Ôn thi học kì I môn hóa 9

docx 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1391Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi học kì I môn hóa 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi học kì I môn hóa 9
Ôn HKI (1)
Trắc nghiệm :
Câu 1: Oxit là:
A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác
B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác
C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác
D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác	
Câu 2: Oxit axit là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối
Câu 3: Oxit Bazơ là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối
Câu 4: Oxit lưỡng tính là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối
Câu 5: Oxit trung tính là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối
Câu 6: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. CO2	B. Na2O	C. SO2	D. P2O5
Câu 7: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. K2O	B. CuO	C. P2O5	D. CaO
Câu 8: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. K2O	B. CuO	C. CO	D. SO2
Câu 9: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:
A. CaO	B. BaO	C. Na2O	D. SO3
Câu 10: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. CO2	B. O2	C. N2	D. H2
II – Tự luận
Câu 1: Viết phương trình phản ứng của các phản ứng sau:
P2O5 	+ 	H2O	→ 
NaOH 	+	H2SO4	→
HCl 	+ 	Mg	→
CO2	+ 	Ca(OH)2	→
CuO	+ 	HNO3	→
H2O	+	K2O	→
Câu 2: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch axit sau: NaCl, KOH, HCl và H2SO4. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ trên.
Câu 3: Bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng sau:
Fe 	+ 	..	→	..	+	H2.
..	+	H2SO4	→	Na2SO4	+	..
..	+ 	HCl	→	AlCl3 	+ 	..
CaCO3	→	..	+ 	..
Câu 4: Cho 10,5 (gam) hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, người ta thu được 2,24 (l) khí (đktc).
Viết phương trình phản ứng.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 5: Cho 1,6 (g) Magie oxit MgO tác dụng vừa đủ với 150 (ml) dung dịch axit clohidric.
Viết phương trình phản ứng.
Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Ôn HKI (2)
Trắc nghiệm 
Câu : Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là:
A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2	B. CaO, CuO, CO, N2O5
C. CaO, Na2O, K2O, BaO	D. SO2, MgO, CuO, Ag2O
Câu : Dãy oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với kiềm là:
A. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3	B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2
C. CaO, FeO, Na2O, Cr2O3	D. CuO, Al2O3, K2O, SnO2
Câu : Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:
A. CO2 và BaO	B. K2O và NO C. Fe2O3 và SO3 D. MgO và CO
Câu : Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66 %. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hoá học của oxit là:
A. P2O3	B. P2O5	C. PO2	D. P3O2
Câu : Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố là sắt và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7:3. Công thức hoá học của oxit sắt là:
A. FeO	B. Fe2O3	C. Fe3O4	D. FeO2
Câu : Khử hoàn toàn 0,58 tấn quặng sắt chứa 90 % là Fe3O4 bằng khí hiđro. Khối lượng sắt thu được là:
A. 0,378 tấn	B. 0,156 tấn	C. 0,126 tấn	D. 0,467 tấn
Câu : Có thể tinh chế CO ra khỏi hỗn hợp (CO + CO2) bằng cách:
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư	B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2 dư
C. Dẫn hỗn hợp qua NH3.	D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2
Câu : Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau:
A. Chỉ dùng quì tím.	B. Chỉ dùng axit
C. Chỉ dùng phenolphtalein	D. Dùng nước 
Câu : Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 20 g CuO và 111,5 g PbO là: 
A. 11,2 lít	B. 16,8 lít	C. 5,6 lít	D. 8,4 lít
Câu : Cho 7,2 g một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là:
A. FeO	B. Fe2O3	C. Fe3O4	D. FeO2
Câu : Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Muối thu được sau phản ứng là:
A. CaCO3 B. Ca(HCO3)2	 C. CaCO3 và Ca(HCO3)2 D. CaCO3 và CaHCO3
Câu : Công thức hoá học của oxit có thành phần % về khối lượng của S là 40 %: 
A. SO2	B. SO3	C. SO	D. S2O4
Câu : Hoà tan 2,4 gam một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 30 gam dung dịch HCl 7,3 %. Công thức của oxit kim loại là:
A. CaO	B. CuO	C. FeO	D. ZnO
Câu : Để tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp BaO và Fe2O3 ta dùng:
A. NướcB.Giấy quì tím	C. Dung dịch HCl	D. Dung dịch NaOH
Câu : Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một ddịch chứa 20 g NaOH. Muối được tạo thành là:
A. Na2CO3	B. NaHCO3C. Hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3	D. Na(HCO3)2
Câu : Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được ddịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là:
A. 4 %	B. 6 %	C. 4,5 %	D. 10 %
Câu: Hoà tan 23,5 gam kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của ddịch A là:
A. 0,25 M	B. 0,5 M	C. 1 M	D. 2 M
II- Tự luận :
Câu 1
Cho biết mỗi chất sau thuộc loại hợp chất vô cơ nào: CaO, HCl, H2SO4, SO2.
