ÔN TẬP HỌC KÌ 1 DẠNG 1:CẤU TAO NGUYÊN TỬ Bài 1/ Hãy xác định z, n, p, e của các nguyên tố có ký hiệu sau: Bài 2/Nguyên tử của một nguyên tố có tất cả 52 hạt . Xácđịnh cấu tạo nguyên tử đó, biết rằng số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm 1 đơn vị. Bài 3/ R là một nguyên tử có tổng số hạt cơ bản: n, p, e là 115. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định số khối, số hiệu nguyên tử của R. Bài 4/ -Nguyên tử X có tổng số hạt là 46. Số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện.Xác định tên Bài 5/ Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản: n, p, e là 180 hạt. Số hạt mang điện bằng 58,89% tổng số hạt.Tìm kí hiệu của nguyên tố R? Câu 6/ Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản: 18 hạt.Biết rằng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.Hãy xác định hóa trị của nguyên tố đó đối với hiddro và với oxi? Câu 7/ Nguyên tử của một nguyên tố N có tổng số hạt cơ bản 21 hạt.Nguyên tố này là kim loại hay phi kim,hay khí hiếm? Vì sao? DẠNG 2- ĐỒNG VỊ Bài 1/ Tính nguyên tử khối trung bình của : a/ Clo biết Clo gồm hai đồng vị là b/ Ni biết Ni có 4 đồng vị : Bài 2/ Bo có hai đồng vị là , nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,81. Xác định % mỗi đồng vị. Bài 3/ Argon là một hỗn hợp gồm 3 đồng vị: a/ Tính nguyên tử khối trung bình của Ar b/ Tính thể tích của 20,1g Ar ở đktc Bài 4/ Đồng có hai đồng vị bền là .Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị? DẠNG 3: CẤU HÌNH ELECTRON- HỆ THỐNG TUẦN HOÀN-ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Bài 1/ a/ Viết cấu hình e của các nguyên tử có số hiệu nguyên tử: 11, 16, 18, 20 b/ Nhận xét về số e lớp ngoài cùng của từng nguyên tử c/ Nguyên tố nào là kim loại , phi kim, khí hiếm? Vì sao? Bài 2/ Viết cấu hình đầy đủ cho các nguyên tử có lớp điện tử ngoài cùng là : Bài 3/ X và Y là hai nguyên tố có điện tử lớp ngoài cùng là và . X có 12 nơtron, Y có 20 nơtron a/ Xác định cấu hình e của X và Y b/ Cho 6,2 g hỗn hợp X và Y vào nước ta có phản ứng 2X + H2O = 2XOH + H2 Sau phản ứng thu được 2,24 l khí đkc. Tính % khối lượng của X và Y trong hỗn hợp đầu. Bài 4/ Dựa vào bảng HTTH hãy xếp các nguyên tố sau đây theo chiều: - Theo chiều tăng dần tính kim loại và giải thích: Li, Be, K, Na, Al - Tăng dần tính phi kim và giải thích: As, F, S, N, P Bài 5/ Cho các nguyên tố: Mg(Z=12) : Al(Z=13) : Na(Z=11) : Si(Z=14) a/ Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của : Tính kim loại, độ âm điện, bán kính nguyên tử? b/ Viết công thức hợp chất oxit cao nhất của các nguyên tố trên và sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tính bazo của các hợp chất này? DẠNG 4: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ DỰA VÀO CÔNG THỨC OXIT CAO NHẤT VÀ HỢP CHẤT KHÍ VỚI HIDRO Bài 1/ Oxit cao nhất của nguyên tố có công thức R2O5. Hợp chất khí với H chứa 91,18% R về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R Bài 2/ Hợp chất khí của một nguyên tố với H có dạng RH2. Oxit cao nhất của R chứa 60% oxi. Hãy xác định tên nguyên tố R Bài 3/Hợp chất khí H của một nguyên tố có công thức RH3.Oxit cao nhất của nó chứa 74,08% O. Xác định R Bài 4/ Một nguyên tố có hóa trị đối với H và hóa trị đối với O bằng nhau . Trong oxit cao nhất của nó oxi chiếm 53,3 % Bài 5/ Một nguyên tố kim loại R trong bảng HTTH chiếm 52,94% về khối lượng trong oxit cao nhất của nó a/ Xác định tên và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó b/ Cho 20,4 g oxit của R tan hoàn