Ngữ văn 9 - Bàn về thẳng thắn, thật thà

docx 15 trang Người đăng haibmt Lượt xem 6880Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Bàn về thẳng thắn, thật thà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 9 - Bàn về thẳng thắn, thật thà
BÀN VỀ THẲNG THẮN, THẬT THÀ
Một con người giàu đức độ, tài năng, ắt có nhiều phẩm chất cao quý, bao đức tính tốt đẹp. Muốn trở thành một con người chân chính, ai cũng phải không ngừng tu dưỡng đạo đức. Trong những đức tính cần có, cần tu dưỡng là tính thẳng thắn, tính thật thà.
Thế nào là thẳng thắn, thật thà. Thẳng thắn có nghĩa là trong lời nói, cử chỉ, hành động, không quanh co. không giấu giếm, có sao nói vậy, làm được bao nhiêu nói bấy nhiêu. Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên, không giả dối. không giả tạo. Không tham lam của cải của người khác, không tắt mắt của cải của ai mới là con người thật thà. Vừa ngay thẳng, thẳng thắn, vừa thật thà thì mới gọi là trung thực. Ngày xưa, người quân tử thể hiện tính trung thực trong lập ngôn, lập đức, lập công. Ngày nay cán bộ sống và làm việc với tinh thần trung thực, để phục vụ nhân dân và phục vụ Tổ quốc. Tại sao phải tu dưỡng tính thẳng thắn, tính thật thà? Thẳng thắn, thật thà, trung thực là cái gốc đạo đức, ai cũng cần tu dưỡng liên tục, thường xuyên để hoàn thiện nhân cách. Lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ do lòng trung thực mà nên. Kính thầy, thương bạn do lòng trung thực mà có. Bất hiếu, bất đễ. vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn, đều do thiếu tình người, thiếu thật thà trung thực. Làm láo báo cáo hay, che giấu dư luận, bưng bít thông tin đều bắt nguồn từ thiếu minh bạch, thiếu trung thực của bọn cán bộ, đảng viên sa đọa. biến chất. Các tệ nạn như quay cóp trong học tập, mua bán bằng cấp, chạy chức, chạy quyền, bán hàng giả đều do cách sống tèm nhem, thiếu trung thực của một bộ phận nào đó trong xã hội ta hiện nay. Có tâm trong sáng mới sống thật thà. Nghĩ một đằng, nói một nẻo, làm một cách, bất nhất, lừa dối sao có thể gọi là trung thực? Có hiện tượng rất đáng buồn là có một số’ người nói rất hay về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng họ lại không làm đúng lời dạy của Người, thậm chí họ đã tham nhũng, ăn hối lộ, hách dịch, cửa quyền, nên khiến dân mất lòng tin, báo chí lên án. Có sống thẳng thắn, thật thà, trung thực thì ông bà, cha mẹ mới làm gương sáng cho con cháu; ờ trường học, thầy cô giáo mới làm gương sáng cho học sinh noi theo. Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới phải coi trọng tính trung thực, thật thà. Thầy, cô giáo và học sinh phải nói không với mọi tiêu cực trong nhà trường. Tuổi trẻ chúng ta phải không ngừng tu dưỡng đạo đức. sống và học tập một cách trung thực, thẳng thắn, thật thà, để xứng đáng là thế hệ mới của dân tộc trong thiên niên kỉ mới.
