Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Bài: Ông trạng thả diều - Năm học 2014-2015 - Phạm Thị Kha

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 20/07/2022 Lượt xem 148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Bài: Ông trạng thả diều - Năm học 2014-2015 - Phạm Thị Kha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Bài: Ông trạng thả diều - Năm học 2014-2015 - Phạm Thị Kha
GIÁO ÁN THAO GIẢNG 20-11
Họ và tên: Phạm Thị Kha
Ngày soạn: 3/11/2014
Ngày dạy: Thứ năm ngày 6 tháng 11 năm 2014
TẬP ĐỌC 
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chuyện chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 - Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được các CH trong SGK).
 - Giáo dục HS có ý chí vượt khó.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh ảnh minh họa, giấy khổ to ghi đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS đọc bài Điều ước của vua Mi-đát.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài.
- Gv nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới chủ điểm và giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh họa.
- Gọi HS nêu tên chủ điểm.
- Hãy mô tả những gì em thấy trong tranh minh họa?
- Tên chủ điểm nói lên điều gì?
* Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- Cậu bé đó là ai ? Vì sao cậu không vào lớp học mà lại đứng ngoài lớp? Các em cùng tìm hiểu qua bài hôm nay: Ông Trạng thả diều.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn (4 đoạn).
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Cho HS phát hiện từ ngữ hay phát âm sai, GV ghi bảng.
- Cho HS luyện phát âm.
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn lượt 2.
- Cho HS đọc chú giải.
- Luyện đọc trong nhóm.
- GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn đọc: Toàn bài với giọng kể chuyện chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền.
b) Tìm hiểu bài: 
* Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 và TLCH: 
- Câu chuyện nói về ai?
- Hoàn cảnh gia đình Nguyễn Hiền như thế nào?
- Cậu bé ham thích trò chơi gì?
- Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- GV ghi ý chính đoạn 1, 2.
* Cho HS đọc đoạn 3 và TLCH: 
- Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
- Nội dung của đoạn 3 là gì?
- GV ghi ý chính đoạn 3.
* Cho HS đọc đoạn 4 và TLCH:
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều"?
- Gọi HS đọc câu hỏi 4 SGK/105
- Cho HS thảo luận theo nhóm bàn để chọn câu đúng nhất.
- Gọi HS nêu ý kiến của nhóm mình.
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- GV kết luận: Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người Tuổi trẻ tài cao, là người Công thành danh toại. Nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là Có chí thì nên. Câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng ý nghĩa câu chuyện nhất.
- Đoạn cuối bài cho em biết điều gì?
- GV ghi ý chính đoạn 4.
- Nêu nội dung chính của bài.
- GV ghi nội dung bài.
c) Đọc diễn cảm: 
- Cho 4 HS đọc tiếp nối theo đoạn. Cả lớp theo dõi để nêu giọng đọc đúng.
- Kết luận giọng đọc toàn bài.
* HD đọc diễn cảm 1 đoạn:
- GV chọn đoạn: “Thầy phải kinh ngạc...thả đom đóm vào trong”.
- GV đọc mẫu.
- Y/cầu HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì?
- Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, chú ý đọc diễn cảm.
- Bài sau: Có chí thì nên
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- 1 HS nêu.
- HS xem tranh
- Có chí thì nên
- Một chú bé chăn trâu đứng ngoài lớp nghe thầy giảng bài; những em bé đội mưa gió đi học; những cô bé, cậu bé miệt mài, chăm chỉ học tập, nghiên cứu đã trở thành người tài giỏi, có ích cho xã hội.
- Những con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công.
- Vẽ cảnh một cậu bé đang đứng ngoài lớp nghe thầy giảng bài.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc cả bài.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu ... làm diều để chơi.
+ Đoạn 2: Lên sáu tuổi...chơi diều.
+ Đoạn 3: Sau vì... học trò của thầy.
+ Đoạn 4: Phần còn lại 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- HS nêu.
- 1 số HS đọc.
- 4 HS nối tiếp đọc lượt 2.
- 1 HS đọc phần chú giải ở cuối bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Lắng nghe
* HS đọc thầm đoạn 1, 2.
- Câu chuyện nói về Nguyễn Hiền.
- Gia đình cậu rất nghèo.
- Cậu rất ham thích chơi diều.
- Học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. 
- Nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
* HS đọc thầm đoạn 3.
- Nhà nghèo, chú phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, chú đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của chú là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, chú làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
- Tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
* HS đọc thầm đoạn 4.
- Vì cậu đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến của nhóm mình.
- Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
- Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên.
- Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- 2 HS nhắc lại ND bài.
- 4 HS đọc 4 đoạn của bài. 
Cả lớp lắng nghe, nêu giọng đọc đúng.
- Lắng nghe
- HS luyện đọc trong nhóm đôi.
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn vừa luyện đọc. 
- Bình chọn bạn đọc hay.
- Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công.
+ Nguyễn Hiền rất có chí. Ông không được đi học, thiếu cả bút, giấy nhưng nhờ quyết tâm vượt khó đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.
+ Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
- Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- Lắng nghe, thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_4_bai_ong_trang_tha_dieu_nam_hoc_2014_20.doc