Ôn thi học kỳ I - Môn vật lý 10: Lực hướng tâm

docx 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi học kỳ I - Môn vật lý 10: Lực hướng tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi học kỳ I - Môn vật lý 10: Lực hướng tâm
ÔN THI HỌC KỲ I
LỰC HƯỚNG TÂM
Câu 1: Một xe chuyển động đều qua một cầu vồng lên có bán kính cong 40 m. Tính vận tốc của xe sao cho khi xe qua đỉnh cao nhất của cầu thì áp lực của xe lên mặt cầu bằng không.
Câu 2: Một ô tô khối lượng 1 tấn chuyển động đều qua một cầu vượt ( coi như cung tròn ) với tốc độ 36km/h. Biết bán kính cong của cầu vượt là 100m; g = 10 m/s2. Tính áp lực của ô tô lên đỉnh mặt cầu. 
Câu 3:. Một xe khối lượng 1,2 tấn đi qua cầu vồng, bán kính 50m.
a. Tìm áp lực của xe lên cầu tại đỉnh cầu khi xe chạy với vận tốc 36km/h.
b. Muốn áp lực của xe lên đỉnh cầu bằng0 thì xe phải chạy với vận tốc bao nhiêu?
Câu 4: Một ô tô có khối lượng 1500 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với vận tốc 54 km/h. Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 75 m. Tính áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất , so sánh với trọng lượng của xe và rút ra nhận xét. 
Lấy g = 10 m/s2.
Câu 5: Một máy bay thực hiện một vòng bay trong mặt phẳng thẳng đứng . Bán kính vòng quay là 500m, vận tốc máy bay có độ lớn không đổi là 360 km/h . Khối lượng của phi công là 75 kg . Xác định lực nén của người phi công lên ghế ngồi tại điểm cao nhất và điểm thấp nhất của vòng bay. Lấy g = 10m/s2.
LỰC HẤP DẪN
Câu 1 : Khi một vật ở trên mặt đất thì trọng lực do trái đất hút vật có độ lớn 72 N. Khi vật ở độ cao h = 2R cách mặt đất (R là bán kính trái đất) thì trọng lực do trái đất hút vật có độ lớn bao nhiêu?
Câu 2: Hai quả cầu bằng chì giống nhau, mỗi quả có khối lượng 45kg, bán kính 45cm. Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng có thể đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu?
Câu 3: Hai quả cầu giống nhau, mỗi quả cầu có khối lượng 100kg, bán kính 10cm. Biết G = 6,67.10-11Nm2/kg2. Hãy tính:
a) Tính lực hấp dẫn giữa hai quả cầu khi hai tâm của chúng đặt cách nhau 100cm.
b) Tính lực hấp dẫn tối đa giữa hai quả cầu. 
Câu 4 a. Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn? Công thức, chú thích rõ từng đại lượng, đơn vị?
 b. Hai quả cầu đồng chất có khối lượng lần lượt là và tấn, có bán kính là và . Lực hấp dẫn giữa chúng có giá trị lớn nhất bằng bao nhiêu?
Câu 5: Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật ở mặt đất là 45N, khi ở độ cao h là 5N. Cho bán kính Trái Đất là R. Độ cao h là bao nhiêu?
LỰC ĐÀN HỒI
Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 0,2 m, treo thẳng đứng khi treo vật vào đầu dưới một vật có trọng lượng P = 3 N thì lò xo dài 0,26 m lấy g = 10 m/s2
a) Tính độ giãn của lò xo.
b) Tính độ cứng và khối lượng của vật.
Câu 2: Treo một vật có trọng lượng P = 4N vào một lò xo treo thẳng đứng tại một điểm cố định thì nó dãn ra được 2 cm.
a. Tính độ cứng của lò xo?
b. Tính khối lượng vật treo vào? Lấy g = 10 m/s2. 
c. Biết khi treo vật trên vào thì lò xo dài 18 cm. Tính chiều dài ban đầu của lò xo?
d. Hỏi phải treo thêm vật có khối lượng bao nhiêu để lò xo có chiều dài 20cm?
Câu 3:Một lò xo độ cứng 45 N/m được treo thẳng đứng.
a) Dùng một lực có độ lớn 0,9 N để kéo đầu còn lại của lò xo, hỏi chiều dài lò xo tăng thêm một đoạn bao nhiêu? 
b) Treo vào lò xo một vật, khi vật cân bằng thì thấy chiều dài của lò xo tăng thêm 3cm. Tính khối lượng vật đã treo vào lò xo? Cho g = 10m/s2. 