	“Ôi ! sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?” Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu thơ của Tố Hữu
BÀI LÀM 1:
Hướng dẫn lập dàn ý –     Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận và trích dẫn câu thơ của Tố Hữu. –     Sống đẹp là lối sống tích cực xuất phát từ lòng nhân ái, tình yêu thương Biểu hiện của sống đẹp là sống có mục đích, lí tưởng đúng đắn, trí tuệ sáng suốt, tâm hồn lành mạnh, hành động hướng thiện. –     Sống đẹp trước hết là nhu cầu của mỗi người và mọi người (ai cũng muốn mình đẹp trong mắt người khác). Cái đẹp ấy thể hiện ở hành vi, thái độ, quan điểm, lí tưởng, tâm hồn, trí tuệ (dẫn chứng). –     Bác bỏ những biểu hiện sống không đẹp, lối sống thực dụng tầm thường chạy theo vật chất: coi thường những tình cảm thân thuộc, sống thiếu văn hoá, sẵn sàng chà đạp người khác. –     Cần biết chắt lọc những giá trị văn hóa có ích, phù hợp với bản sắc dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa làm nên lẽ sống tâm hồn của dân tộc mình. –     Khẳng định tầm quan trọng của lối sống đẹp, rút ra bài học cho bản thân. Bài làm tham khảo Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản. Ai cũng có những khát vọng, niềm tin và tư tưởng để sống. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời có biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích; đâu là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp? “Sống đẹp” không phải là một cái gì cao xa mà rất gần gũi với chúng ta. Đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, những phương châm trong giấy sách vở mà là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Hiểu về “Sống đẹp” có rất nhiều cách khác nhau Đó là sống có đạo đức trong sáng, bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống bên mình vì lý tưởng. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề trong thời kỳ đất nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ mà trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử, trong lao động, công tác, học lập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và công hiến quên mình, họ sẵn sàng hi sinh những gì riêng tư để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Thế hộ trẻ chúng ta hôm nay chính là lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất nước. Mỗi con người có khả năng khẳng định mình, nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng của bản thân. Theo nghĩa khác, “Sống đẹp” cũng có nghĩa là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng hào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo Tất cả việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa, đề cao lý tưởng cao đẹp, phát huy trái tim nồng nhiệt, xung kích vào những công việc của Tổ quốc và nhân dân. “Sống đẹp” phải chăng nó cũng giống như lý tưởng và ước mơ, bao giờ nó cũng song hành. Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều những tấm gương để chúng ta suy nghĩ và học tập noi theo. Với tôi, đó là tấm gương của những em học sinh nghèo học giỏi, những em vươn ra ánh sáng từ gia đình có hoàn cảnh neo đơn, bệnh tật Có lẽ vì xuất phát điểm như thế nên mỗi con người chúng la, ai cũng đều có riêng cho mình những mục đích, lý tưởng, ước mơ và hoài hão khác nhau. Nhưng để “Sống đẹp” thì ai cũng phải tự nhìn lại chính mình, suy ngẫm và thực hiện hoài bão đó. Tóm lại, “Sống đẹp” không là một khái niệm xa vời, khó  thực hiện; trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trung cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Thanh niên ngày nay sống đẹp, sống có ích trước hết phải là sống có lý tưởng, mục đích rõ ràng, trung thành với mục tiêu của chính mình
BÀI LÀM 2:
Tùy vào suy nghĩ của từng người mà “sống đẹp” được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng dù thế nào thì nó cũng mang một ý nghĩa tốt đẹp. Sống đẹp là sống có mục đích, sống có tình cảm, có lí tưởng, sống vì mọi người,Sống đẹp là mang lại niềm vui cho người khác mà không phải vì một lợi ích cá nhân nào, cũng không prhải để mọi người chú ý khen ngợi. Sống như thế chỉ với một mục đích sống tốt đẹp, giúp ích cho đời mang lại niềm vui cho mọi người. Trong kho tàng ca dao – tục ngữ, cha ông ta từng thiết tha sống đẹp. Đến thời đại chúng ta, Tố Hữu cũng tha thiết kêu gọi bằng câu thơ “Ôi! Sống đẹp là thế nào hãi bạn?” Nguyễn Hữu Ân – chàng trai vào đời bằng nghĩa cử đẹp như trang cổ tích, đã dùng gần hết “chiếc bánh thời gian” cùa mình để thăm nom, chăm sóc cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối; một em học, sinh vùng núi hằng ngày cõng bạn bị cụt hai chân đến trường ròng rã bao năm liềnKhông chỉ có vậy, ta còn thấy nó qua những câu chuyện phương Đông trong “nhị thập tứ hiếu”, Nhưng ngày nay không ít người chỉ biết sông cho riêng mình, không cần quan tâm đến mọi người, thậm chí họ còn sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống của người khác để kiếm lợi ích cho bản thân mình. Đó là một trong những quan niệm sai lầm về lối sông, đó là một lối sống ích kĩ và nhỏ nhen, nếu như không sớm khắc phục thì hậu quả sẽ không tốt cho thế hệ con cháu sau này, nó biến mọi người trở nên vô cảm và khi đó cuộc sống sẻ rất tẻ nhạt, buồn chán .. Để cho xã hội tốt đẹp hơn, trước hết ta phải làm đẹp con người đã, làm đẹp ở đây không phải là đi thẩm mĩ để đẹp dung nhan mà là làm đẹp nhân cách con người. Ta phải rèn luyện tính tự lập hòa đồng biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh mình dù đó là một việc làm rất nhỏ.Suy nghĩ trong từng lời nói, cử chỉ sẽ giúp ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp hơn. Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người, câu thơ của Tô’ Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay phải biết giữ gìn truyền thống tốt dẹp của dân tộc như “ Lá lành đùm lá rách”, “Nhường cơm sẻ áo”, cùng nâng đỡ tâm hồn, nhân cách của nhau để cuộc sông ý nghĩa hơn, góp phần xây dựng một đất nước văn minh giàu đẹp.
DÀN Ý:
1. Mở bài - Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề + Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ. + Gián tiếp: lựa chọn lối sông là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ. + Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kì, trục lợi. - Nêu vấn đề: vấn đề sông đẹp mà cầu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực
 2. Thân bài Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.
 - Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sông đẹp trong cuộc sống mỗi con người.
 - Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người tư khi xã hội xuất hiện Hiển văn minh, văn hóa. 
- Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sông có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, người khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến Bị guời khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sông với tâm hồn, tình cám nhân cách, suy nghĩ khát vọng chinh đáng, cao đẹp. - Câu thơ của Tô’ Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định con người cần rèn luyện cách sống đẹp. - Biểu hiện của lối sống đẹp Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp:
 + Sống tự lập, có ích cho xã hội.
 + Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng. 
+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân. Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:
 + Sống hiếu nghĩa với người thân. + Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh. 
+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.
 + Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc. - Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:
 + Học đế biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình. 
+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.
 + Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.
 - Sống phải hành động lương thiện, tích cực:
 + Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp. + Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể. 
c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.
 - Thói ích ki, vụ lợi không lứiừng làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,
 - Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa. 
- Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội. 
- Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn  dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn. - Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp
. - Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở. - Xác định mục đích sống rõ ràng. - Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.
 3. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp + Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người. + Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.
	Lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay 
Bài làm :
Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương. Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện, sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm. Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu từ, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin – thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chứ Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn – người cha hết mực thương con. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia “Chiếc bánh thời gian” của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội văn minh hơn, thì tình thương càng phải được đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình. Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối Với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.
Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội 
Bài làm:
