Ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử lớp 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930

docx 54 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1724Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử lớp 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử lớp 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 1930
Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề:
VẤN ĐỀ 1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
A. Kiến thức cơ bản cần nắm
- Học sinh nhận thức được hoàn cảnh thế giới tác động trực tiếp đối với cách mạng Việt Nam.
- Nội dung chính của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam trước tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
B. Nội dung
1.Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
* Nguyên nhân:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận đã họp để phân chia thế giới. Một trật tự thế giới mới đã hình thành.
- CTTG I làm cho nền kinh tế Pháp bị tổn thất nặng nề:
+ Hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ Frăng.
+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga xô viết ra đời, Pháp mất thị trường cho vay lãi lớn là Nga.
- Trong những năm 1897 – 1913, Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Qua đó, chúng đã xác lập được một số cơ sở hạ tầng của nền kinh tế như giao thông vận tải, điện nước 
- Mặt khác, sau chiến tranh, tình hình Việt Nam tương đối ổn định, những cuộc khởi nghĩa bị dập tắt chưa có điều kiện để bùng nổ trở lại.
 à Vì vậy, để hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế, nhà cầm quyền Pháp vừa thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa, trước hết là các nước Đông dương và Châu Phi. 
*Nội dung khai thác: 
- Cuộc khai thác thuộc địa lần hai do toàn quyền Anbe Xa rô đề ra được thực hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1929).
- So với cuộc khai thác thuộc địa lần I thì ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (từ 1924-1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ phrăng:
* Trong nông nghiệp: 
+ Đây là ngành Pháp bỏ vốn đầu tư nhiều nhất, năm 1927 số vốn đầu tư vào nông nghiệp là 400 triệu frăng.
+ Diện tích các đồn điền trồng lúa, trồng cao su, cà phê được mở rộng. Nhiều công ti trồng cao su được ra đời như : Công ti Đất đỏ, công ti Trồng cây nhiệt đới...
* Trong công nghiệp: 
+ Pháp chú trọng đầu tư vào khai thác mỏ, trước hết là mỏ than. Nhiều công ti khai thác mỏ than được thành lập như: Công ti than Hạ Long - Đồng Đăng, công ti than Đông Triều Ngoài ra, các cơ sở khai thác mỏ thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, tăng nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác.
+ Một số cơ sở chế biến quặng, kẽm, các nhà máy sợi tơ, nhà máy rượu, diêm, đường, xay xát được nâng cấp và mở rộng quy mô: Nhà máy rượu Hà Nội, nhà máy xay sát gạo Chợ Lớn
 * Trong thương nghiệp: 
+ Trước hết là ngoại thương có bước phát triển mới, có sự tăng tiến hơn trước những năm 1929-1930 hàng hoá Pháp nhập vào Việt Nam chiếm 63 % tổng số hàng nhập.
 + Quan hệ giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
- Giao thông vận tải được phát triển: 
+ Được đầu tư nhằm phục vụ công cuộc khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, lưư thông hàng hoá trong và ngoài nước và đàn áp các phong trào đấu tranh.
+ Pháp xây dựng thêm nhiều Km đường sắt, nhiều tuyến đường sắt Đông Dương được nối liền thêm đoạn như Đồng Đăng – Na Sầm (19229), Vinh- Đông Hà
+ Hệ thống giao thông đường thuỷ, bộ, hải cảng tiếp tục được mở rộng, xây dựng thêm nhiều cảng mới như Hòn Gai, Bến Thuỷ.. .. 
- Các đô thị được mở rộng và dân cư đông hơn.
-Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.
+ Ngoài việc đẩy mạnh khai thác thực dân Pháp còn thi hành các biện Pháp tăng thuế nên ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.
* Chuyển biến về kinh tế (Kết luận chung):
- Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới, làm cho nền kinh tế TBCN tiếp tục được mở rộng và bao trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam
- Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
- Cơ cấu kinh tế Việt Nam có chuyển biến ít nhiều, song chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
- Kinh tế ĐD ngày càng bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
2.Chuyển biến về giai cấp xã hội.
* Giai cấp địa chủ phong kiến: (chiếm sấp xỉ 10 % dân số)
- Bị phân hoá thành ba bộ phận là tiểu địa chủ, trung địa chủ, đại địa chủ
 - Đại địa chủ: Nắm trong tay nhiều ruộng đất, là tay sai của thực dân Pháp, câu kết cùng với thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, đàn áp bóc lột nhân dân. Đây là kẻ thù của cách mạng Việt Nam.
- Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ có ý thức dân tộc, tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai. Bộ phận này là lực lượng cách mạng Việt nam.
* Giai cấp nông dân:
- Chiếm hơn 90% dân số.
- Bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bần cùng hoá không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt.
