Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 6

doc 91 trang Người đăng dothuong Lượt xem 573Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 6
những bài văn mẫu
dành cho học sinh lớp 6
 Phần một
văn tự sự
- Kể chuyện (tường thuật lại truyện)
- kể chuyện đời thường
- kể chuyện tưởng tượng
I. Đặc điểm
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
- Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
- Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
- Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
- Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
- Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
- Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
- Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
- Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
- Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em
- Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
- Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
- Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người 
- Chú ý tránh nhầm sang văn tả ngườibằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
- Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
- Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
- Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
 *Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
- Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
- Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
- Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
 *Cách làm: 
 - Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
- Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
- Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?
IV. một số đề và dàn bài 
Đề 1. Trong vai Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân), hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
*Yêu cầu
- Dạng bài: Kể chuyện tưởng tượng (dựa theo truyện): đóng vai một nhân vật kể lại.
* Nội dung
Kể lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên theo lời nhân vật Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân). Kể đủ, chính xác các sự việc, chi tiết chính của câu chuyện. Có thể tưởng tượng thêm chi tiết để làm nổi rõ ý nghĩa đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt và ý nguyện đoàn kết...
* Hình thức
+ Ngôi kể thứ nhất, bộc lộ thái độ, cảm xúc của người kể.
+ Xen miêu tả, đối thoại cho lời kể sinh động.
Đề 2. Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyền thuyết mà em đã học.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung: 
+ Tưởng tượng và kể lại hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật (trong một giấc mơ sau khi được học, được đọc hoặc nghe kể về câu chuyện có nhân vật ấy khi đi tham quan đến một nơi có khung cảnh thiên nhiên gợi nhớ đến câu chuyện và nhân vật...).
+ Kể lại diễn biến: Căn cứ sự việc liên quan đến nhân vật (do nhân vật tạo ra hoặc liên quan đến nhân vật).
- Hình thức: 
+ Xây dựng một số lời thoại với nhân vật để từ đó hiểu thêm về nhân vật, hiểu thêm ý nghĩa truyện... 
+ Kể đan xen với tả, bộc lộ cảm xúc.
Đề 3. Trong vai Lang Liêu, kể lại chuyện Bánh chưng, bánh dày.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: đóng vai nhân vật kể lại truyện. 
- Nội dung: Kể lại đầy đủ các sự việc chính của câu chuyện. Thể hiện niềm vui sướng, tự hào khi thấy được giá trị của hạt gạo và thành quả từ bàn tay lao động của mình. 
- Hình thức: Dùng ngôi thứ nhất để kể lại. Lời kể cần thể hiện cảm xúc, có hình ảnh.
Đề 4. Trong vai người mẹ, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng, đóng vai một nhân vật để kể. 
- Nội dung: kể đầy đủ các sự việc chính của truyện (Gióng ra đời kỳ lạ, Gióng trở thành tráng sĩ, Gióng giết giặc cứu nước rồi bay về trời). 
- Thể hiện được cảm xúc của nhân vật về một số chi tiết trong truyện (vui mừng khi Gióng chào đời; tâm trạng buồn khi giặc Ân chuẩn bị xâm lược trong khi Gióng đã ba tuổi vẫn chưa nói, chưa cười, đặt đâu nằm đấy; ngạc nhiên, xúc động khi Gióng cất tiếng nói đầu tiên là đòi đi giết giặc...).
- Hình thức: kể ở ngôi thứ nhất, thêm đối thoại. 
Đề 5. Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của mình.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện đời thường. 
- Nội dung: 
+ Đó phải là một kỷ niệm để lại trong tâm hồn em những ấn tượng sâu sắc, khó phai mờ (có thể là kỷ niệm với một người thân; kỷ niệm với bạn bè, thầy cô; kỷ niệm về một chuyến đi...).
+ Kể lại diễn biến kỷ niệm ấy một cách hợp lý, các sự việc liên kết chặt chẽ. Câu chuyện để lại trong tâm hồn em một bài học, một cảm xúc sâu lắng... 
- Hình thức: Dùng lời kể ngôi thứ nhất.
Đề 6. Kể lại chuyện mình (hoặc một bạn) từng mắc lỗi.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện đời thường
- Nội dung: kể về một lần em mắc lỗi (không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô...; một việc làm thiếu trung thực...) làm cha mẹ (hoặc thầy, cô...) phiền lòng, bản thân em rất ân hận. Các chi tiết trong truyện cần hợp lý, chân thực. 
