Ôn tập học kì II môn Tiếng việt lớp 4

docx 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì II môn Tiếng việt lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập học kì II môn Tiếng việt lớp 4
ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 (ĐỀ 01)
Gia sư : Phạm Thái Đăng – 01644.622.416 – phampro135@gmail.com
Đọc to và rõ đoạn đoạn văn sau : 
Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốt
Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (9-2-1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.
Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:
- Bác Hồ! Bác Hồ!
- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.
Cả đám thiếu nhi dừng chơi, xúm lại quây quanh xe Bác.
Đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các em rồi mở cửa, mời Bác xuống.
Bác tươi cười nhìn các em rồi hỏi:
- Các cháu đang chơi Tết?
- Thưa Bác, vâng ạ!
- Thưa Bác, năm mới, chúng cháu kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!
Các em đua nhau nói những điều từ lâu mong được thưa với Bác, nhưng hồi hộp quá, nói không được nhiều
Bác Hồ rất vui. Nghe các em nói xong, Bác bảo:
- Các cháu làm nghìn việc tốt, có nhớ và làm theo những điều Bác dặn không?
- Thưa Bác có ạ! – Nguyễn Thế Hải đứng nghiêm đọc liên hồi 5 điều Bác Hồ dạy như đọc đồng thanh ở lớp.
Tất cả đều cười.Nhưng ai cũng vui vì Hải đã trả lời đúng.
Khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo bước lên chùa. Đội thiếu nhi danh dự đã dâng hoa tặng Bác, Bác nhận bó hoa từ tay Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng rồi trao cho đồng chí cần vụ.
Bác hỏi Thắng:
- Cháu học có giỏi không? Có được phần thưởng của Bác không?
- Thưa Bác có ạ. Cháu được nhận phần thưởng của Bác hai lần: Một lần một cuốn sổ một lần hai quả cam.
Cháu đã được phần thưởng của Bác, cháu phải giúp đỡ các bạn học thật giỏi, lao động thật giỏi để nhiều người cùng được phần thưởng của Bác, thế mới tốt.
- Thưa Bác vâng ạ!
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi)
Chính tả (nghe – viết) :
Dành cho các cháu
Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ.Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến:
- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.
Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó.Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.
Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc:
- Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu.
Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.
Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển.
Mùa đông trời lạnh, Bác nói:
- Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá.
Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá mầu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi)
Luyện từ và câu :
Đặt 5 câu có sử dụng cụm từ “trường em”.
Đặt 3 câu sử dụng cụm từ “bố em” làm chủ ngữ.
Đặt 3 câu sử dụng cụm từ “đang thư giãn” làm vị ngữ.
Đặt 4 câu với bốn cụm từ sau “gia đình, bạn bè, thầy cô, mái trường”.
Tìm từ đồng nghĩa với từ “dũng cảm”.
Tìm từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”.
Đoán nghĩa câu sau đây :
Để nguyên – loại quả thơm ngon
Thêm hỏi – co lại chỉ còn bé thôi
Thêm nặng – mới thật lạ đời
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi lấm lem
(là những chữ nào?)
Tập làm văn :
Viết một đoạn văn miêu tả con vật mà em yêu thích nhất. Trong đó có sử dụng một câu với cấu câu khiến, và một câu với cấu trúc câu cảm.
ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 (ĐỀ 02)
Đọc to và rõ đoạn đoạn văn sau : 
Để các cháu làm chủ
Cũng chính tại ngôi nhà của Bác ở Phủ Chủ tịch có một sự kiện đáng ghi nhớ, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi. Từ ngày 22/6 đến ngày 11/7/1961, Bác đã dành chỗ đó cho các cháu làm phòng triển lãm “Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy”. Trong 20 ngày, có gần 10 vạn thiếu nhi đến xem triển lãm và vui chơi trong dịp hè. Bác Hồ, Bác Tôn đã đến nói chuyện và dự liên hoan với 2.000 thiếu nhi trong buổi bế mạc ngày 11/7/1961.