 - Nông dân sẵn sàng đứng lên chống thực dân pháp và tay sai nhưng không thể lãnh đạo tự giải phóng mình được ( vì nông dân không đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến, không có hệ tư tưởng riêng). Nông dân chỉ có thể phát huy khả năng và sức mạnh khi có một lực lượng tiên tiến lãnh đạo và trở thành một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc. Đây cũng chính là cơ sở dẫn tới các phong trào đấu tranh của nông dân trong phong trào giảI phóng dân tộc.
* Giai cấp tiểu tư sản:
- Bao gồm: những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, thợ thủ công, học sinh, sinh viên, công chức, trí thức...sau chiến tranh có sự phát triển nhanh về số lượng.
- Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai.
- Đặc biệt, bộ phận trí thức, học sinh sinh viên là tầng lớp thường nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết cách tân đất nước nên hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
à Đây là một lực lượng quan trọng của cách mạng 
* Giai cấp tư sản:
- Ra đời sau CTTG I , phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa cho tư bản Pháp. Khi kiếm được số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản.
- Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp.
- Dần dần, giai cấp tư sản bị phân hoá thành hai bộ phận là: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
+ Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc, nên câu kết chặt chẽ với đế quốc. Bộ phận này là kẻ thù của cách mạng Việt Nam.
+Tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
* Giai cấp công nhân:
- ra đời ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Sau CTTG I phát triển nhanh chóng về số lượng ( trước CTTG I là 22 vạn đến 1929 có 22 vạn).
 - Giai cấp công nhân VN vừa có đặc điểm chung của công nhân thế giới vừa có đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam. Cụ thể:
+ Giai cấp công nhân bị giới tư sản, nhất là bọn đế quốc, thực dân áp bức, bóc lột nặng nề.
+ Giai cấp công nhân có quan hệ gắn bó máu thịt với giai cấp nông dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.
+ Sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu vô sản thế giới nên nhanh chóng vươn lên trở thành một động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
 Như vậy, với ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có chuyển biến quan trọng: Các giai cấp cũ vẫn còn tồn tại nhưng bị phân hoá như địa chủ phong kiến, nông dân, giai cấp mới hình thành như tư sản, tiểu tư sản. Giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng. 
 Các giai cấp có địa vị kinh tế, xã hội khác nhau, song đều có điểm chung là lòng yêu nước và sự phản kháng dân tộc trước sự xâm lược và thống trị của đế quốc. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân pháp và phản động tay sai.
* Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:
- Với đặc trưng xã hội Việt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản là:
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai (mâu thuẫn dân tộc)
+ Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với địa chủ phong kiến (mâu thuẫn giai cấp) à Trong đó mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn dân tộc, nó ngày càng mở rộng và gay gắt hơn.
- các mâu thuẫn trên vừa là nguồn gốc vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp, chống phong kiến ở nước ta.
- Để giải quyết được các mâu thuẫn cơ bản trên, cách mạng Việt Nam phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: 
+ Đánh đuổi đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc (nhiệm vụ dân tộc)
+ Đánh đổ giai cấp phong kiến giành ruộng đất cho nhân dân (nhiệm vụ dân chủ).
àSong trước hết phải đánh đuổi được chủ nghĩa đế quốc và tay sai phản động giành độc lập tự do. 
VẤN ĐỀ 2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC THEO KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925.
A. Kiến thức cơ bản cần nắm
- Học sinh nắm được những phong trào đấu tranh tiêu biểu của tư sản và tiểu tư sản từ năm 1919-1925.
- Đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế của phong trào đấu tranh của Tư sản và tiểu tư san
B. Nội dung
I. Điều kiện bùng nổ phong trào đấu tranh ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
1. Khách quan: 
 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình thế giới có những chuyển biến mới, tác động sâu sắc đến Việt Nam.
- Các nước đế quốc thắng trận đã họp hội nghị tại Véc xai để phân chia lại thế giới, thiết lập trật tự hoà bình, an ninh mới.
- Năm 1917, cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi cùng với sự suy yếu của các nước đế quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ các dân tộc trên thế giới đứng lên đấu tranh tự giải phóng, gắn kết phong trào giải phóng dân tộc các nước phương Đông với phong trào công nhân phương Tây trong đó có Việt Nam, nó mở ra thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.
- ĐCS ở các nước TBCN, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa lần lượt ra đời: ĐCS Đức (1919), ĐCS Anh (1920), ĐCS Mĩ (1921), đặc biệt là sự ra đời ĐCS Pháp (1920) và ĐCS TQ (1921) đã tạo điều kiện cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam, tạo điều kiện cho những người yêu nước ở Việt Nam có thể đứng chân, gây dựng và chỉ đạo phong trào cách mạng.