Viết công thức hóa học của Mg lần lượt liên kết với các nhóm nguyên tử sau: Cl, OH, SO4, S.
Câu 2: Lập phương trình hóa học sau:
Zn	+	HCl	→
MgO	+ 	H2SO4	→
Al(OH)3 	+	HNO3	→
NaOH	+ 	SO2	→
?	+ 	H2SO4	→	?	+	H2.
?	+	H2SO4	→	CuSO4	+	..
(Viết hai phương trình phản ứng khác tính chất nhau).
Câu 3: 
Nêu hiện tượng giải thích và viết phương trình phản ứng khi: nhỏ từ từ đến dư dung dịch bari clorua BaCl2 vào dung dịch axit sunfuric H2SO4.
Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt 2 dung dịch loãng đều mất nhãn: H2SO4, HCl.
Câu 4: Cho khối lượng mạt sắt dư vào 50 (ml) dung dịch axit clohiric (HCl). Phản ứng xong thu được 8,96 (l) khí (đktc).
Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.
Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng.
Câu 5: Hòa tan 16,1 (g) hỗn hợp bột Fe2O3 và ZnO cần 125 (ml) dung dịch H2SO4 2M. Viết các phương trình phản ứng và tính tổng khối lượng muối trong dung dịch thu được (theo 2 phương pháp).
Ôn HKI (3)
Số 1
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển hóa sau:
	NaOH → Na2SO3 → NaCl → NaOH → NaCl.
Câu 2: (2 điểm)
Có 3 dung dịch không màu chứa trong 3 lọ riêng biệt gồm: H2SO4 loãng, Na2SO4, HCl. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết từ dung dịch?
Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.
Câu 3: (3 điểm) Viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau đây (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Al → Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al → AlCl3.
Câu 4: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 0,56 (g) sắt bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng 19,6%.
Viết phương trình phản ứng xảy ra?
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 19,6% đã dùng?
Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí sinh ra (đktc)?
Số 2
Câu : Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57 % oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là:
A. Ca 	B. Mg 	C. Fe 	D. Cu
Câu : Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp X lần lượt là:
A. 25 % và 75 % 	B. 20 % và 80 % 	
C. 22 % và 78 % 	D. 30 % và 70 %
Câu :  Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là:
A. 19,7 gam 	B. 19,5 gam 	
C. 19,3 gam 	D. 19 gam 
Câu : Khí có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là:
A. N2O 	B. SO2 	
C. SO3 D. CO2
Câu : Hòa tan 12,6 gam natrisunfit vào ddịch axit clohidric dư. Thể tích khí SO2 thu được ở đktc là:
A. 2,24 lít 	B. 3,36 lit 
C. 1,12 lít 	D. 4,48 lít
Câu :  Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua:
A. H2SO4 đặc 	B. NaOH rắn 	
C. CaO 	D. KOH rắn
Câu : Nếu hàm lượng của sắt là 70 % thì đó là chất nào trong số các chất sau:
A. Fe2O3 	B. FeO 	C. Fe3O4 	D. FeS
Câu 66: Khử 16 gam Fe2O3 bằng CO dư, sản phẩm khí thu được cho đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 10 gam 	B. 20 gam C. 30 gam 	D. 40 gam
Câu : Hòa tan hết 11,7 gam hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 3M. Khối lượng muối thu được là:
A. 16,65 gam 	B. 15,56 gam C. 166,5 gam 	D. 155,6gam
Câu : Chất khí nặng gấp 2,2069 lần không khí là:
