Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn: địa lí 9

docx 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2655Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn: địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn: địa lí 9
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: ĐỊA LÍ 9
Câu 1: Nêu đặc điểm cơ cấu dân số & tình hình phân bố dân cư nước ta:
Cơ cấu dân số:
Theo tuổi: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Cơ cấu dân số theo tuổi đang có sự thay đổi:
+ 0-14 tuổi: đang giảm
+ 15-59 tuổi: tăng
+ 60 tuổi: tăng
Theo giới tính: đang có sự thay đổi theo thời gian, đang dần cân đối hơn (năm 1999 là 96,9%)
Phân bố dân cư:
Mật độ dân số cao và ngày càng tăng (năm 2003, mật độ dân số nước ta là 246 người/km2, mật độ dân số thế giới là 47 người/km2)
Phân bố dân cư không đồng đều theo lãnh thổ: tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và thành phố, đô thị; thưa thớt ở vùng núi.
Phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn (74% dân số sống ở nông thôn, 26% dân số sống ở thành thị).
Câu 2: Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta:
Thế mạnh:
Nguồn lao động nước ta dồi dào, tăng nhanh và năng động.
Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật
Chất lượng lao động đang được nâng cao 
Hạn chế:
Thể lực yếu, số lao động có trình độ chuyên môn thấp đang còn cao (78,8% không qua đào tạo)
Giải pháp: 
Nâng cao thể lực
Có kế hoạch giáo dục, đào tạo hợp lí, đầu tư mở rộng đào tạo nghề
Câu 3: Nêu sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành và theo thành phần kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu theo ngành: giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ
Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế: chuyển từ khu vực Nhà nước và tập thề sang nền kinh tế nhiều thành phần
Câu 4: Nêu các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Trình bày đặc điểm nguồn tài nguyên đất:
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp:
Tài nguyên đất
Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên nước
Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên đất: 
Vai trò: là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp.
Đặc điểm: có nhiều loại, gồm 2 nhóm chính: 
+ Đất phù sa: diện tích khoảng 3 triệu ha, phân bố củ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Dùng để trồng lúa và hoa màu.
+ Đất feralit: diện tích trên 16 triệu ha, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Dùng để trồng cây công nghiệp quy mô lớn và cây ăn quả nhiệt đới.
Thuận lợi: diện tích đất nông nghiệp nhiều, màu mỡ.
Khó khăn: diện tích đất ngày càng thu hẹp do dân số tăng nhanh. Đất bị sói mòn, rửa trôi, bạc màu. Diện tích đất phèn, đất ngập mặn còn lớn.
Câu 5: Nêu vai trò của các loại rừng và các ngư trường trọng điểm.
 Có 3 loại rừng:
Rừng sản xuất: pân bố ở vùng núi thấp và trung du. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.
Rừng phòng hộ: phân bố ở dầu nguồn các con sông, vùng núi cao ven biển. Dùng để phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường.
Rừng đặc dụng: đó là các vườn quốc gia và các khu dự trữ thiên nhiên, phân bố ở các môi trường tiêu biểu điển hình cho các hệ sinh thái. Bảo vệ môi trường sinh thái và giống loài. 
Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta: ngư trường Cà Mau, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quãng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Câu 6: Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Nêu các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta:
Các ngành công nghiệp trọng điểm là các ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hang xuất khẩu chủ lực.
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
Câu 7: Nêu cơ cấu và vai trò của dịch vụ:
Cơ cấu dịch vụ rất đa dạng gổm 3 nhóm ngành:
+	Dịch vụ tiêu dùng (51%)
+	Dịch vụ sản xuất (26,8%)
+	Dịch vụ công cộng (82,2%)
Kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng
Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống:
+	Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế
+	Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất trong và ngoài nước
+ 	Tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, tạo nguồn thu nhập lớn

Tài liệu đính kèm:

  • docxOn_tap_kiem_tra_1_tiet_Dia_Li_9.docx