Ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thùy Dung

doc 29 trang Người đăng dothuong Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thùy Dung
NỘI DUNG:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
1. Khái quát:
- Ngành trồng trọt mặc dù đã giảm về tỉ trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, đây vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nước ta (chiếm 75% giá trị sản xuất nông nghiệp – năm 2005) 
- Hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt đa dạng, có sự chuyển biến theo hướng tích cực:
Cây lương thực, cây ăn quả giảm tỉ trọng; cây rau đậu, cây công nghiệp tăng tỉ trọng 
2. Sản xuất lương thực 
* Vai trò: có vai trò rất quan trọng
- Đảm bảo lương thực cho 1 quy mô dân số lớn 86,2 triệu người 
- Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến, góp phần thúc đẩy quá trình CNH. 
- Là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo
- Việc đảm bảo cho an ninh lương thực còn để thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp 
* Điều kiện phát triển ngành: 
+ Điều kiện tự nhiên: 
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. 
- Tuy nhiên, thiên tai (bão, lú lụt, hạn hán....) và sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực, có năm thiên tai diễn ra trên diện rộng
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: 
- Các điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển sản xuất lương thực của nước ta ngày càng thuận lợi như: dân cư và lao động; hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng; thị trường; đường lối chính sách. 
- Tuy nhiên, những biến động, rủi ro trên thị trường, tác động của giá cả....cũng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất của ngành. 
* Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua: 
 Trong hoạt động sản xuất lương thực của nước ta hiện nay, sản xuất lúa đóng vai trò chủ đạo. 
- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha ( năm 1980) lên 6,04 triệu ha ( năm 1990), 7,5 triệu ha (năm 2002) sau đó giảm nhẹ còn hơn 7,3 triệu ha( năm 2005)
- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp cới điều kiện canh tác của từng địa phương 
- Năng suất lúa tăng mạnh. Hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm)
- Sản lượng lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn năm 1980 lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn
- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3-4 triệu tấn/năm
- Các loại hoa màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa
- Sản xuất lương thực diễn ra trên hầu khắp lãnh thổ của nước ta trong đó tập trung chủ yếu 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực cả nước: Trên cả nước đã hình thành được 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực, trong đó, ĐBCL là vùng lớn nhất, chiếm trên 50% S và SL, BQLT cao nhất cả nước , > 1000kg; ĐBSH là vùng thứ 2, có năng suất lúa cao nhất cả nước.
3. Sản xuất cây thực phẩm (tham khảo)
- Trồng ở khắp nơi, đặc biệt tập trung ven các thành phố lớn (HN. Tp HCM, HP....)
- Diện tích trồng rau của cả nước > 500.000ha, tập trung nhiều nhất ở ĐBSH và ĐBCL
- Diện tích các loại đậu > 200.000 ha; nhiều nhất ở ĐNB và TN 
4. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả: 
a. Cây công nghiệp: 
* Khái quát :
- chủ yếu là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn phát triển một số loại cây cận nhiệt.
- Cơ cấu: chia ra làm hai nhóm cây công nghiệp hằng năm (ngắn ngày) và cây công nghiệp lâu năm
* Vai trò: 
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là một trong những nhành công nghiệp trọng điểm hiện nay của nước ta nhằm đẩy mạnh phát triển quá trình CNH-HĐH
- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm qua 
- Phát triển cây công nghiệp góp phần phá thế độc canh cây lúa, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng tích cực
- Tạo việc làm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân( đồng vào miền núi)
- Phát huy hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên đối với sự phát triển cây công nghiệp 
*. Điều kiện phát triển ngành: 
+ Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên nước ta có nhiều thuận lợi đối với sản xuất cây công nghiệp: khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, có thể phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung, nguồn nước dồi dào phục vụ cho tưới tiêu.... 
- Tuy nhiên, cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ của tự nhiên đối với hoạt động sản xuất của ngành như: thiên tai, thất thường của thời tiết và khí hậu...
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: 
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cho cây công nghiệp; sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, địa phương.... 
- Khó khăn: thị trường thế giới còn nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được yếu cầu của các thị trường khó tính......
* Tình hình sản xuất (Hiện trạng sản xuất)
+ Cây lâu năm: 
 ++ Về phát triển: 
- CCN lâu năm chủ yếu là: cafe, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè. 
- Sự phát triển mạnh sản xuất các cây công nghiệp chủ lực đã đưa VN lên vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu cafe, điều và hồ tiêu. 
 ++ Về phân bố: 
- Cafe: được trồng chủ yếu trên đất bazan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn có ở ĐNB, rải rác ở miền Trung, café chè mới được đưa vào trồng ở Tây bắc.
- Cao su được trồng chủ yếu trên đất bazan và đất xám phù sa cổ ở ĐNB, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh duyên hải miền trung.
- Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất bazan ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMT
- Điều được trồng nhiều nhất ở ĐNB. 
- Dừa được trồng nhiều nhất ở ĐBCL
- Chè được trồng nhiều nhất ở TDMNBB, ngoài ra còn có ở trên các cao nguyên cao của Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng)
+ Cây hàng năm: 
- Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu ở nước ta là; mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá. 
- Mía: các vùng chuyên canh mía được phát triển ở ĐBCL, ĐNB, DHMT
- Lạc được nhiều ở các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở ĐNB, Đăk Lăk.
- Đậu tương được trồng nhiều ở TDMNBB, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đăk Lăk, Đồng Tháp.
- Vùng trồng đay truyền thống là ở ĐBSH. 
- Vùng trồng cói lớn nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa 
b. Cây ăn quả
- Các loại cây ăn quả chủ yếu: cam, xoài, chôm chôm, chuối, nhãn, vải, dứa...
- Trong những năm gần đay có xu hướng phát triển nhanh
- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐBSCL và ĐNB.
- Ở vùng TDMNBB, đáng kể nhất là tỉnh Bắc Giang. 
II. LUYỆN TẬP 
1. KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH LUYỆN TẬP: 
Tiến trình luyện tập, ôn luyện kiến thức, kĩ năng phục vụ cho ôn thi được thực hiện thông qua ba nội dung cơ bản: 
Tiết
Nội dung luyện tập
1,2,3,4
- Khái quát KTCB
- Tập trung giải quyết các dạng câu hỏi lý thuyết. 
5,6
Khai thác ATLAT
7,8 
Bảng số liệu, biểu đồ
9
Kiểm tra đánh giá
(Chú ý: Có sự linh động về việc phân phối tiết dạy tương ứng với các phần)
2. CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ: 
a. CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT: 
Các dạng câu hỏi của chuyên đề được xây dựng dựa trên cơ sở các dạng câu hỏi lý thuyết của phần thi đại học (THPT Quốc Gia), tập trung vào ba dạng cơ bản: trình bày – phân tích; chứng minh; giải thích. Riêng dạng câu hỏi so sánh chủ yếu được dùng cho thi HSG, rất ít khi dùng cho thi THPT Quốc gia (tốt nghiệp, đại học trước đây)
* Dạng câu hỏi: trình bày – phân tích: 
+ Khái quát:
- Đây là dạng câu hỏi dễ, chủ yếu trình bày lại kiến thức cơ bản. 
- Dạng câu hỏi này thường có từ khóa là: “Trình bày”, hoặc “Phân tích” gắn liền cùng với câu hỏi. 
- Dạng câu hỏi này thường tập trung chủ yếu ở các vấn đề về: vai trò, ý nghĩa; điều kiện phát triển ngành; hiện trạng phát triển...(Ngoài ra ở dạng câu hỏi này còn có: trình bày (phân tích) mối quan hệ. Tuy nhiên đây là một dạng hơi khó, thường dùng cho thi HSG nhiều hơn)
- Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần chú ý một số yêu cầu sau:
- Trước hết cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa một cách có hệ thống, lôgic.
- Tiếp theo, căn cứ vào câu hỏi, học sinh cần sắp xếp, chọn lọc các kiến thức cơ bản sao cho phù hợp, giúp bài làm đúng trọng tâm và mạch lạc.
+ Một số câu hỏi cụ thể:
** Dạng câu hỏi trình bày (phân tích) vai trò, ý nghĩa: 
1. Trình bày vai trò của hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta. 
Trả lời: 
Sản xuất lương thực là ngành có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta: 
- Đảm bảo lương thực cho 1 quy mô dân số lớn 86,2 triệu người và tiếp tục gia tăng. 
- Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến, góp phần thúc đẩy quá trình CNH. 
- Là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo
- Việc đảm bảo cho an ninh lương thực còn để thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp 
2. Trình bày vai trò của việc trồng và phát triển cây công nghiệp ở nước ta?
* Khái quát
Việc trồng và phát triển cây công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng: 
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là một trong những nhành công nghiệp trọng điểm hiện nay của nước ta nhằm đẩy mạnh phát triển quá trình CNH-HĐH
- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm qua 
- Phát triển cây công nghiệp góp phần phá thế độc canh cây lúa, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng tích cực
- Tạo việc làm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân( đồng vào miền núi)
- Phát huy hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên đối với sự phát triển cây công nghiệp 
3. Ý nghĩa của việc đảm bảo lương thực đối với phát triển kinh tế của nước ta.
Trả lời: 
Việc đảm bảo lương thực có ý nghĩa rất quan trọng: 
- Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt: tạo điều kiện để ổn định và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản quy mô lớn.
- Cung cấp và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi – điều kiện kiên quyết để có thể phát triển ngành chăn nuôi, đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của ngành trong cơ cấu. 
- Là cơ sở đề phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến. 
- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu, góp phần tích lũy vốn, đẩy mạnh phát triển các ngành nông nghiệp khác.....
- Đảm bảo an ninh lương thực còn đồng nghĩa với việc phát huy hiệu quả của các vùng chuyên canh lương thực, từ đó thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất, đồng thời là quá trình trao đổi nông sản giữa các vùng miền – thuận lợi cho đa dạng hóa nông sản phù hợp với đặc trưng sinh thái giữa các vùng, miền
4. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở nước ta.
Trả lời: 
* Khái quát. 
* Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở nước ta:
- Về kinh tế: 
- Tạo khối lượng sản phẩm lớn, giá trị kinh tế cao, 
- Cung cấp đẩy đủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa sản xuất công nghiệp
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần thu ngoại tệ, tăng tích lũy vốn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Khai thác được thế mạnh của vùng, phá thế độc canh, góp phần thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
- Xã hội: 
- Tạo việc làm, góp phần thúc đẩy phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng miền. 
- Môi trường: 
- Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khí hậu...), khắc phục được tính mùa vụ của khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. 
.................................................
** Dạng câu hỏi trình bày (phân tích) điều kiện phát triển ngành: 
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất lương thực của nước ta.
Trả lời:
 * Khái quát
a. Thuận lợi: 
Việc sản xuất lương thực ở nước ta có rất nhiều thuận lợi.
* Về tự nhiên: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.Cụ thể: 
- Địa hình – đất đai: 
- Dải đồng bằng gần như liên tục, với nhiều đồng bằng có diện tích khá lớn, đặc biệt là hai đồng bằng lớn (SH, SCL) tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực (đặc biệt là lúa gạo) trên quy mô lớn. 
- Đất: . Có diện tích đất phù sa màu mỡ tương đối lớn, phân bố tập trung ở các đồng bằng rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây lúa. 
	. Ngoài ra, khu vực bán bình nguyên và đồi trung du với hệ đất phù sa cổ còn có thể trồng được cây hoa màu. 
	. Khả năng mở rộng diện tích vẫn còn trên cơ sở khai hoang mở rộng diện tích đất..
- Khí hậu: 
- Nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt cao, ẩm lớn là điều kiện thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu nhiệt đới (ngô, khoai, sắn) phát triển mạnh. 
- Sự phân hóa theo mùa của khí hậu là cơ sở để xây dựng lịch thời vụ trong sản xuất lương thực, và sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ phù hợp nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế là cao nhất. 
- Nguồn nước: 
- Dồi dào về cả nước mặt và nước ngầm, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có giá trị rất lớn đối với ngành sản xuất lương thực: đảm bảo vấn đề thủy lợi, bồi đắp phù sa cho các đồng bằng. 
- Các điều kiện tự nhiên khác cũng có những thuận lợi lớn đối với sản xuất lương thực
* Về kinh tế - xã hội: 
- Dân cư – lao động: 
- Mang đến cho ngành một thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn lao động dồi dào, đông đảo. 
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây lương thực, trình độ thâm canh ngày càng cao. 
- Tập quán ăn uống của người dân sử dụng nhiều lương thực cũng là một thuận lợi lớn đối với sự phát triển của ngành. 
- Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật cho ngành ngày càng được tăng cường: 
- CSHT: các vấn đề về thủy lợi, hệ thống đê điều, giao thông vận tải ngầy càng được đầu tư, cải thiện, nâng cấp 
- CSVCKT: bao gồm các trạm giống, các cơ sở chế biến, dịch vụ trong nông nghiệp ngày càng được phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành. 
- Thị trường: Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước không ngừng tăng cao về mặt hàng lương thực. 
- Chính sách của Nhà nước: có nhiều ưu đãi, đối với phát triển lương thực (hình thành và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.) 
b. Khó khăn: 
- Nhiệt cao, ẩm lớn thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, phá hoại mùa màng. 
- Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu gây khó khăn cho vấn đề thủy lợi, bảo quản nông sản sau thu hoạch.
- Thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán), thất thường của thời tiết và khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sản lượng lương thực.
- Hệ thống CSHT còn kém phát triển
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.
- Sức ép của dân số, quá trình CNH, ĐTH đến quỹ đất canh tác
- Năng suất lao động thấp..
2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
Trả lời:
* Khái quát.
1. Thuận lợi: 
a. Tự nhiên: 
- Địa hình – đất đai: 
- Địa hình các cao nguyên mặt bằng rộng, các vùng đồi trung du thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp tập trung. 
- Quỹ đất lớn, cơ cấu đa dạng: đất feralit; phù sa; đất khác...thích hợp với trồng cây công nghiệp và là cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp. 
- Khí hậu: 
- Nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt và ẩm dồi dào thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị kinh tế cao (dc)
- Có sự phân hóa của khí hậu, nên bên cạnh việc trồng cây CN nhiệt đới còn có thể phát triển cây cận nhiệt, ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi, quế...) 
- Nguồn nước: dồi dào, phong phú, thuận lợi cho vấn đề tưới tiêu. 
- Các điều kiện khác: cũng có nhiều thuận lợi lớn (sinh vật đa dạng, phong phú – cơ sở thuận lợi cho vấn đề bảo tồn, lai tạo nguồn giống...)
b. Kinh tế - xã hội: 
- Dân cư và lao động: 
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, lao động có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây công nghiệp. Trình độ lao động ngày càng được nâng cao. 
- Chính sách của Nhà nước: có nhiều quan tâm to lớn, đầu tư phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.... 
- Hệ thống CSHTVCKT ngày càng được đầu tư, tăng cường, củng cố: thủy lợi, phân bón, giống, cơ sở chế biến.. 
- Nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng. 
- Nhân tố khác: việc đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm; nguồn vốn đầu tư ngày càng nhiều; gia nhập vào WTO....
2. Khó khăn: 
- Về tự nhiên..
- Về kinh tế - xã hội: Sự biến động của thị trường, CSHT.. 
3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm của nước ta?
Trả lời:
* Khái quát. 
1. Thuận lợi: 
- Về tự nhiên: 
- Diện tích đất lớn, nhiều loại thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm; khả năng mở rộng diện tích còn rất lớn. 
	. Đất feralit trên đá bazan tập trung chủ yếu ở TN, rải rác ở ĐNB, TB, DHMT - màu mỡ, tầng phong hóa dày, rất thuận lợi cho cây lâu năm. 
	. Đất feralit phát triển trên các loại đá axit thuận lợi cho phát triển cây chè.
	. Ngoài ra, đất feralit phát triển trên các loại đá khác, sau khi đã cải tạo có thể phát triển các cây công nghiệp. 
	. Đất xám phù sa cố thuận lợi cho việc trồng một số cây lâu năm có giá trị kinh tế cao: điều, cao su... 
	. Đất cát ven biển thuận lợi cho phát triển cây dừa. 
- Nguồn nước dồi dào từ các hệ thống sông, hồ có thể đảm bảo nhu cầu nước tưới cho cây công nghiệp
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng à cơ cấu đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới)
- Về kinh tế - xã hội: 
- Nguồn lương thực ngày càng được đảm bảo tạo điều kiện ổn định và mở rộng diện tích cây công nghiệp.
- Lao động: kinh nghiệm, truyền thống; trình độ ngày càng nâng cao.
- CNCB ngày càng được phát triển mạnh (diễn giải)
- Nhu cầu tăng
- Chính sách của Nhà nước. 
.........................................
** Dạng câu hỏi trình bày (phân tích) hiện trạng: 
1. Trình bày khái quát những đặc điểm cơ bản của ngành trồng trọt ở nước ta?
Trả lời:
- Ngành trồng trọt mặc dù đã giảm về tỉ trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, đây vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nước ta (chiếm 75% giá trị sản xuất nông nghiệp – năm 2005; 73,9% năm 2007) 
- Hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt đa dạng, tuy nhiên không đều giữa các phân ngành: 
	- Bao gồm các phân ngành: cây lương thực, cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây khác. 
	- Trong đó: cây lương thực đóng vai trò chủ đạo (59,2% năm 2005)
 - Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển biến theo hướng theo hướng: 
- Cây lương thực, cây ăn quả giảm tỉ trọng (dc)
- Cây rau đậu, cây công nghiệp tăng tỉ trọng (dc)
2. Trình bày tình hình sản xuất lương thực của nước ta trong những năm vừa qua?
Trả lời:
1. Khái quát
2. Trình bày: 
Diện tích gieo trồng lúa đã tăng nhanh từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (năm 1990), 7,5 triệu ha (năm 2002), sau đó giảm nhẹ còn hơn 7,3 triệu ha (năm 2005)
Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương
Năng suất lúa tăng mạnh. Hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm).
Sản lượng lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470 kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 – 4 triệu tấn/năm.
Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa.
Giá trị sản xuất lương thực tăng không ngừng trong quy mô giá trị sản xuất của ngành trồng trọt (dc ATLAT)
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1000kg/năm. 
- Đồng bằng sông Hồng là cùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.
3. Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
Trả lời:
1. Tình hình phát triển: 
Nhìn chung trong những năm gần đây, sản xuất cây công nghiệp có xu hướng phát triển mạnh: 
- Cơ cấu đa dạng: bao gồm cả cây hàng năm và cây lâu năm; chủ đạo là cây nhiệt đới, ngoài ra còn có cây cận nhiệt, ôn đới
- Diện tích: Diện tích gieo trồng tăng liên tục qua các năm

Tài liệu đính kèm:

  • docON_THPT_QG.doc