Đồng chí phục vụ Bác cảm thấy như vẫn còn sôi động khi vào dịp hè năm 1961 các cháu thiếu nhi tổ chức triển lãm “Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” trong nhà khách Phủ Chủ tịch.
Trung tâm triển lãm chính là phòng khách long trọng của ngôi nhà. Nhiều em lần đầu tiên được đến nơi này thích lắm, chỗ nào cũng sờ, sung sướng lăn cả ra nhà, ra bãi cỏ.
Những tiếng hát, tiếng cười nói vang vang, đúng là ngày hội. Có đồng chí sợ tiếng loa làm ảnh hưởng sang các cơ quan xung quanh nên xin Bác bỏ bớt loa đi, nhưng Bác bảo:
- Triển lãm của các cháu phải để loa mới vui.
Bác còn nhắc phải có nhiều kem, si-rô, nước và bánh kẹo để phục vụ các cháu.
Thỉnh thoảng những khi nghỉ, Bác cũng ra xem các cháu vui chơi.Có hôm Bác đi dạo ở phía dưới, thấy một phòng có kê các ghế băng.Bác hỏi các đồng chí ghế đó để làm gì. Đồng chí phục vụ thưa:
- Thưa Bác để dành cho các cháu bị mệt ạ.
Thấy vậy, Bác bảo:
- Sao dành cho các cháu mà lại không có giường?
Ngày hôm sau, các đồng chí phục vụ triển lãm đã liên hệ với Bộ Y tế, và các ghế băng được xếp lại nhường chỗ cho những chiếc giường xinh xắn.
Bác Hồ là như vậy. Khách của Bác, dù là những người nhỏ bé nhất cũng luôn được tôn trọng và quan tâm chu đáo.
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi)
Chính tả (nghe – viết) :
Đối với các cháu bé
Nhớ lại hồi cách mạng mới thành công, Bác Hồ rất thích thú mỗi khi nghe tiếng trống ếch rộn ràng, nhìn những bước đi cố tỏ ra vẻ oai nghiêm, nhưng vẫn đầy nét trẻ thơ của các em.
Có những lúc từ buồng làm việc trên tầng cao ở Bắc Bộ phủ, Bác phải đứng nhìn qua vai người khác để các cháu không thấy Bác và Bác được tự do ngắm nhìn các cháu. Trong những ngày vui lúc đó, các em thường mặc đồng phục quần xanh, sơ mi trắng, đầu đội mũ calô.Bác đứng nhìn các cháu rất lâu, rất lâu.Người suy nghĩ điều gì?
Buổi tối, khi làm việc, có tiếng hát của cháu bé, Bác ra hiệu dừng lại cùng lắng nghe. Rồi Bác hỏi:
- Chú thử đoán xem, cháu bé này bao nhiêu tuổi?
- Thưa Bác, năm tuổi.
- Theo Bác thì ít hơn.
- Khi hỏi lại các đồng chí bên Đài phát thanh, tôi thấy Bác thường đoán đúng hơn. Có gì khó hiểu đâu, vì Bác đã nghe rất nhiều, nghe rất chăm chú. Và chắc là, vừa nghe Bác vừa tưởng tượng ra cô bé hoặc chú bé tí xíu đó!
Nhưng tôi vẫn chưa hiểu vì sao đang làm việc Bác vẫn để đài? Có lần tôi hỏi có nên tắt đài đi không, Bác nhìn tôi trầm ngâm nói:
- Cứ để đấy chú ạ. Để nghe cho có tiếng người. Chú ở nhà, dù con khóc hoặc vợ nói dỗi, có khi nặng lời, nhưng đều là tình cảm gia đình
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi)
Luyện từ và câu :
Viết các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
Tìm các từ ngữ chỉ hành động có lợi cho sức khỏe.
Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm của cơ thể con người.
Tìm các từ ngữ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của con người.
Tìm các từ ngữ chỉ thời tiết.
Tìm các từ ngữ chỉ tệ nạn xã hội.
Đoán nghĩa câu sau đây :
Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?
