Ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí lớp 12 - Chuyên đề: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

doc 33 trang Người đăng dothuong Lượt xem 855Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí lớp 12 - Chuyên đề: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí lớp 12 - Chuyên đề: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
TÊN CHUYÊN ĐỀ : VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí và ý nghĩa quan trọng của vị trí không chỉ về tự nhiên mà cả về an ninh và quốc phòng.
 - Trình bày được điều kiện, thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
- Liên hệ được những vấn đề khó khăn hiện nay trong phát triển cây công nghiệp
- Giải thích được ý nghĩa của trồng cây công nghiệp
- Trình bày được vấn đề khai thác chế biến lâm sản ở Tây Nguyên
- Chứng minh được thế mạnh khai thác thủy điện
- So sánh được sự khác nhau về trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ Kinh tế chung, bản đồ địa hình hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí, giới hạn của Tây Nguyên;
- Nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật (trồng và chế biến cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè).
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về tình hình trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn của Tây Nguyên. 
- Xác định và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt
3. Thái độ
- Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có ý thức bảo vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tổ chức, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ; năng lực xử lý số liệu thống kê; năng lực sử dụng tranh ảnh, video,..
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Vị trí của Tây Nguyên
2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
3. Khai thác và chế biến lâm sản
4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi
5. So sánh một số thế mạnh của Tây Nguyên với các vùng khác
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢCHÌNH THÀNH
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Vị trí của Tây Nguyên
- Trình bày được vị trí của Tây Nguyên
- Giải thích được Tây Nguyên có vị trí quan trọng không chỉ về tự nhiên mà cả về an ninh và quốc phòng.
2. Phát triển cây công nghệp lâu năm
- Dựa vào atlat nêu được phân bố một số cây công nghiệp
- Dựa vào Atlat kể tên các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Trình bày được ý nghĩa, điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
- Trình bày được thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Nêu được giải pháp để nâng cao hiệu qủa trong việc sản xuất cây công nghiệp của vùng.
- Giải thích được vì sao cây công nghiệp lâu năm lại được phát triển mạnh ở vùng này.
- Lựa chọn được và nêu khó khăn lớn nhất hiện nay cản trở việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở TN và giải thích vì sao
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để thấy được cơ cấu cây công nghiệp của tây nguyên.
- Giải thích vì sao việc trồng cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt kinh tế - xã hội mà còn môi trường.
3. Khai thác và chế biến lâm sản
-Trình bày được vấn đề khai thác và chế biến lâm sản ở Tây nguyên
- Giải thích được tại sao Tây Nguyên cần khai thác và bảo vệ vốn rừng, nêu các biện pháp bảo vệ rừng.
4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi
- Chứng minh được thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên.
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ, bản đồ để thấy được
- Liên hệ được Tại sao Tây Nguyên có thể hình thành các bậc thang thủy điện? Nêu ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc hình thành các bậc thang thủy điện ở Tây Nguyên.
5. So sánh một số thế mạnh của Tây Nguyên với các vùng khác
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để thấy được sự giống nhau và khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp của tây nguyên và trung du miền núi bắc bộ.
- so sánh được sự khác nhau công nghiệp của Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giải thích đươc tại sao ở Tây Nguyên bò được được nhiều hơn Trâu còn ở TDMNNBB thì ngược lại,
- Liên hệ được việc khai thác boxit không hợp lí ở Tây Nguyên có tác động như thế nào đến tài nguyên, môi trường.
- Phân tích được mối quan hệ về kinh tế giữa Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tổ chức, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ; năng lực xử lý số liệu thống kê; năng lực sử dụng tranh ảnh, video,..
2. Câu hỏi và bài tập
2.1. Nhận biết ( Trình bày, nêu, biết)
Câu 1
Dựa vào Atlat và kiến thức đã học em hãy: Xác định vị trí và kể tên các tỉnh của Tây Nguyên
Hướng dẫn trả lời:
- Bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
- Tiếp giáp: DHNTB, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. 
Vùng duy nhất không giáp biển.
 Dân cư thưa thớt, địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người 
 Có vị trí đặc biệt về xây dựng quốc phòng và kinh tế 
Câu 2.  Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
 Kể tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
Hướng dẫn trả lời
 Tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp.
