Ôn tập chương IV, V - Môn Sinh học 8

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1858Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập chương IV, V - Môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập chương IV, V - Môn Sinh học 8
ÔN TẬP CHƯƠNG IV,V
I. Trắc nghiệm
1. Bộ phận chủ yếu làm ấm không khí vào phổi là
Chọn câu trả lời đúng:
A. lớp niêm mạc của đường dẫn khí.
B. hệ thống mao mạch.
C. tuyến amiđan và tuyến V.A.
D. lông mũi.
2. Cấu tạo của phổi gồm hai lá, có nhiều phế nang có tác dụng
Chọn câu trả lời đúng:
A. đảm bảo cho sự trao đổi khí giữa máu với không khí trong phế nang dễ dàng.
B. sưởi ấm và làm ẩm không khí.
C. làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.
D. chống bụi, vi khuẩn và vật lạ.
3. Đặc điểm cấu tạo của phổi:
Chọn câu trả lời đúng:
A. có lớp niêm mạc tiết chất nhầy.
B. Được cấu tạo bởi các phế nang tập hợp từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc có từ 700-800 triệu phế nang.
C. có sụn thanh nhiệt có thể cử động để đậy kín đường hô hấp.
D. Cấu tạo các vòng sụn, ở phế quản tận nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.
4. Mặt trong của phế quản và khí quản được phủ bằng một lớp biểu bì có tuyến nhày và lông tơ có tác dụng
Chọn câu trả lời đúng:
A. sưởi ấm và làm ẩm không khí.
B. làm tăng bề mặt trao đổi khí của phế quản và khí quản.
C. đảm bảo cho sự trao đổi khí giữa máu với không khí trong phế quản và khí quản được dễ dàng.
D. chống bụi, vi khuẩn và vật lạ xâm nhập.
5. Chất bị biến đổi hóa học trong hệ tiêu hóa là
Chọn câu trả lời đúng:
A. axit nuclêic và vitamin.
B. muối khoáng và nước.
C. muối khoáng và axit nuclêic.
D. gluxit, prôtêin và lipit.
6. Những quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa của người bao gồm
Chọn câu trả lời đúng:
A. sinh học và hóa học.
B. lí học và hóa học.
C. lí học và cơ học.
D. lí, hóa, cơ, sinh học.
7. Chức năng của hoạt động tiêu hóa trong cơ thể là
Chọn câu trả lời đúng:
A. biến đổi thức ăn vào cơ thể thành các sản phẩm đơn giản hấp thu được.
B. vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào và đưa các chất bã từ tế bào để đào thải.
C. đưa các chất bã từ tế bào để đào thải.
D. vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào.
8. Các tuyến tiêu hoá trong cơ thể người bao gồm:
Chọn câu trả lời đúng:
A. tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến ruột.
B. tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
C. tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, tuyến ruột, tuyến vị.
D. tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến tuỵ, tuyến ruột, gan.
II. Chú thích hình vẽ
9. Các hoạt động của quá trình tiêu hoá thực hiện lần lượt là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. ăn → đẩy thức ăn → tiêu hoá thức ăn → hấp thụ chất dinh dưỡng → thải phân.