- Tháng 3/1919, quốc tế cộng sản được thành lập, đảm nhận sứ mệnh tập hợp, lãnh đạo phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới đã tạo ra những thuận lợi lớn cho cách mạng thuộc địa và trong đó có cách mạng Việt Nam.
- Tháng 12/1920, tại đại hội tua một bộ phận tích cực nhất của Đảng xã hội Pháp đã bỏ phiếu tán thành ra nhập quốc tế cộng sản và tách ra để thành lập ĐCS Pháp. Tạo điều kiện cho hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin về nước.
 Những chuyển biến mới của tình hình thế giới có ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
2. Chủ quan:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam đã tạo ra những chuyển biến sâu sắc về xã hội.
- Do chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp đã làm xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
à Những điều kiện trên đã làm bùng nổ mạnh mẽ phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam với sự tham gia của đông đảo các giai cấp trong xã hội Việt Nam.
II.Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống trên đất Pháp.
1.Hoạt động của Phan Bội Châu.
- Phan Bội Châu là một chí sĩ yêu nước thương nòi, đã nhiều năm bôn ba hoạt động ở Nhật Bản, Trung Quốc để tìm cách cứu nước, song đều thất bại.
- Cách mạng tháng mười Nga thành công, nước Nga xô viết ra đời đã có ảnh hưởng tới Phan Bội Châu.
- Từ đó, Phan Bội Châu đã tiếp xúc với đại sứ Nga ở Trung Quốc , đã dich cuốn “điều tra chân tướng La Ngư, viêt truyện Phạm Hồng Thái.
- Tháng 6/1925, PBC bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải (TQ), bị đưa về nước và an trí tại Huế. Từ đó, PBC không thể tiến theo nhịp bước đấu tranh mới của dân tộc.
2. Hoạt động của Phan Châu Trinh và một số người sống trên đất Pháp.
* Hoạt động của Phan Châu Trinh:
- Sau khi ra khỏi nhà tù Côn Đảo, năm 1911 PCT đã sang Pháp và tiếp tục hoạt động.
- Đầu 1922, PCT viết Thất Điều Thư vạch ra 7 tội đáng chém của Khải Định nhân dịp Khải Định sang Pháp dự cuộc triển lãm thuộc địa để rêu rao cái “gọi là công lao khai hoá” của thực dân Pháp.
- Ông tổ chức các buổi diễn thuyết lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam...
- Tháng 6/1925, PCT về nước. Mặc dù sức yếu ông vẫn tiếp tục hoạt động, đã phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền.
* Hoạt động của một số người VN trên đất Pháp.
- Nhiều viật kiều ở Pháp đã tham gia hoạt động như chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước và tập hợp trong các tổ chức yêu nước như Hội Liên Hiệp Thuộc Địa, Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương.
- Một số thanh niên, sinh viên yêu nước xuất thân trong các gia đình địa chủ, tư sản lập ra Đảng Việt Nam độc lập, xuất bản báo Tái sinh.
III. Phong trào đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản (1919 - 1925)
1.Hoạt động của tư sản.
* Nguyên nhân:
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp tư sản Việt Nam vốn nhỏ yếu về kinh tế và thường xuyên bị tư sản nước ngoài cạnh tranh, chèn ép nên mâu thuẫn sâu sắc với tư sản nước ngoài, thực dân pháp và phong kiến tay sai
* Các hoạt động của tư sản:
- Năm 1919, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều ở một số tỉnh và thành phố như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định ... vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam, ‘chấn hưng nội hóa’, ‘bài trừ ngoại hóa’.
- Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt nam đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì.
- Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long... đã lập ra Đảng Lập hiến. Đảng này đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Nhưng khi được thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ lại thỏa hiệp với chúng.
- ở ngoài bắc có nhóm: Nam Phong của Phạm Quỳnh và nhóm Trung bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh
* Nhận xét:
- Các phong trào diễn ra liên tục, rộng khắp, có mục đích rõ ràng.
- Phong trào đấu tranh còn mạng nặng tính thoả hiệp, cải lương khi được Pháp nhượng bộ một ít quyền lợi.
- Đấu tranh chủ yếu vì quyền lợi kinh tế của giai cấp và yêu cầu tối thiểu về quyền tự do dân chủ. Họ chưa đưa ra được mục tiêu giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp nên nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua.
- Ý nghĩa: Mặc dù có những hạn chế nhưng phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước và khả năng chống Pháp ở một mức độ nhất định của giai cấp tư sản Việt Nam, tạo đà cho sự phát triển chung của phong trào yêu nước Việt Nam cuối những năm 20. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản.
2. Hoạt động của tiểu tư sản:
* Nguyên nhân: 
- Bao gồm: những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, thợ thủ công, học sinh, sinh viên, công chức, trí thức... sau chiến tranh có sự phát triển nhanh về số lượng.