– Cà phê: Đắk lắk, Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai
– Cao su: Đăk Lăk, Đăc Nông, Gia Lai, Kon Tum
– Hồ tiêu: Đắk Lắk, Gia Lai
– Chè: Lâm Đồng, Gia Lai
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy kể tên các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên
Hướng dẫn trả lời:
Các cao nguyên:
Kon Tum ( tỉnh Kon Tum), pleiku (tỉnh Gia Lai), Đăk Lắk ( tỉnh Đăk Lắk), Mơ Nông ( tỉnh Đắk Nông), Lâm Viên, Di Linh ( tỉnh Lâm Đồng)
Câu 4: Trình bày ý nghĩa, điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
Hướng dẫn trả lời:
Ý nghĩa:
- Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở Tây Nguyên.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
- Góp phần lớn cho việc thu ngoại tệ cho vùng và cho cả nước.
- Tạo việc làm cho một số lao động ở địa phương, tạo nguồn thu nhập quan trọng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, hình thành tập quán sản xuất mới, hạn chế nạn du canh du cư.
- Thu hút dân cư và lao động từ các vùng khác trong cả nước góp phần phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước, tham gia vào quá trình phân công sản xuất.
- Phát triển cây công nghiệp lâu năm còn có tác dụng điều hoà khí hậu, nguồn nước ngầm, hạn chế xói mòn đất, tận dụng tài nguyên đất
Điều kiện phát triển:
- Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên
+ Đất trồng và địa hình : 
Đất đỏ badan diện tích khá lớn có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, đất phân bố trên các cao nguyên xếp tầng, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh cây cà phê có quy mô lớn.
+ Khí hậu: 
Mang tính chất cận xích đạo thuận lợi để trồng các cây công nghiệp nhiệt đới phân mùa rõ rệt, mùa mưa cung cấp một lượng nước tưới lớn, mùa khô là điều kiện cho phơi sấy sản phẩm. 
Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn và đa dạng. Tuy nhiên mùa khô kéo dài gây thiếu nuớc nghiêm trọng và mùa mưa gây sói mòn đất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi các cao nguyên cao 400 – 500 m khí hậu khá nóng thì ở các cao nguyên trên 1000 m khí hậu lại mát mẻ. Vì thế ở TN có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới ( cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới ( chè,) khá thuận lợi.
+Nguồn nước:
Khá phong phú nhất là các tài nguyên nước ngầm, đó là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Điều kiện kinh tế xã hội
+ Dân cư – lao động:
Người dân có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp ( cà phê)
+ Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng: 
Hệ thống đường giao thông, cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp đang dần được chú trọng đầu tư, xây dựng mới.
+ Thị trường:
Nhu cầu các sản phẩm cây công nghiệp của thị trường trong nước ngày càng tăng và nhu cầu thị trường ngoài nước được mở rộng là động lực thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp.
+ Chính sách:
Nhà nước có nhiều chính sách thuận lợi để phát triển cây công nghiệp như đầu tư vốn, khuyến khích phát triển cơ sở chế biến, cơ chế chính sách thu mua, bao tiêu sản phẩm.
- Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng và mùa mưa tập trung, đe dọa xói mòn đất.
+ Trình độ lao động xã hội còn thấp đặc biệt thiếu các lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
+ Cơ sở chế biến các sản phẩm nông sản của vùng còn hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
+ Hệ thống giao thông còn hạn chế
+ Thị trường đối với cây công nghiệp còn nhiều biến động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
Câu 5: Trình bày thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Nêu giải pháp để nâng cao hiệu qủa trong việc sản xuất cây công nghiệp của vùng.
Hướng dẫn trả lời:
Tình hình phát triển:
- Cà phê:
+ Là cây quan trọng số 1 của TN. Diện tích khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.
+ Có hai loại cà phê chính : cà phê chè được trồng ở các cao nguyên tương đối cao khí hậu mát mẻ hơn như Gia Lai, Kontum, Lâm Đông. Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.
 - Chè:
+ Được trồng nhiều cao nguyên như lâm Đồng, một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất. 
+ Chè được chế biến tại nhà máy chế biến chè Bảo Lộc (Lâm Đồng ) và chè Biển Hồ ( Gia Lai).
- Cao su : lớn thứ 2 đứng sau Đông Nam Bộ . Được trồng nhiều ở Gia Lai, Đắk Lắk..
- Ngoài ra còn có các cây khác như : hồ tiêu, điều, chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk..
Biện pháp: 
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi để đảm bảo nước tưới cho cây công nghiệp vào mùa khô, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, hoàn thiện, nâng cấp cải tạo và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến.
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp mở rộng diện tích cây công nghiệp, có kế hoạch và cơ sở khoa học đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 6: Trình bày vấn đề khai thác và chế biến lâm sản ở Tây nguyên.
Hướng dần trả lời:
- Tây Nguyên là (kho vàng xanh) của nước ta, rừng TN chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
+ Rừng Tây Nguyên là nguồn cung cấp gỗ quý và nhiều loại lâm sản khác. Đây cũng là môi trường sống của động vật hoang dã trong đó có các loại động vật quý hiếm.