- Hình thức: Kể ở ngôi thứ nhất, lời kể phải thể hiện được thái độ, cảm xúc của bản thân. 
Đề 7. Hãy kể chuyện về gia đình em vào một chiều thứ bảy. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện đời thường
- Nội dung: Kể, tái hiện được không khí, quang cảnh ấm cúng, hạnh phúc... trong gia đình em vào chiều thứ bảy (ví dụ: lời hỏi han trìu mến của ông bà, cử chỉ yêu thương của cha mẹ, sự quan tâm lẫn nhau của những thành viên trong gia đình...). 
- Hình thức: Kể kết hợp với miêu tả (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ âu yếm...), bộc lộ cảm xúc của em về quang cảnh ấy. 
Đề 8. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học tập. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng, nhân vật là đồ vật.
- Nội dung: Tưởng tượng tình huống nghe được cuộc trò chuyện một cách hợp lý (Ví dụ: do cẩu thả làm mất một đồ dùng học tập phải đi tìm hoặc đêm khuya nghe thấy tiếng những đồ dùng than thở, tâm sự vì bất bình trước tính nghịch ngợm, cẩu thả của cô, cậu chủ...). Kể diễn biến cuộc trò chuyện để toát lên khéo léo ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Khi kể diễn biến cần rõ hai sự việc: lúc đầu các đồ dùng mới được mua về và sau đó các đồ dùng bị đối xử không tốt như thế nào...
- Hình thức: Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, viết các đoạn, câu đối thoại một cách sinh động.
Đề 9. Trong buổi lễ đăng quang, Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh chưng, bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: đóng vai một nhân vật kể lại chuyện.
- Nội dung: kể lại đầy đủ các sự việc, chi tiết chính của truyện: Vua cha chọn người nối ngôi, được thần báo mộng, làm bánh, được nối ngôi, tục làm bánh ngày Tết. Các sự việc, chi tiết cần làm rõ ý nghĩa đề cao lao động sáng tạo, nghề nông trồng lúa.
- Hình thức: Dùng ngôi kể thứ nhất. Thứ tự kể ngược bắt đầu từ sự việc cuối. Lời kể có cảm xúc, gợi không khí thời xưa, dùng từ phù hợp.
Đề 10. Tưởng tượng cuộc thi của các loài hoa và trong vai một loài hoa, em hẫy kể lại cuộc thi đó. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung: Giới thiệu cuộc thi (tình huống mở cuộc thi hợp lý). Diễn biến cuộc thi kể lần lượt các sự việc, mỗi sự việc kể về phần thi của một nhân vật. Qua cuộc thi cần thể hiện rõ ý nghĩa: quan niệm về vẻ đẹp toàn diện.
- Hình thức: Sử dụng ngôi kể thứ nhất - nghệ thuật nhân hóa, đan xen tả vẻ đẹp riêng các loài hoa. Lời kể giàu hình ảnh và cảm xúc.
Đề 11. Kể lại tâm sự của cây bàng (hoặc cây phượng) non bị lũ trẻ bẻ cành lá. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung: Ghi lại những lời tâm sự của một cây bàng non (hoặc cây phượng) trong một tình huống cụ thể: bị lũ trẻ bẻ gãy cành rụng lá. Nội dung lời kể cần chú ý tưởng tượng những chi tiết có ý nghĩa, biểu hiện tâm trạng đau đớn, xót xa... Qua câu chuyện, người đọc rút ra được bài học nào đó về ý thức bảo vệ môi trường.
- Hình thức: Có thể dùng ngôi kể thứ nhất - nhân vật trung tâm là cây bàng non để kể. Nghệ thuật nhân hóa được sử dụng sáng tạo, hợp lý.
Đề 12. Tưởng tượng và kể lại câu chuyện mười năm sau khi về thăm trường cũ.
*Yêu cầu
- Dạng kể chuyện tưởng tượng về tương lai.
- Nội dung: Tưởng tượng chuyến về thăm ngôi trường em đang học hiện tại vào 10 năm sau, thể hiện được tình cảm gắn bó với mái trường, thầy cô, bạn bè. Nội dung kể cần có những sự việc, chi tiết hợp lý, cảm động, bất ngờ: gặp lại thầy, cô giáo cũ, gặp lại bạn bè cùng lớp, quang cảnh trường với những đổi thay...
- Hình thức: Dùng ngôi kể thứ nhất.
Đề 13. Tưởng tượng và kể lại chuyện cổ tích Sọ Dừa theo một kết thúc mới. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng. 