- Họ có tinh thần dân tộc, chống thức dân Pháp và tay sai.
- Đặc biệt, bộ phận trí thức, học sinh sinh viên là tầng lớp thường nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết cách tân đất nước nên hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
à Đây là một lực lượng quan trọng của cách mạng 
* Các hoạt động:
- Vào đầu những năm 20, đã có nhiều thanh niên yêu nước sang Quảng Châu – Trung Quốc tìm đường cứu nước, trong đó có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu. 
- Năm 1923 họ đã thành lập tổ chức Tâm tâm xã. Tháng 6/1924, cử Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát tên toàn quyền Đông Dương ở Sa Diện (Quảng Châu). Tuy nhiên, sự kiện không thành, Phạm Hồng Thái đã anh dũng hi sinh. Sự kiện này đã nhóm tiếp ngọn lửa chiếu đấu, khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta, nhất là thanh niên. Sự kiện được ví như “chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân.
- ở trong nước, TTS trí thức VN đã thành lập một số tổ chức chính trị như Việt nam nghĩa đoàn, Hội phục việt, Đảng thanh niên với nhiều hoạt động phong phú sôi nổi như mít tinh, biểu tình, bãi khoá
- Nhiều tờ báo tiến bộ ra đời như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Tiếng dân, Đông Pháp thời báo...
- Lập ra một số nhà xuất bản tiến bộ như: Nam đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư...
- Năm 1925, đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu.
- Năm 1926, tổ chức cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh.
* Nhận xét:
- Phong trào mang tính chất dân chủ công khai, phát triển rộng khắp với nhiều hình thức tổ chức và hoạt động phong phú, đã lôi kéo đuợc nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hơn so với phong trào của tư sản dân tộc. Các phong trào này nhằm mục đích chính trị là chủ yếu.Tuy vậy phong trào vẫn mang tính tự phát.
- Phong trào đấu tranh thể hiện tinh thần yêu nước của giai cấp tiểu tư sản.
- Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản trí thức phát triển mạnh đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta và góp phần chuẩn bị điều kiện cho những phong trào dấu tranh mới sau này. Đây là một trong những nhân tố quan trọng dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
VẤN ĐỀ III. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 1930
A. Kiến thức cơ bản cần nắm
- Học sinh nhận thức được nguyên nhân giai cấp công nhân đấu tranh mạnh mẽ sau CTTG I.
- Hoạt động chính của công nhân từ 1919-1930.
- Vị trí của phong trào công nhân đối với cách mạng Việt Nam.
B. nội dung
I. Phong trào công nhân từ 1919-1925.
1.Hoàn cảnh lịch sử của phong trào công nhân Việt nam vào đầu thế kỷ XX.
* Hoàn cảnh thế giới: 
 Sau CTTG I, tình hình thế giới có những chuyển biến mới, tác động sâu sắc đến cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào công nhân nói riêng. Cụ thể:
- Năm 1917 cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đã mở đầu việc sụp đổ CNTB, làm thức tỉnh các dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam, nó mở ra thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.
- ĐCS ở các nước TBCN, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa lần lượt ra đời: ĐCS Đức (1919), ĐCS Anh (1920), ĐCS Mĩ (1921), ĐCS Inđônêxia ( 1920), đặc biệt là ĐCS TQ (1921) đã tạo điều kiện cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam, tạo điều kiện cho những người yêu nước ở Việt Nam có thể đứng chân, gây dựng và chỉ đạo phong trào cách mạng.
- Tháng 3/1919, quốc tế cộng sản được thành lập, đảm nhận sứ mệnh tập hợp, lãnh đạo phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới đã tạo ra những thuận lợi lớn cho cách mạng thuộc địa và trong đó có cách mạng Việt Nam.
- Tháng 12/1920, tại đại hội tua một bộ phận tích cực nhất của Đảng xã hội Pháp đã bỏ phiếu tán thành ra nhập quốc tế cộng sản và tách ra để thành lập ĐCS Pháp. Tạo điều kiện cho hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước.
* Hoàn cảnh trong nước.
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam có chuyển biến lớn, đặc biệt là sự xuất hiện và phân hoá sâu sắc của giai cấp trong xã hội.
- Sau CTTG I giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và trưởng thành về chất lượng( trước CTTG I là 10 vạn đến 1929 có 22 vạn). Giai cấp công nhân VN vừa có đặc điểm chung của công nhân thế giới vừa có đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam. Cụ thể:
+ Giai cấp công nhân bị thực dân, tư sản bóc lột nặng nề.
+ Giai cấp công nhân có quan hệ gắn bó máu thịt với giai cấp nông dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.
+ Sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu vô sản thế giới nên nhanh chóng vươn lên trở thành một động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
-Đồng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxON_THPT_QG.docx