Ôn tập lý thuyết lớp 10 hoc kỳ I 2015-2016

docx 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1031Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập lý thuyết lớp 10 hoc kỳ I 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập lý thuyết lớp 10 hoc kỳ I 2015-2016
ÔN TẬP LÝ THUYẾT LỚP 10 HOC KỲ I 2015-2016
Câu 1: Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do?
- Sự rơi tự do: là sự rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực.	
- Đặc điểm của sự rơi tự do:
+ Phương: thẳng đứng	
+ Chiều: từ trên xuống dưới	
+ Tính chất: chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu và gia tốc rơi 	
Câu 2: Tổng hợp lực là gì? Phát biểu quy tắc hình bình hành.
- Tổng hợp lực: là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hết các lực ấy.	
 - Quy tắc hình bình hành: Nếu 2 lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.
Câu 3: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Viết biểu thức định luật, giải thích tên và đơn vị từng đại lượng trong biểu thức.
-Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai chất điểm.	
Công thức: Fhd=Gm1m2r2	
Trong đó: G = 6,67.10-11N.m2/kg2: hằng số hấp dẫn; m1, m2: khối lượng (kg); r : khoảng cách (m); Fhd: lực hấp dẫn(N).	
Câu 4: Nêu các định nghĩa: Lực, giá của lực, khối lượng, quán tính.
Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
Giá của lực là đường thẳng chứa lực (hoặc đường thẳng mang vectơ lực).
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Câu 5: Định luật III Niutơn: phát biểu, công thức ?
Trong mọi trường hợp , khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng ngược lại vật A một 
lực . Hai lực này có cùng giá , cùng độ lớn nhưng ngược chiều .
Công thức : 
Câu 6: Phát biểu và viết biểu thức định luật II Newton? Vì sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
 hay 
a: gia tốc của vật (m/s2) 
F là lực hay tổng hợp lực tác dụng vào vật (N)
 m: khối lượng của vật (kg)
-Vì máy bay có khối lượng lớn nên có quán tính lớn do đó phải chạy quãng đường dài mới cất cánh được.
Câu 7:Phát biểu và nêu ý nghĩa của định luật I Niu-tơn (Newton).
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Ý nghĩa định luật I:
- Lực không phải là nguyên nhân của chuyển động mà là nguyên nhân của sự biến đổi chuyển động.
- Nhờ định luật I phát hiện ra ma sát, quán tính, hệ quy chiếu quán tính.
Câu 8: Lực ma sát trượt là gì và đặc điểm của nó? Lấy 1 ví dụ về tính có lợi, 1 ví dụ về tác hại của lực ma sát trượt.
Lực ma sát trượt:
- Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên bề mặt vật khác.
- Lực ma sát có phương song song mặt tiếp xúc và có xu hướng cản trở chuyển động của vật trên mặt đó.
Đặc điểm độ lớn lực ma sát trượt:
- Không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc và tốc độ của vật.
- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Câu 9: Nêu những đặc điểm của cặp lực và phản lực trong tương tác giữa các vật.
+ luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều ( là hai lực trực đối)
+ không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Câu 10: Lực hướng tâm: định nghĩa; công thức; cho biết ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng trong công thức ?
Lực hướng tâm: là lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm.	
Công thức: Fht = m.aht = 	
Trong đó: 	m là khối lượng của vật (kg)
	r là bán kính quỹ đạo (m)
	w là tốc độ góc của vật (rad/s)
Câu 11: Tại sao mặt đường ô tô, tàu hỏa ở những đoạn cong thường phải làm nghiêng về phía tâm cong ?
Mặt đường ô tô, xe máy ở những đoạn cong thường phải làm nghiêng về phía tâm cong vì khi ô tô, tàu hỏa đi qua những đoạn đường này thì trọng lực P và phản lực N không cân bằng nhau. Hợp lực của P và N đóng vai trò là lực hướng tâm giúp ô tô, tàu hỏa chuyển động được dễ dàng hơn.
Câu 12: Phát biểu định luật Hooke. Viết biểu thức và chú thích các đại lượng.
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
Fđh=k.	Trong đó: Fđh độ lớn của lực đàn hồi(N)
 =l-l0 là độ biến dạng của lò xo
 k là độ cứng hay hệ số đàn hồi của lò xo(N/m)
Câu 13: Sau khi đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế thủy ngân, ta thường thấy bác sĩ vẫy mạnh chiếc ống cho thủy ngân tụt xuống. Giải thích cách làm thủy ngân tụt xuống dựa trên cơ sở vật lý nào? 
Khi vẫy ống. thủy ngân và ống cùng chuyển động. Khi ngưng, ống ngừng lại, thủy ngân theo quan tính tiếp tục chuyển động nên tụt xuống
Câu 14: Thế nào là hai lực cân bằng?
Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
BỘ 20 CÂU HỎI LY THUYẾT THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI
CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH CÓ THỂ VÀO WEBSITE:
DAYKEMCACMON.VN
ĐỂ DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Tài liệu đính kèm:

  • docx20_CAU_HOI_LY_THUYET_ON_THI_HOC_KY_I_LOP_10_NAM_20152016.docx