Câu 4 Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên ℓ0, độ cứng k. Khi bị kéo bởi lực F1 = 2 N thì lò xo có chiều dài 52 cm. Khi bị nén bởi lực F2 = 4 N thì lò xo có chiều dài 46 cm. Tìm chiều dài tự nhiên ℓ0 và độ cứng k của lò xo?
Câu 5: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào một vật có khối lượng m1=200g thì lò xo dài l1 = 25cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng m2 = 300g thì lò xo dài l2 = 32,5cm. Lấy g = 10m/s2. Nếu treo ật có khối lượng m=m2-m1 thì lò xo c ó chiều dài là bao nhiêu?
CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
Câu 1: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 25 m/s và rơi xuống đất sau thời gian 3s. Bỏ qua lực cản không khí.
Tìm độ cao ban đầu và tầm bay xa của bóng.
Tính vận tốc của vật khi vừa chạm đất. Véc tơ vận tốc này hợp với phương ngang một góc bao nhiêu?
Câu 2: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h1 = 20m so với mặt đất và đạt được tầm ném xa là L1= 20m. Lấy g = 10 m/s2.
a/ Tính thời gian chuyển động của vật? Độ lớn vận tốc ban đầu của vật?
b/ Giữ nguyên độ lớn vận tốc ban đầu, khi ném vật ở độ cao mới h2 thì tầm ném xa khi 
 này L2 = 2h2. Tìm độ cao mới h2? 
Câu 3: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 25 m/s và rơi xuống đất sau thời gian 3s. Bỏ qua lực cản không khí.
Tìm độ cao ban đầu và tầm bay xa của bóng.
Nếu ở dưới mặt đất, tại vị tr í ném có một chiếc xe chạy cùng chiều với hướng ném với vận tốc không đổi bằng 90km/h. khi đó quả bóng có chạm vào xe không?
Câu 4: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc đầu 40 m/s, ở độ cao h = 45 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
Xác định thời gian chuyển động, tầm bay xa và độ lớn vận tốc của vật khi chạm đất.
Ở cùng một vị trí ở độ cao h ở trên, hai vật được ném ngang đồng thời với vận tốc đầu ngược chiều nhau và có độ lớn lần lượt là v01 = 40 m/s và v02 = 30 m/s. Tính khoảng cách hai vật sau thời gian t = 2 s kể từ lúc ném. 
Câu 5: Một phi cơ bay ở độ cao 8000m với vận tốc theo phương ngang là 450km/h. Khi bay qua một điểm A trên mặt đất, phi cơ thả một quả bom. Lấy g = 10m/s2. Tính:
Thời gian để bom chạm đất.
Khoảng cách từ chỗ bom nổ đến điểm A.
Khoảng cách từ chỗ phi cơ thả bom đến khi bom nổ.
Câu 6: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc đầu 30 m/s, ở độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
a. Xác định thời gian chuyển động từ lúc ném đến lúc chạm đất và tầm bay xa của vật.
b. Khi vật ở độ cao nào thì vận tốc của nó có độ lớn là m/s ?
Câu 7 Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc đầu , ở độ cao h = 20 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Ở thời điểm t1 = 1,2 s (kể từ lúc bắt đầu ném) thì vận tốc của vật có độ lớn là = 20 m/s.
a. Xác định và thời gian chuyển động của vật từ từ lúc ném đến lúc chạm đất.
b. Nếu ở cách vị trí ném vật theo phương ngang 32 m có một bức tường cao 7,2 m (từ mặt đất). Hỏi phải có giá trị như thế nào thì vật bay qua được bức tường ?
Câu 8: Một vật ném ngang với vận tốc 17m/s từ một đỉnh đồi có góc nghiêng là 600 so với phương nằm ngang. Tính khoảng cách bay xa từ đỉnh đồi đến điểm đầu tiên mà vật chạm xuống sườn đồi. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. 
PH Ư ƠNG PH ÁP Đ ỘNG L ỰC H ỌC
Câu 1: Vật khối lượng m = 1kg được kéo chuyển động ngang bởi một lực F hợp với phương ngang một góc a = 300, độ lớn F = 2N. Biết sau khi bắt đầu chuyển động được 2s, vật đi được quãng đường 1,66m. Cho g = 10m/s2,lấy 3 = 1,73.Tính hệ số ma sát trượt m giữa vật và sàn.
600
m
 Câu 2Một vật khối lượng 2 kg trên mặt phẳng ngang được kéo bởi lực hướng lên, hợp với phương thẳng đứng một góc 600 và có độ lớn 8 N. Ban đầu vật có v0 = 0 và sau 3 s vật đi được 9 m. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là m. Lấy g = 10 m/s2. 
a) Vẽ các lực tác dụng lên vật.
b) Tính hệ số ma sát trượt m.