Tập làm văn :
Viết một đoạn văn miêu tả cây cối.Trong đó có sử dụng một câu với cấu câu khiến, và 
một câu với cấu trúc câu cảm.
ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 (ĐỀ 03)
Đọc to và rõ đoạn đoạn văn sau : 
Một cuộc gặp gỡ bất ngờ
Một lần vào đầu mùa Xuân 1963, sau khi thăm cơ sở xong, lên đường về Hà Nội, thấy ngọn đồi có cây cối sum suê, Bác cho nghỉ lại. Lúc này giữa trưa vắng vẻ, mấy Bác cháu giở cơm nắm ra vừa ăn vừa ngắm cảnh.
Vừa ăn xong, ngồi nghỉ được một lát thì nghe có tiếng lội bì bõm và tiếng người nói rì rầm. Mấy đồng chí đi theo Bác chạy ra thì thấy hàng chục thiếu nhi trai có, gái có, cháu cầm cào cỏ cháu xách rổ hái rau, đang hướng về chỗ gốc cây to nơi Bác ngồi nghỉ. Đồng chí bảo vệ báo cáo tình hình với Bác, Bác cười:
- Các chú đi mời các cháu lại đây chơi với Bác, nhưng nhớ đừng làm các cháu sợ.
Các cháu sung sướng chạy ùa đến và quây thành vòng tròn quanh Bác, cháu nào cũng hớn hở vui mừng.
Bác trìu mến nhìn khắp lượt và hỏi vui:
- Các cháu làm gì mà đông thế?
Một bé trai dáng lém lỉnh lễ phép đáp:
- Thưa Bác, một bạn thấy Bác xuống xe liền bảo chúng cháu ra xem Bác ạ!
Bác cười rất vui vẻ:
Muốn xem à? Bác ngồi đây,  cháu nào muốn xem thì xem cho kỹ.
Cả Bác, cháu và các chú cùng đi, cười vui vẻ. Bác hỏi tiếp:
- Các cháu đều đi học cả chứ? Ở đây có cháu nào không được đi học không?
- Dạ, chúng cháu đều đi học cả ạ.
Bác cười hiền hậu:
- Thế là tốt. Thế các cháu học có giỏi không?Có ngoan không nào?
Nhiều cháu phấn khởi trả lời Bác.
- Chúng cháu giỏi ạ, có ngoan ạ!
Bác gật đầu hài lòng và bảo các cháu hát.Các cháu đưa mắt nhìn nhau và cùng hát vang bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
Thế là giữa thiên nhiên trời đất bao la, một dàn đồng ca gồm các nghệ sĩ tý hon biểu diễn say sưa dưới bàn tay bắt nhịp của Bác Hồ kính yêu.
Hát xong, Bác trìu mến nhìn các cháu và cất giọng hiền từ:
- Bác cảm ơn các cháu đến thăm Bác, hát cho Bác nghe.
Bác mong các cháu học chăm, học giỏi, vâng lời thầy cô và cha mẹ. Bây giờ Bác phải đi tiếp, Bác cháu ta tạm chia tay nhau ở đây.
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi)
Chính tả (nghe – viết) :
Các em sạch và ngoan thật!
Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình. Các em thiếu nhi xóm Dân Chủ hát vang bài “Giải phóng miền Nam” đón Bác. Bác hỏi:
- Các cháu có ngoan không?
- Thưa Bác có ạ! Các cháu cùng trả lời.
- Các cháu có vâng lời cha mẹ không?
- Thưa Bác có ạ!
- Các cháu ăn ở có sạch sẽ không?
- Thưa Bác có ạ!
- Chìa tay cho Bác xem nào?
Những bàn tay xinh xắn, chìa ra trước mặt cho Bác xem. Bác gật đầu hài lòng lắm vì thấy cuộc sống của các cháu nhỏ ở nông thôn đã thay đổi dần với cuộc sống của dân làng.
Các em sạch và ngoan thật.Bác Hồ lấy kẹo chia cho các cháu rồi lại tiếp tục đi.