toàn trong 246,6 g dung dịch 17,76% của hợp chất với H với một phi kim X thuộc nhóm VIIA tạo thành dung dịch A -Tìm khối lượng nguyên tử và gọi tên X -Tính C% của dung dịch DẠNG 5: XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ KHI BIẾT VỊ TRÍ CỦA CHÚNG Bài 1/ Hai nguyên tố A, B có ZA + ZB = 32, biết A và B nằm kề nhau trong bảng HTTH. - Xác định tên của A và B - Viết cấu hình e của A và B và cho biết vị trí của A và B trong bảng HTTH - Viết công thức oxit cao nhất của A và B Câu2/: Hai nguyên tố X, Y cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng HTTH. Tổng điện tích hạt nhân của chúng bằng 24. Xác định và viết cấu hình của X , Y. Câu 3/: Hai nguyên tố X,Y thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng HTTH, có tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử hai nguyên tố là 30. Xác định vị trí của X,Y . hạt nhân của chúng bằng 32. Xác định 2 nguyên tố trên. DẠNG 6: DẠNG BÀI TẬP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT, NƯỚC Bài 1/ Cho 5,85 gam một kim loại kiềm A tác dụng hết với nước thu được 0,15g khí thoát ra và dung dịch thu được có nồng độ 20%. Xác định kim loại A và khối lượng nước đã dùng? Bài 2/ Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hidro ở đktc. Xác định tên kim loại đó? Bài 3/ Hòa tan một oxit của một nguyên tố thuộc nhóm IIA bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 11,8%. Xác định nguyên tố đó. Bài 4/ Cho 0,6g một kim loại thuộc phân nhóm nhóm IIA tác dụng với nước thu được 0,336 lít H2 (đkc) . Xác định tên kim loại. Bài 5/ Cho 1,38 g một kim loại thuộc phân nhóm nhóm IA tác dụng với nước thu được 0,2 lít H2 (đkc) . Xác định tên kim loại. Bài 6/ Đem oxi hóa 2 g một nguyên tố có hóa trị IV bằng oxi ta thu được 2,54 g oxit. Định tên nguyên tố đó Bài 7/ Cho 5,4 g một kim loại M tác dụng với oxy ta thu được 10,2 g oxit cao nhất có công thức M2O3. Định tên kim lọai M Bài 8/ Cho 6,2 g hỗn hợp hai kim lọai kiềm A và B vào 100g nước thu được 2,24 l H2 (đkc), A và B liền nhau trong cùng phân nhóm a/ Xác định A và B b/ Tính C% của dung dịch thu được Bài 9/. Cho 28 (g) hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn, tác dụng hoàn toàn với 29,2 (g) axit clohidric (vừa đủ). Xác định tên của A, B. DẠNG 7: LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 1/: Giải thích sự tạo thành các lkcht trong các phân tử: Cl2, CH4, HCl.C2H4,C2H2, CO2 Bài 2/:a/ Viết CTCT của các hợp chất sau:H2SO4, H3PO4, CO2, N2, HNO3, AlCl3, NH3, P2O5, HClO4, HCl, CO, SO2. b) viết ctct và cte của: CH4 ; NH3 ; N2 ; CO2 ; HCl ; H2S ; C2H6 ; C2H4 ; C2H2 ; C2H6O. DẠNG 8: PHẢN ỨNG OXI HÓA –KHỬ Bài 1/Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng e Cho biết chất khử? Chất oxi hóa? Quá trình khử? Qúa trình oxi hóa? FeS2 + O2 à Fe2O3 + SO2 P + H2 SO4 ® H3PO4 + SO2 +H2O. Fe + HNO3 ® Fe(NO3)3 + N2O + H2O. H2S + HClO3 ® HCl +H2SO4. Mg + HNO3 ® Mg(NO3)2 + NO + H2O. Fe + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Mg + H2SO4 ® MgSO4 + H2S + H2O. Al + H2SO4 ® Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO2 + H2O. Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + N2O + H2O. FeSO4 + H2SO4 + KMnO4 ® Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. KMnO4 + HCl® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. K2Cr2O7 + HCl® KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. MnO2 + HCl à MnCl2 + Cl2 + H2O. S + H2SO4đ à SO2 + H2O Cu + H2SO4 ® CuSO4 + SO2 + H2O. Cl2 +KOH ® KCl + KClO3 + H2O.
Tài liệu đính kèm: