương tr ->hiểu nhau sau sắc.
 + Nữ nhi thương tình -> chuyện sao này.
=> Qua lời của Từ ta thấy hiện lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của 1 trang anh hùng hảo hán.
Ngoài ra, Từ Hải ra đi còn mục đích nào?
Thái độ khi Từ ra đi
1. Khái quát
- Nhìn chung về nghệ thuật miêu tả tâm trạng:
+ Thơ tự sự kể lại các sự vật, sự kiện khách quan, Vd: “Lục Vân Tiên”, bài ca dao “Mười cái trứng”. Trái lại, thơ trữ tình chủ yếu miêu tả diễn biến nội tâm của con người. “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm thơ trữ tình. Dù có kể sự vật, sự việc gì thì tác phẩm cũng để nói lên tâm trạng con người. Vd:
“ Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại châu chan.”
Hai câu thơ không chỉ tả việc đốt hương, soi gương mà muốn bộc lộ nội tâm của người chinh phụ. Từ “gượng” điệp lại hai lần diễn tả sự miễn cưỡng, chán chường. Bởi vì trí óc nàng đang còn “mê mải” đâu đó, tâm hồn nàng đang buồn đau đến mức “lệ châu chan”.
+ Nội tâm con người là điều vô hình, người khác không thể nghe hay nhìn thấy được. Nhiệm vụ của nhà văn là tả sao cho cái vô hình đó hiện hữu, có thể cảm nhận được. Đó là nghệ thuật miêu tả tâm trạng và “Chinh phụ ngâm” đã rất thành công trong nghệ thuật này
-V

Tài liệu đính kèm:

  • docchinh phu.doc