A. CO2 	B. SO2 	C. SO3 	D. NO
Câu: Trong hơi thở, chất khí làm đục nước vôi trong là:
A. SO2 	B. CO2 	C. NO2 	D. SO3
Câu: Chất có trong không khí góp phần gây nên hiện tượng vôi sống hóa đá là:
A. NO 	B. NO2 	C. CO2 	D. CO
Câu : Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là:
A. Na2O, CO2, NaOH, Ca(OH)2 B. CaO, K2O, KOH, Ca(OH)2
C. HCl, Na2O, Fe2O3, Fe(OH)3 D. Na2O, CuO, SO3, CO2
Câu : Chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ là:
A. MgO 	B. CaO 	C. SO2 	D. K2O
 Câu: Dãy các chất tác dụng đuợc với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. MgO, K2O, CuO, Na2O 	B. CaO, Fe2O3, K2O, BaO
C. CaO, K2O, BaO, Na2O 	D. Li2O, K2O,CuO, Na2O
Câu : Dung dịch được tạo thành từ lưu huỳnh đioxit với nước có:
A. pH = 7 	B. pH > 7 	C. pH< 7 	D. pH = 8
Câu : Cho các oxit: Na2O, CO, CaO, P2O5, SO2. Có bao nhiêu cặp chất tác dụng được với nhau?
A. 2 	B. 3 	C. 4 	D. 5
Câu : Vôi sống có công thức hóa học là:
A. Ca 	B. Ca(OH)2 	C. CaCO3 	D. CaO
Câu : Cặp chất tác dụng với nhau tạo ra muối natrisunfit là:
A. NaOH và CO2 B. Na2O và SO3 C. NaOH và SO3 D. NaOH và SO2
Câu : Oxit có phần trăm khối lượng của nguyên tố kim loại gấp 2,5 lần phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi là:
A. MgO 	B. Fe2O3 	C. CaO 	D. Na2O
Câu: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Cu, Mg 	B. Zn, Fe, Cu 	
C. Zn, Fe, Al 	 D. Fe, Zn, Ag
Câu : Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:
A. Na2O, SO3, CO2 	B. K2O, P2O5, CaO 
C. BaO, SO3, P2O5	D. CaO, BaO, Na2O
Câu : Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là:
A. CO2, SO2, CuO 	B. SO2, Na2O, CaO 	
C. CuO, Na2O, CaO	D. CaO, SO2, CuO
Ôn HKI (4)
Câu 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau:
Khí cacbon đioxit và dung dịch bari hiđroxit.
Sắt (III) oxit và dung dịch axit clohiđric.
Nhiệt phân canxi cacbonat.
Kali cacbonat và dung dịch axit sunfuric.
Câu 2: Có 4 dung dịch không màu chứa trong 4 lọ riêng biệt gồm: H2SO4 loãng, Na2SO4, NaCl, NaOH. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng dung dịch?
Câu 3 :Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho mẫu Na vào cốc đựng nước cất có thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein. 
Câu 4: Viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau đây (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe.
Câu 5: Cho 20 (ml) dung dịch K2SO4 2M vào 30 (ml) dung dịch BaCl2 1M.
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng kết tủa thu được.
Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng (biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)?
Câu 6 Hòa tan 20,8 (g) hỗn hợp X gồm Cu và CuO bằng một lượng vừa đủ 200 (ml) dung dịch axit HCl 1M.
Viết phương trình phản ứng xảy ra? Dung dịch sau phản ứng có màu gì?
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Cu có trong hỗn hợp X.
Cho thanh Fe mỏng nặng 28 (g) vào dung dịch sau phản ứng trên. Tính khối lượng thanh Fe khi phản ứng kết thúc (coi tất cả kim loại đều bám vào thanh Fe).

Tài liệu đính kèm:

  • docxOn_tap_hoa_9_HKI_Tu_luan_Trac_nghiem.docx