+ Rừng Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước. Nhất là nguồn nước ngầm.
- Lâm nghiệp hiện là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên.
- Tuy nhiên sự suy giảm từ 600 - 700 nghìn m3 vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m3 mỗi năm. Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh chóng lớp phủ rừng và giảm sút chất lượng các loại gỗ quý, đe doạ môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.
- Do vậy vấn đề đặt ra là :
+ Phải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lý đi đôi với khoanh nuôi trồng rừng mới.
+ Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng
+ Chú trọng hơn nữa chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
+ Quản lí tốt việc định canh, định cư.
2.2. Thông hiểu (chứng minh, phân tích, giải thích, tại sao..) 
Câu 1: Giải thích vì sao cây công nghiệp lâu năm lại được phát triển mạnh ở vùng này.
Hướng dần trả lời:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi.
- Đất trồng và địa hình.
+ Chủ yếu là đất ba dan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn (cao nguyên xếp tầng) thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu:
+ Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài. Mùa khô kéo dài lại là điều kiện để phơi xấy bảo quản sản phẩm. Khí hậu nóng ở các cao nguyên 400 - 500m thì ở các cao nguyên 1000m lại mát mẻ thuận lợi cho các cây công nghiệp nhiệt đới như cao su, cà phê và có nguồn gốc cận nhiệt.
- Nguồn nước:
+ Với nguồn nước trên mặt và nước ngầm thuận lợi.
 Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư và lao động:
+ Là vùng nhập cư lớn nhất nước ta người dân có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật:
+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật đang được nâng cấp nhất là hệ thống giao thông thuỷ lợi.
+ Đã hình thành một số cơ sở chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp lâu năm.
- Chính sách phát triển của cả nước:
+ Do thị trường trong nước và quốc tế.
Câu 2: Lựa chọn và nêu khó khăn lớn nhất hiện nay cản trở việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở TN và giải thích vì sao.
Hướng dần trả lời:
 Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề thị trường - giá cả vì:
- Thị trường là động lực cho sự phát triển cây công nghiệp ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và hướng chuyên môn hoá. Vì vậy đòi hỏi phải nâng cao trình độ sản xuất và chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành thấp nhất đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Trong thời gian thị trường tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp có nhiều biến động (nhất là thị trường cà phê) gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên.
Câu 3 : Tại sao ở Tây Nguyên cần khai thác và bảo vệ vốn rừng. Nêu các biện pháp bảo vệ rừng.
Hướng dần trả lời:
- Ở Tây nguyên cần khai thác và bảo vốn rừng vì:
+ Rừng bị tàn phá, làm giảm nhanh độ che phủ của rừng, tác động tiêu cực đến tính đa dạng sinh học, môi trường
+ Việc khai thác rừng chưa hợp lí ( xuất khẩu gỗ tròn, không tận thu gỗ cành, ngọn..)
- Các biện pháp:
- Ngăn chặn nạn phá rừng
- Khai thác hợp lý đi đôi với khoanh nuôi trồng thêm rừng mới.
- Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng.
- Hạn chế khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại chỗ.
Câu 4. Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên.
Hướng dẫn trả lời:
Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn :
- Trước đây đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim (160 MW) trên sông Đa Nhim, thượng nguồn sông Đồng Nai, Đrây Hơ-linh (12 MW) trên sông Xrê Pôk. 
- Từ thập kỉ 90 thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng :
- Công trình thuỷ điện Y-a-ly (720 MW) trên sông Xê Xan, bốn nhà máy thuỷ điện khác dự kiến sẽ được xây dựng là Xê Xan 3, Xê Xan 4 (ở phía hạ lưu của sông Xê Xan), Plây Krông và Thượng Kon Tum (thượng lưu của sông Xê Xan). Khi hoàn thành các nhà máy thuỷ điện này, thì dòng sông Xê Xan sẽ cho tổng công suất khoảng 1500 MW. Công trình thuỷ điện Xê Xan 3 (công suất 260 MW) đã đi vào hoạt động từ giữa năm 2006.
- Trên dòng sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thuỷ điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, trong đó lớn nhất là thuỷ điện Buôn Kuôp (280 MW) khởi công tháng 12 năm 2003 
- Trên hệ thống sông Đồng Nai, các công trình thuỷ điện Đại Ninh (300 MW) Đồng Nai 3 (180 MW) và Đồng Nai 4 (340 MW) đang được xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2010. 
* Ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên :
- Việc xây dựng các công trình thuỷ điện, các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển, trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên. 