B. biến đổi lí học → biến đổi hoá học → biến đổi sinh lí → hấp thụ.
C. hoạt động tiêu hoá → hoạt động hấp thụ → thải phân.
D. biến đổi lí - hoá → hấp thụ → tế bào.
10. Cho các chất sau:
1. Gluxit 2. Lipit 3. Prôtêin 4. Vitamin 5. Muối khoáng
6. Nước. Các chất không bị biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa là
A. 1, 2, 4.
B. 1, 2, 3.
C. 4, 5, 6.
D. 1, 3, 5.
13. 11. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu trong khoang miệng là: A. Biến đổi lí học B. Biến đổi hóa học 
C. C. Biến đổi sinh học 
12. Trong ống nghiệm đựng 2ml nước bọt + 2ml hồ tinh bột. Nhỏ vào vài giọt dung dịch iot thì dung dịch có màu:
A. Ko màu B. Màu xanh C. Màu nâu đỏ
13. Trong ống nghiệm đựng 2ml nước bọt + 2ml hồ tinh bột. Nhỏ vào vài giọt dung dịch thuốc thử Strome thì dung dịch có màu:A. Ko màu B. Màu xanh C. Màu nâu đỏ
14. Giả sử với khẩu phần ăn gồm đầy đủ các chất thì sau quá trình tiêu hóa ở khoang miệng còn những chất nào cần được biến đổi:
A. Tinh bột, lipit, protein, đường mantozo, axit nucleic
B. Lipit, protein, đường mantozo, axit nucleic
C. Tinh bột, protein, axit nucleic, lipit
D. Vitamin, protein, đường mantozo, axit nucleic
15. Thành phần của dịch vị gồm:
A. Nước, pepsinogen, HCl, chất nhầy
B. Nước, enzim pepsin, HCl, chất nhầy
D. Enzim Pepsin, HCl, chất nhầy.
17. Dấu hiệu để đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non là:
A. Nồng độ axit cao trong thức ăn ở dạ dày
B. Nồng độ kiềm cao trong thức ăn ở dạ dày
C. Hoạt động co bóp mạnh của dạ dày
D. Sự tiết dịch mật và dịch tụy
16. Hoạt động tiêu hóa lí học diễn ra mạnh nhất ở
Chọn câu trả lời đúng:
A. dạ dày. B. miệng.
C. miệng, dạ dày, ruột non D. ruột non.
17. Chức năng của ruột già là:
A. Hấp thụ nước và thải phân
B. Hấp thụ các chât dinh dưỡng
C. Hấp thụ nước, lên men chất bã thành phân.
18. Các chất đi qua gan về tim là:
A. Vitamin tan trong dầu và 70% lipit
B. Các chất dinh dưỡng, 30% lipit, một số chất độc
C. Các chất dinh dưỡng và các chất cồn.
D. Các chất dinh dưỡng và vitamin.
19. Vi khuẩn Helicobacter Pylori gây bệnh :
A. Sâu răng B. Xơ gan 
C. Viêm loét dạ dày D. Viêm tá tràng
20. Quá trình nào sau đây là sự biến đổi lí học:
A. Đường đôi biến đổi thành đường đơn
B. Lipit bị phân cắt thành giọt nhỏ C. Protein phân cắt thành a.a
C.
a
a
 Hình 1 
 Hình 2
 Hình 3 Hình 4
Hình 5
Hình 6
III. Tự luận
Câu 1. Điền các hiện tượng và giải thích hiện tượng vào bảng sau:
Ống nghiệm
Hiện tượng
Giải thích
1
2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã+vài giọt dung dịch Iot
2
2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt+vài giọt dung dịch Iot
3
2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt+ vài giọt HCl+ vài giọt dung dịch Iot
4
2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi+vài giọt dung dịch Iot
5
2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã+vài giọt dung dịch Strome
6
2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt+ vài giọt dung dịch Strome
7
2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt+ vài giọt HCl+ vài giọt dung dịch Strome
8
2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi+vài giọt dung dịch Strome
Câu 2. Em h·y lËp b¶ng ®Ó l¾p ghÐp c¸c cÊu tróc ë phÇn 1 víi c¸c ®Æc ®iÓm vµ chøc n¨ng t­¬ng øng ë phÇn 2 sao cho phï hîp:
PhÇn 1. Gan, lá phổi trái, môn vị, ruột non, phế nang, lông mũi, vi khuẩn, enzim amilaza, enzim pepsin, tuyến tụy, tá tràng, khí cặn, vitamin
Phần 2. Cho thức ăn đi xuống ruột non thành từng đợt, làm tăng diện tích trao đổi khí của phổi, biến đổi tinh bột, tiết dịch tụy, đoạn đầu của ruột non ngay dưới dạ dày, nơi có ống dẫn chung của dịch mật và dịch tụy đổ vào, tạo thành từ pepsinogen, tạo môi trường PH = 2-3 trong dạ dày, quét các hạt bụi lớn ra khỏi đường dẫn khí, tiết dịch mật đổ vào túi mật, biến đổi lipit thành axit béo và glixerin, có 2 thùy, có 3 thùy, gây bệnh sâu răng, khử một số chất độc, dự trữ glucozo dưới dạng glicogen
Câu 3 Khi ô xi hóa hoàn toàn một hỗn hợp thức ăn cơ thể đã giải phóng ra 2586 kcal.
Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 5 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G). 
	a. Tính khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên?
	b. Tính thể tích khí Oxi cần dùng khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên?