 Hằng ngày đi trên các ngả đường người ta gặp nhiều bích chương ngợi ca, bích chương cảnh báo, hình ảnh cảnh báo ở nhiều phương diện nhưng quả thật ít thấy bích chương hình ảnh nào cảnh báo thói vô trách nhiệm của những cá nhân, hoặc một tập thể nào đó trong khi nó “Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”. Ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm; nó xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội. về thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự; thói vô trách nhiệm và hậu quả khôn lường của nó. Tinh thần trách nhiệm là ý thức nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Nó được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người, là cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp. thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Hình ảnh cô cảnh sát giao thông đưa người già qua đường giữa làn xe tấp nập ở cung đường Nam Kỳ Khởi nghĩa – Võ Thị Sáu ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh mà các cơ quan thông tấn báo chí gần đây đưa tin là những hình ảnh thật đẹp về tinh thần trách nhiệm. Rõ ràng đó là những hình ảnh đẹp, nó toát ra từ nhân phẩm của cá nhân được rèn luyện nghiêm túc. Dù phải sống cùng với căn bệnh ung thư xương đang di căn từng ngày vào cơ thế nhưng Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hân vẫn sống đẹp dù trong tuyệt vọng. Với cánh tay phải, Hân vẫn miệt mài hàng giờ bên tờ báo tường của lớp, nắn nót từng nét chữ tươi rói màu mực cho ngày lễ 20-11 của lớp trọn vẹn. Những đêm khuya, bà Trần Thị Tư – mẹ Hân – canh cánh trong lòng khi con gái vẫn ngồi bên bàn viết miệt mài với những bài văn, con toán của năm cuối cấp. Hân ngồi lặng lẽ trên phản, trở mình với từng trang giấy được lật, bài học không bỏ phí một ngày. Đó chính là một biểu tượng về tinh thần trách nhiệm với chính bản thân mình, không gục ngã trước nghịch cảnh dù đời sống của Ngọc Hân chẳng còn bao lâu nữa. Hình như em đã đang ở cuối con đường. Bên cạnh những nhân phẩm cao đẹp về trách nhiệm sống thì vẫn còn đâu đó thói vô trách nhiệm làm bức xúc dư luận xã hội. Thói vô trách nhiệm là biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội. Những cán bộ có tài và có chức vụ cao ở huyện Hóc Môn và Gò Vấp đã và đang ra vòng móng ngựa thời gian vừa qua. Những khi còn tại vị chắc họ đã từng giáo huân nhiều vấn đề đạo đức, trách nhiệm cho cán bộ cấp dưới, cho dân chúng địa phương nhưng rồi cuối cùng họ trở thành tội phạm tham ô. Thói vô trách nhiệm và đạo đức giả ấy làm băng hoại đạo đức con người, gây tổn hại hạnh phúc gia đình, gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Chúng ta có cuộc sống thanh bình hơn 30 nã.m qua là phải đổi biết bao máu xương của cha, ông, của các anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc này. Chúng ta cần phải “sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận” để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước và sự kỳ vọng tha thiết của những người ngã xuống cho quê hương. Trách nhiệm sống của mỗi chúng ta là luôn rèn luyện nhân phẩm, năng lực tri thức để làm cho xã hội ngày càng phồn vinh, trong đó cần tuyên chiến một cách dũng cảm nhất với thói vô trách nhiệm và lối sống đạo đức giả.
	Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người 
Gợi ý :
 Giải thích ý kiến 
– Với người có lối sống ích kỉ thì những chuẩn mực đạo đức (tinh thần hi sinh, lòng nhân ái,. chỉ là những giá trị xa lạ hoặc không có ý nghĩa gì.
 – Thực chất, câu nói nhằm nêu lên những tác hại của lối sống ích kỉ và cảnh báo về một hiện tượng đời sống: thói ích kỉ đang trở thành lối sống của khá nhiều người trong xă hội. 2. Bàn luận về lối sống ích kỉ – ích kỉ là chỉ biết lợi ích của riêng mình.
 Người sống ích kỉ luôn nghĩ về lợi ích bản thân, lấy lợi ích cá nhân làm thước đo mọi giá trị, bất chấp quyền lợi của người Khác.
 – Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì sẽ dẫn đến sự tha hoá về nhân cách. Khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống sẽ trở nên xa lạ và lạc long
 – Người có lối sống ích kỉ thường xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với xã hội, thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của những người xung quanh; đồng thời họ cũng không coi trọng tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình yêu thương đồng loại, sự chia sẻ của người khác. 
– Lối sống ích kỉ đang tồn tại trong một bộ phận của đời sống xã hội và khi được che đậy bằng nhiều hình thức bóng bẩy, giả teo. Khi con người không dám đấu tranh với nó nghĩa là đang dung túng, tạo môi trường và điều kiện cho lối sống đó lên ngôi. 
3. Bài học nhận thức và hành động (0.5 điểm) – Cần phải đấu tranh chống lại thói ích kỉ. – Phải biết sống vị tha, có tinh thần trách nhiệm, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích cộng đồng.
Bình luận về thói ăn chơi đua đòi
Ăn chơi đua đòi là một hiện tượn

Tài liệu đính kèm:

  • docxNLXH_DOC.docx