Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 6 năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1106Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 6 năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 6 năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 LỚP 6 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề.
Đề chính thức
 c
Đề có: 01 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (2 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu hỏi sau.
Câu 1.. Trong văn bản “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi, người ta gọi tên đất, tên sông theo cách nào?
A.Theo thói quen trong cuộc sống	 B.Theo danh từ mĩ lệ
C.Theo đặc điểm riêng của nó	 D.Theo điển tích 
Câu 2. Thành phần nào sau đây không phải thành phần chính của câu?
A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. 
C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Trạng ngữ. 
Câu 3.. Trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu ký” – Tô Hoài), bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân.
B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 4. Bức thư của thủ lĩnh Xi-at-tơn trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của người da trắng đối với người da đỏ thời đó?
A.Tàn sát những người da đỏ.
B. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ.
C. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống. 
D. Xâm lược các dân tộc khác. 
Câu 5. Chú bé Lượm – Nhân vật trong bài thơ “ Lượm” của Tố Hữu, đã hi sinh trong trường hợp nào ?
A. Trên đường hành quân ra trận.
B. Trên đường đưa thư.
C. Trên đường về chiến khu.	
D. Trên đường phố Huế.
Câu 6. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái mình vẽ (“Bức tranh của em gái tôi” - Tạ Duy Anh)?
A. Em gái vẽ mình quá xấu. 
B. Em gái vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và nhân hậu.
C. Em gái vẽ sai về mình. 
D. Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường. 
Câu 7. Câu thơ: " Một tiếng chim kêu sáng cả rừng" thuộc kiểu ẩn dụ nào ?
A. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.	. 
 B. Ẩn dụ cách thức. 
C. Ẩn dụ hình thức.
 D. Ẩn dụ phẩm chất.	
Câu 8. Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" tác giả Minh Huệ đã sử dụng phương thức biểu đạt gì ?
A. Miêu tả. 
B. Biểu cảm. 
C. Tự sự. 
D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
II. PHẦN TỰ LUẬN. (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
So sánh là gì? Có những kiểu so sánh nào? Cho ví dụ minh họa với mỗi kiểu so sánh?
Câu 2 (6 điểm) 
Năm học vừa qua em được học nhiều thầy cô giáo. Hãy tả lại hình ảnh một thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý khi đang giảng bài?
.....Hết....
Họ và tên học sinh:....................................................Lớp 6...
Cán bộ coi kiểm tra không cần giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ 2 LỚP 6 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (2 điểm)
Mỗi câu lựa chọn đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
C
C
B
B
A
D
I. PHẦN TỰ LUẬN. (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. (1 điểm)
- Có hai kiểu so sánh: 
+ So sánh ngang bằng. Lấy ví dụ chính xác. (0,5 điểm)
+ So sánh hơn kém. Lấy ví dụ chính xác. (0,5 điểm)
Câu 2 (6 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng: 
- HS có kĩ năng làm một bài văn miêu tả: Miêu tả người.
- Biết kết hợp với biểu cảm.
- Lời kể linh hoạt, ngôn ngữ miêu tả phù hợp. 
- Bài viết đầy đủ ba phần, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
B. Yêu cầu về nội dung:
Bài làm của học sinh có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: 
1.Mở bài: 
- Giới thiệu về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.
- Giới thiệu công việc của thầy (cô): đang giảng bài.
- Cảm xúc của em về thầy (cô)giáo (yêu quý, kính trọng...)
 2.Thân bài: 
* Miêu tả ngoại hình của thầy (cô) giáo:
- Hình dáng.
- Tuổi tác.
- Khuôn mặt: Mái tóc, đôi mắt, nước da...
* Miêu tả tính tình, phẩm chất đáng quý của thầy (cô) giáo đó:
- Hòa nhã, vui vẻ với mọi người, với học sinh...
- Luôn quan tâm đến  các bạn học sinh, đặt biệt là những học sinh yếu.
- Luôn gần gũi, chia sẻ, giúp đỡ với những khó khăn của học sinh.
* Tả hình ảnh thầy (cô) đang giảng bài:
- Trang phục: lịch sự (cô giáo mặc áo dài, thầy mặc áo sơ mi ).
- Tác phong chững chạc, lời giảng (rõ ràng, dễ hiểu), chữ viết rõ ràng, sạch đẹp...
- Cử chỉ thái độ ân cần, thân thiện hướng dẫn học sinh khi học và làm bài.
- Cảm xúc em cảm nhận được qua lời giảng, ánh mắt, thái độ... của thầy( cô) giáo khiến em càng yêu quý thầy( cô) nhiều hơn.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em khi nhìn thấy hình ảnh thầy cô: kính trọng, biết ơn.
- Lời hứa của em: cố gắng học giỏi để đền đáp công ơn của thầy (cô).
C. Cách cho điểm
- Điểm 6- 5: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có sự sáng tạo trong cách viết câu, trong cách diễn đạt, chữ viết sạch đẹp.
- Điểm 4- 3: Nội dung bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên song ý chưa sâu, diễn đạt khá trôi chảy, còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 2- 1: Bài viết chưa đảm bảo các nội dung trên, thiếu ý hoặc thiếu bố cục, nội dung bài viết sơ sài, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày. 
- Điểm 0: Bài viết lạc đề, không đúng kiểu bài.
 * Lưu ý: Căn cứ vào hướng dẫn chấm, GV cần linh hoạt khi chấm bài. Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm diễn đạt tốt, không sai phạm nhiều về chính tả và diễn đạt.
.....Hết....

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_HOC_KY_2_LOP_6_NAM_HOC_20132014_TT.doc