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi)
Luyện từ và câu :
Điền d/ r/ gi : 
- ây mơ ễ má.
- út dây động ừng.
- ấy trắng mực đen.
- ương đông kích tây.
- eo gió gặt bão. 
- ãi ó ầm mưa.
- ..ối ít tít mù.
- ốt đặc cán mai.
-anh lam thắng cảnh.
Tìm 3-5 từ có chứa tiếng: gia, da, rả, giả, dã, rã, dán, gián, dang, giang, danh, giành, rành, dành, giao, dò, dương, giương, rương
Đoán nghĩa câu sau đây :
Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?
Tập làm văn :
Viết một lá thư ngắn gửi bạn thân ở xa nói về bài kiểm tra sắp tới. Trong đó có sử dụng một câu với cấu câu khiến, và một câu với cấu trúc câu cảm.
*Đáp án: - Gia: gia đình, gia hạn, gia súc, gia tộc, gia vị, chuyên gia,
- Da: da bò, da diết, da mặt, da trời, cặp da,
- Rả: rả rích, cửa rả, cỏ rả, rôm rả,
- Giả: giả danh, giả dối, giả mạo, giả sử,giả thuyết, tác giả,
- Dã: dã chiến, dã man, dã ngoại, dã sử, dã tâm, dân dã, hoang dã,
- Rã: rã cánh, rã rời, rệu rã, ròng rã, rộn rã, tan rã,
- Dán: dán mắt, dán tem, băng dán, keo dán, gỗ dán,
- Gián: gián đoạn, gián điệp, gián tiếp, con gián,
- Dang: dang cánh, dang tay, dang chân, dở dang, 
- Giang: giang hồ, giang sơn, giỏi giang, lạt giang,
- Danh: danh ca, danh lam thắng cảnh, danh mục, danh nhân, danh ngôn, danhsách,
- Giành: giành giật, giành nhau, tranh giành, giành độc lập,
- Rành: rành việc, rành mạch, rành rọt, rõ rành,
- Dành: để dành, dành dụm, dỗ dành, dành cho,
- Giao: giao ban, giao dịch, giao du, giao liên, giao thừa, giao ước,
- Dò: dò dẫm, dò hỏi, dò la, dò tin, dò xét, lò dò,
- Dương: dương cầm, dương gian, dương lịch, âm dương, du dương, đại dương,
- Giương: giương buồm, giương cung, giương mắt,giương cao ngọn cờ,
- Rương: Cái rương, rương quần áo, hòm rương,
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4
Bài tập 1: (Đọc viết) viết đúng chữ x/s: 
Sơ suất 
xuất xứ 
xót xa
sơ sài 
xứ xở 
xa xôi
xơ xác 
xao xuyến 
sục sôi
sơ sinh 
sinh sôi 
xinh xắn
Bài tập 2: Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu s; 5 từ láy có phụ âm đầu x; 5 từ ghép có phụ âm đầu s đi với x.
Bài tập 3:Tìm 4-5 từ có tiếng: sa, xác, xao, xát, sắc, song, sổ, xốc, xông, sôi, sơ, xơ, xuất, suất, sử, xử.
Bài tập 4:
 a) Điền chung / trung:
- Trận đấu .. kết. 
 - Phá cỗ .. Thu.
- Tình bạn thuỷ ..
- Cơ quan .. ương. 
b) Điền chuyền hay truyền:
- Vô tuyến . hình.
- Văn học  miệng.
- Chim bay . cành. 
- Bạn nữ chơi . 
Bài tập 5: Điền l / n:
o ê,
 o ắng,
 ưu uyến,
 ô ức,
 ão ùng,
 óng ảy,
 ăn óc,
 ong anh,
 ành ặn,
 anh ợi,
 oè oẹt,
 ơm ớp.
Bài tập 6: Điền l / n:
Hoa thảo quả ảy dưới gốc cây kín đáo và ặng ẽ. Dưới tầng đáy rừng, những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa ửa, chứa ắng.