- Nội dung:
+ Nên kể theo mạch phát triển của truyện cổ dân gian. Tuy khi kể có sự sáng tạo nhưng nội dung vẫn phải bảo đảm trung thành với những ý chính của nguyên bản. 
+ Thêm bớt một số chi tiết cho phù hợp với nội dung chuyện kể. 
+ Bài làm phải đảm bảo màu sắc và không khí của truyện dân gian. 
+ Phần kết truyện không theo nguyên bản, ở đây đưa ra một kết cục mới, kết cục này có liên kết và bám theo mạch truyện. 
- Hình thức: Vừa kể vừa có thể nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện. 
Đề 14. Em đã được học rất nhiều cô giáo và có những kỷ niệm sâu sắc, hãy kể lại một trong những kỷ niệm đó. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện về một nhân vật 
- Nội dung:
+ Giới thiệu cô giáo từng dạy, có ấn tượng và nhiều kỷ niệm. Chú ý là cô giáo Tiểu học (vì người kể đang học lớp 6). 
+ Trong số rất nhiều kỷ niệm, nên chọn kỷ niệm đáng nhớ nhất (Đó là kỷ niệm gì? Xảy ra khi nào? Xảy ra như thế nào? Vì sao lại xảy ra việc đó? Kết thúc ấy như thế nào?
+ Em suy nghĩ gì về kỷ niệm đó (việc làm đối với cô và thấy được những gì cô đã làm cho mình). 
- Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất, kể xen bộc lộ tình cảm.
Đề 15. Em hãy kể về một chuyến về thăm quê nội hoặc quê ngoại. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: văn kể chuyện (kết hợp miêu tả). 
- Nội dung: 
+ Trình bày thời gian, không gian: quê ở đâu, đường về thế nào, về thăm khi nào?
+ Miêu tả những nét cơ bản nhất về phong cảnh làng quê (cây đa, bến nước...). 
+ Những kỉ niệm thân thuộc từ thuở nhỏ, những ấn tượng sâu sắc. 
+ Xúc cảm khi về quê cũng như khi chia tay. 
+ Tình cảm sâu nặng đối với quê hương. 
- Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất, kể xen bộc lộ cảm xúc.
Đề 16. Nhân dịp cùng bố mẹ đi thăm quan em đã được làm quen với một người bạn mới. Dù cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi nhưng tình bạn ấy vẫn là một kỷ niệm khó phai. Em hãy kể lại.
*Yêu cầu
Kể lại cuộc gặp gỡ ngắn ngủi (trong chuyến du lịch) với một người bạn nhưng đã để lại trong em kỷ niệm khó phai. 
*Nội dung:
- Câu chuyện được kể phải sắp xếp theo một trình tự hợp lý tự nhiên. Việc làm quen diễn ra thật ấn tượng, vừa bất ngờ vừa lô gích, phù hợp với hoàn cảnh, mạch truyện, tránh gượng ép. 
- Câu chuyện kể đòi hỏi sự sáng tạo, có kịch tính, hấp dẫn lôi cuốn có độ lắng, có dư âm của tình bạn đẹp, hồn nhiên, trong sáng, nhân ái. 
- Miêu tả sơ qua về hình dáng, chú trọng về hoàn cảnh, tính tình... của bạn. Điều quan trọng vừa là phải thể hiện được tình cảm của mình đối với bạn và tình cảm của hai người với nhau. 
- Nêu bật được ý nghĩa nhân văn trong câu chuyện kể. 
*Hình thức: 
Kể theo ngôi thứ nhất.
Đề 17. Kể về một thầy (cô) giáo kính yêu nhất của em.
*Yêu cầu
Nêu được tình cảm với thầy (cô) giáo mà người viết yêu kính nhất.
*Nội dung
- Giới thiệu người thầy (cô) giáo dạy mình. 
- Miêu tả dáng qua dáng vóc, ăn mặc... đặc biệt là những chi tiết liên quan đến tính cách, phẩm chất... của thầy (cô) giáo. 
- Dẫn dắt chuyện hợp lý, lô gích, phù hợp với tính cách nhân vật, cần có chi tiết bất ngờ, thú vị có sức lôi cuốn người đọc. 
- Thầy (cô) giáo có ý nghĩa với tuổi thơ của người viết như thế nào?
*Hình thức:
Kể theo ngôi thứ nhất. Giọng kể thể hiện cảm xúc trân trọng, gần gũi, thân thương đối với thầy (cô) giáo. 