 Biết để ôxi hóa hoàn toàn:
	+ 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal 
+ 1 gam Prôtêin cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal 
+ 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal
Câu 4 Khi ô xi hóa hoàn toàn một hỗn hợp thức ăn cơ thể cần 496 lít oxi
Biết khối lượng Protein gấp 3 lần khối lượng Lipit, khối lượng Gluxit gấp đôi khối lượng Protein
	a. Tính khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên?
	b. Tính thể tích khí Oxi cần dùng khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên?
 Biết để ôxi hóa hoàn toàn:
	+ 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal 
+ 1 gam Prôtêin cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal 
+ 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal
Câu 5 : Thực hiện thí nghiệm về trao đổi khí của một học sinh (HS) người ta thu được kết quả như sau : + Thể tích thở ra bình thường của HS đó là 500ml
+ Hít vào gắng sức là 2100ml, thở ra gắng sức 800ml
a. Tính lượng khí cặn và dung tích sống của HS đó là bao nhiêu ?Biết tổng dung tích của phổi HS đó là 4400ml
b. Trong lượng khí hít vào và thở ra bình thường người ta thấy có 20,96% lượng khí O2 được hít vào và 16,4% lượng khí O2 được thải ra.Tính thể tích lượng khí O2 được hít vào và thở ra ?Tại sao lượng khí O2 thải ra lại giảm so với lúc hít vào?
c. Vẽ đồ thị sự thay đổi dung tích phổi của bạn HS đó.
Câu 6 Thực hiện thí nghiệm về trao đổi khí của một học sinh (HS) người ta thu được kết quả như sau : + Thể tích khí lưu thông của HS đó là 500ml
+ Thể tích khí dự trữ gấp đôi thể tích khí lưu thông, thể tích khí bổ sung gấp 3 lần thể tích khí dự trữ
a. Dung tích sống và tổng dung tích phổi của HS đó là bao nhiêu ?Biết sau khi HS đó thở ra gắng sức lượng khí còn lại trong phổi là 1200ml.
b Vẽ đồ thị sự thay đổi dung tích phổi của bạn HS đó.
Câu 7. a. Trình bày sơ lược về cấu tạo của dạ dày người ? Tại sao dạ dày người có nhiều HCl và enzim Pepsin nhưng nó lại không bị phá hủy bởi HCl hay bị tiêu hóa bởi E.Pepsin?
 b.Tại sao môi trường trong dạ dày có tính Axit nhưng trong ruột non lại cho môi trường gần như trung tính ?
Câu 8 a. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật? 
b. Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc?
Câu 9 Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi như thế nào? Vì sao không nên thở bằng miệng?
Câu 10 a.Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ “ nhai kĩ no lâu” 
 b.Có ý kiến cho rằng “Thức ăn chỉ thực sự được tiêu hoá ở ruột non”. Em hãy nhận xét ý kiến trên . 
Câu 11 a. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì?
 b. Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng. Hãy chú thích các chất hấp thụ và vận chuyển vào hình vẽ. Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim.
4
1
2
3
Câu 12
 a.Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?
b. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
Câu 13 Hãy nêu quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non ?
Câu 14 a. Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
	 b. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích .
Câu 15
1. Cho các sơ đồ chuyển hóa sau.
a- Tinh bột à Mantôzơ b- Mantôzơ à Glucôzơ 
c- Prôtêin chuỗi dài à Prôtêin chuỗi ngắn d- Lipit à Glyxêrin và axit béo .
	Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa .
2. Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. 
Nêu vai trò của enzim dịch ruột đối với sự biến đổi thức ăn trong ruột non.
 a) Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
 b) Vì sao nói sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào?
Câu 16
Căn cứ vào đâu mà khẳng định ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng ở ruột non xảy ra như thế nào?
Câu 17 Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, Bạn An tiến hành thí nghiệm sau: Trong 3 ống nghiệm đều chứa hồ tinh bột loãng, An lần lượt đổ thêm vào:
1ống - thêm nước cất
1ống - thêm nước bọt
1ống - thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào.
Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm (370C).
An quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp An tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao?
Câu 18 ChÊt dinh d­ìng ®­îc hÊp thô tõ d¹ dµy vµ ruét chuyÓn vÒ nu«i c¸c bé phËn tay ph¶i cña ng­êi ph¶i ®i qua nh÷ng c¬ quan nµo?

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_chuong_IVV_hsg.doc