Bài tập 7: Điền l /n:
Tới đây tre ứa à nhà
Giò phong an ở nhánh hoa nhuỵ vàng
Trưa ằm đưa võng, thoảng sang
Một àn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.án đêm, ghé tạm trạm binh
Giường cây ót á cho mình đỡ đau (Tố Hữu)
Bài tập 8: Điền tiếng có chứa phụ âm đầu l /n:
a)  trường Tam Đảo chạy quanh quanh
Dòng  qua nhà lấp  xanh
Bãi cỏ xa nhấp nhô sóng  
Đàn cừu  gặm cỏ yên (Vĩnh Mai)
b) Trăng toả  từng ánh vàng dìu dịu. Những cụm mậy trắng lững  trôi. Đầu phố, những cây dâu da đang thầm  ban phát từng  hương ngọt ngào vào đêm yên tĩnh. Càng về khuya, hoa càng nồng ,  nức.(Đức Huy)
Bài tập 9:Tìm 4-5 từ có tiếng : la, lạc, lạm, nam, lam, lan, nan, nanh, lao, lát, lăm, lăng, năng, lập, neo, nép, linh, nòng, lóng, lỗi, lung, nương.
ĐÁP ÁN
*Đáp án câu 2:
- Sạch sẽ, sụt sịt, sửng sốt, sù sì, sì sụp, sù sụ, so sánh, sinh sôi, sáng sủa, san sát, sặc sỡ,
- Xót xa, xù xì, xấu xa, xì xào, xao xác, xinh xắn, xao xuyến, xào xạc, xa xôi, xấp xỉ,
- Xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xoay sở, xổ số, sâu xa, soi xét,
*Đáp án câu 3:
- Sa: sa lầy, sa cơ lỡ bước, sa lưới, sa ngã, sa sút,
- Xác: xác lập, xác minh, xác suất, xác định, xác xơ, xác thực,
- Xao: xao động, xao xuyến, lao xao, xôn xao,
- Xát: xô xát, xay xát, cọ xát, xây xát,
- Sắc: sắc mặt, sắc xuân, màu sắc, biến sắc, xuất sắc,
- Song: song ca, song hành, song phương, song toàn, song song, vô song, song sắt,
- Sổ: sổ sách, sổ điểm, sổ tay, sổ toẹt, cửa sổ,
*Đáp án câu 8 :
a) nông, nước, lánh, lượn, non, lành.
b) lan, lờ, lặng, làn, nàn, náo.
*Đáp án câu 9:
- la: la bàn, la cà, la đà, la hét, la liệt, la ó, bao la, dò la,
- lạc: lạc đà, lạc đề, lạc đường, lạc hậu, lạc quan,
- lạm: lạm dụng, lạm phát, lạm quyền, tiêu lạm,
- nam: nam nữ, gió nam, Miền Nam, phương Nam,
- lam: lam lũ, lam nham, danh lam thắng cảnh, màu lam, tham lam,
- lan: lan man, lan tràn, sà lan, tràn lan,
- nan: nan cót, nan rổ, nan hoa xe đạp, quạt nan, thuyền nan,
- nanh: nanh ác, nanh nọc, nanh cọp, nanh độc, nanh lợn, nanh vuốt, răng nanh,
- lao: lao công, lao động, lao xao, gian lao,
- lát: lát cắt, lát bánh, lát gạch, lát sàn, đan lát, chốc lát, giây lát,
- lăm: lăm le, lăm lăm, mười lăm, hăm lăm,
- lăng: lăng miếu, lăng mộ, lăng kính, lăng tẩm, xâm lăng,
- năng: năng suất, năng động, năng khiếu, chức năng, siêng năng, tài năng,
- lập: lập công, lập dị, lập đông, lập hạ, lập luận, sáng lập, tự lập, thành lập,
- neo: neo thuyền, gieo neo, thả neo, neo đậu, neo lại,
- nép: nép chặt, nép mình, nép vào, nem nép, khép nép,

Tài liệu đính kèm:

  • docxON_TAP_TIENG_VIET_HOC_KI_II_LOP_4.docx