Đề 18. Trong vai ông Lão, cá vàng hoặc mụ vợ hãy kể lại chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: đóng vai nhân vật kể lại truyện.
*Nội dung
Kể lại đầy đủ các sự việc chính của câu chuyện. 
Giả sử trong vai mụ vợ, cần thể hiện tâm trạng ăn năn, hối lỗi của nhân vật mụ vợ - bài học rút ra từ thói tham lam, bội bạc.
*Hình thức
Dùng ngôi thứ nhất kể lại. Lời kể cần có cảm xúc, giàu hình ảnh.
Phần hai
 văn miêu tả
- tả cảnh
- tả người
I. đặc điểm của văn miêu tả
1. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh.... làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
2. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
- Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
- Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt tronmg tương quan các sự vật xung quanh.
 - Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả, lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh. 
* Yêu cầu tả cảnh:
 - Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
 - Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
 - Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
 * Bố cục bài văn tả cảnh:
 - Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
 - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại) 
 - Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. Tả người
* Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói.... của nhân vật được miêu tả.
* Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
 - Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết...) 
- Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
 * Cách miêu tả:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
- Thân bài: 
+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
+ tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt...).
Ví dụ: 
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 
 (Võ Quảng)
+ Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
- Kết bài: Nhận xét hoặck nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
3. Miêu tả sáng tạo
* Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó.
* Đối tượng: Người hay cảnh vật.
* Yêu cầu khi miêu tả:
- Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?....Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.
- Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết....Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn
Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả cói nét độc đáo mang tính cá nhân rõ.
III. cách làm một bài văn miêu tả
1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải:
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
- Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:
- Mở bài: 	Giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;
- Kết bài: 	Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.
3. Cần chú ý chi tiết khi miêu tả. Ví dụ:
a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm
- Bầu trời âm u, nhiều mây.
- Gió lạnh, có thể có mưa phùn.
- Cây cối rụng lá chờ cành.
- Chim tróc bay đi tránh rét.
- Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm
- Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan...).
- Vầng trán.
- Tóc ôm khuôn mặt hai được búi lên?
- Đôi mắt, miệng.
- Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn... 
c) Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi: 
- Mắt đen tròn ngây thơ;
- Môi đỏ như son;
- Chân tay mũm mĩm;
- Miệng cười toe toét;
- Nước da trắng mịn;
- Nói chưa sõi...
d) Tả một cụ già:
-Tóc trắng da mồi;
- Cặp mắt tinh anh;
- Dáng vẻ chậm chạp hoặ nhanh nhẹn;
- Giọng nói trầm ấm...
- Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt lấp lánh khích lệ...
4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ:
a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
- Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô.
- Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. Các bạn trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh người viết (hay chính bản thân người viết).
b) Tả sân trường giờ ra chơi:
- Miêu tả theo không gian: 
+ Từ xa tới gần. 
+ Miêu tả theo thời gian trước, trong và sau khi ra chơi. 
Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết thành đoạn văn.
- Miêu tả theo thứ tự thời gian:
+ Sân trường vắng lặng trong giờ học.
+ Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra.
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hoặc tranh cãi nhau về điều gì đó.
+ Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cường nói, hò reo và một vài bạn chơi tích cực nhất. 
IV. một số đề và dàn bài 
Đề 1. Miêu tả cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp.
- Mở bài: Giới thiệu khung cảnh lớp học, tên cô giáo hoặc tên môn học.
- Thân bài: Miêu tả những nét tiêu biểu về cử chỉ, hình dáng, điệu bộ, biểu hiện sư phạm của cô giáo... gắn với diễn biến của bài học hoặc giờ học.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cô giáo qua giờ học đó.
Đề 2. Em hãy tả dòng sông mùa lũ. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: văn miêu tả.
- Nội dung: Có thể tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể. Dòng sông trong mùa lũ như thế nào? Nước dâng cao ra sao, có màu gì? Tả cảnh hai bên bờ sông, cảnh những con thuyền vất vả vượt lên trên dòng nước lũ...
- Hình thức: Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.
Đề 3. Hãy miêu tả lại cô giáo lúc đang say sưa giảng bài. 
*Yêu cầu
- Kiểu bài: Văn tả người. 
- Nội dung: Miêu tả qua dáng vóc, cách ăn mặc... đặc biệt là những chi tiết liên quan đến tính cách, phẩm chất... của cô. 
- Khi tả cô giáo đang giảng bài, cần chú ý các chi tiết: giọng điệu, cử chỉ, nội dung bài được cô thể hiện như thế nào? Bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_hay_6.doc