- Các hồ thuỷ điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.
2.3. Vận dụng thấp ( Phân tích bảng số liệu, Atlat,)
Câu 1. Cho bảng số liệu sau
Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp ở Tây Nguyên và cả nước năm 2008
(Đơn vị: nghìn ha)
Cây công nghiệp
Cả nước
Tây Nguyên
Cà phê
524,9
475,7
Cao su
618,6
387,8
Hồ tiêu
50,0
16,8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu ở Tây Nguyên so với cả nước năm 2008.
b. Hãy nêu vai trò của Tây Nguyên trong cả nước về phát triển cây cà phê, cao su, hồ tiêu.
Hướng dẫn trả lời:
a. Vẽ biểu đồ
- Tính cơ cấu diện tích cây cà phê, cao su, hồ tiêu của Tây Nguyên so với cả nước 
(đơn vị %)
Cây công nghiệp
Cả nước
Tây Nguyên
Các vùng khác
Cà phê
100
90,6
9,4
Cao su
100
62,7
37,3
Hồ tiêu
100
33,6
66,4
- Vẽ biểu đồ hình tròn có đủ các nội dung và chính xác về tỉ lệ %.
b. Vai trò của Tây Nguyên trong sản xuất cây cà phê, cao su, hồ tiêu
- Tây nguyên có vai trò quan trọng đối với việc phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới, có giá trị kinh tế cao và có nhu cầu lớn trên thị trường trong nước và quốc tế
- Cây cà phê chiếm vị trí quan trọng nhất, chiếm trên 90% diện tích gieo trồng của cả nước.
- Cây cao su chiếm 62,7%, cây hồ tiêu chiếm 33,6% diện tích gieo trồng của cả nước.
Câu 2:
Cho bảng số liệu
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ năm 2005
(Đơn vị : Nghìn ha)
Cây công nghiệp
Cả nước
Trung du và miền núi bắc bộ
Tây Nguyên
Cây công nghiệp lâu năm
1633,6
91,0
634,3
- Cà phê
497,4
3,3
445,4
- Chè
122,5
80,0
27,0
- Cao su
482,7
-
109,4
- Cây công nghiệp khác
531,0
7,7
52,5
a Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước nói chung cũng như Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ năm 2005.
b. Dựa vào kiến thức đã học hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm của hai vùng chuyên canh.
Hướng dẫn trả lời:
a. Xử lí số liệu: Lấy tổng giá trị của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là 100%, các loại cây tính cơ cấu % theo tổng diện tích.
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp, năm 2005 (Đơn vị: %)
Loại cây
Cả nước
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tây Nguyên
Cây công nghiệp lâu năm
100
100
100
Cà phê
30,4
3,6
70,2
Chè
7,5
87,9
4,3
Cao su
29,5
-
17,2
Các cây khác
32,6
8,5
8,3
Tính quy mô
Lấy quy mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là 1 đvbk thì quy mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước lần lượt là:
- Tây Nguyên: = 2,64 (đvbk); - Cả nước: 0
,
91
1633,6
 = 4,3 (đvbk)
 Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005
b. Nhận xét sự giống nhau và khác nhau
* Giống nhau:
 Quy mô 
- Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước (về diện tích và sản lượng)
- Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê, chè... tập trung trên quy mô lớn, thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Về hướng chuyên môn hóa
- Đều tập trung vào cây công nghiệp lâu năm.
- Đạt hiệu quả kinh tế cao.
 Về điều kiện phát triển
- Điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu là những thế mạnh chung.
- Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
- Được sự quan tâm của nhà nước về chính sách, đầu tư
* Khác nhau:
Trung du miền núi
Bắc Bộ
Tây Nguyên
Về vị trí và vai trò của từng vùng
Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước.
Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước.
 Về hướng chuyên môn hóa
+ Quan trọng nhất là chè, sau đó là quế, sơn, hồi
+ Các cây công nghiệp ngắn ngày có thuốc lá, đậu tương
+ Quan trọng nhất là cà phê, sau đó là chè, cao su.
+ Một số cây công nghiệp ngắn ngày: dâu tằm, bông vải
Về điều kiện phát triển
Địa hình
Miền núi bị chia cắt
Cao nguyên xếp tầng, với những mặt bằng tương đối bằng phẳng.
Khí hậu
Khí hậu có một mùa đông lạnh, cộng với độ cao địa hình nên có điều kiện phát triển cây cận nhiệt (chè)
Cận xích đạo với mùa khô sâu sắc
Đất đai
đất fe

Tài liệu đính kèm:

  • docON_THPT_QG.doc