Câu 3. Một vật có khối lượng m=4kg, bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của lực kéo F nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,3. Biết trong 2s đầu tiên vật đi được quãng được 4m. Hãy:
Vẽ hình và phân tích các lực tác dụng vào vật
Tính gia tốc của vật?
Tính lớn của lực kéo F?
Câu 4: Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng AB xuống chân mặt phẳng nghiêng B. AB hợp với mặt ngang góc a = 300. Biết AB = 16 m, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt nghiêng là m = . Hãy tìm gia tốc của vật khi trượt trên mặt phẳng nghiêng AB và vận tốc của vật khi đến B.
Câu 5 Một vật có khối lượng m = 4kg,ban đầu đứng yên tại A trên mặt phẳng nằm ngang, chịu tác dụng lực F = 12N theo phương ngang, vật trượt nhanh dần đều trên đoạn đường AB dài 12,5m. Biết hệ số ma sát trượt là µ =0,2 và lấy g = 10m/s2.
a/ Tính vận tốc của vật khi đến B?
b/ Khi đi đến Blực F = 0N, vật tiếp tục trượt lên mặt BC nghiêng một góc α = 30o so với mặt phẳng nằm ngang. Tính quãng đường mà vật đi lên được trên mặt phẳng nghiêng trước khi ngừng lại? Bỏ qua ma sát trên mặt phẳng nghiêng.
Câu 7: Một vật có khối lượng 800g bắt đầu trượt nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang dưới tác dụng lực kéo nằm ngang. Sau khi đi được 4m thì vật có tốc độ 2m/s. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt đường là µt = 0,1. Lấy g = 10 m/s2.
Tính gia tốc của vật và độ lớn lực kéo. 
Khi vật đạt vận tốc 6m/s thì ngừng kéo, để vật chỉ đi được 3m nữa rồi dừng hẳn thì ta phải tác dụng thêm vào vật một lực cản nằm ngang có độ lớn bằng bao nhiêu ?
Tính thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt đến khi dừng lại.
Câu 8: Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh dốc dài 165m, nghiêng 300 so với phương ngang, hệ số ma sát giữa vật và dốc là 0,2. Cho g =10m/s2 và cos300 = 0,85.
Tìm gia tốc của vật khi trượt dốc và vận tốc của vật ở chân dốc.
Khi vật trượt hết dốc thì nó tiếp tục đi được 121m trên đoạn đường ngang rồi dừng lại. Tìm hệ số ma sát giữa vật và đoạn đường ngang.
c) Tìm quãng đường vật đi được từ giây thứ 8 đến giây thứ 12 kể từ lúc vật bắt đầu trượt. 
Câu 9: Một vật có khối lượng 5kg bắt đầu chuyển động trên mặt phẳng ngang, dưới tác dụng của lực F = 5N theo phương ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,01. 
Lấy g = 10 m/s2. 
a) Tính gia tốc và vận tốc của vật sau 20s.
b) Sau 20s, lực F mất đi. Hỏi vật đi được quãng đường là bao nhiêu thì dừng lại?
Câu 10
 Một vật có khối lượng là 100 kg được kéo theo phương ngang trên mặt phẳng ngang. Sau khi bắt đầu trượt được 10 giây vật đạt vận tốc 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Lấy g = 10m/s2
a) Tính gia tốc chuyển động của vật.
b) Vẽ hình biểu diễn các lực tác dụng lên vật và tính độ lớn của lực kéo. 
c) Khi vật đạt vận tốc 10 m/s thì ngưng tác dụng lực kéo, vật tiếp tục đi lên một mặt phẳng nghiêng a=300 so với mặt phảng ngang. Tìm quãng đường vật đi thêm được trên mặt phẳng nghiêng trước khi dừng lại lần đầu. Biết hệ số ma sát không đổi.
Câu 11 Một ô tô khối lượng 2 tấn chuyển động trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát là 0,1. Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau 10s vận tốc tăng từ 36km/h đến 72km/h. Lấy g = 10m/s2.
a. Tính gia tốc của ô tô.
b. Tính lực kéo động cơ ô tô.
Câu 12 Một xe ôtô có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều nhờ lực kéo có độ lớn 1400 N. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tìm gia tốc và vận tốc của xe sau 10 s chuyển động.
b) Sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, tài xế tắt máy. Xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại. Tính thời gian từ lúc tắt máy đến lúc dừng?

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_CUONG_ON_TAP_VAT_LY_LOP_10_20152016_TPHCM.docx