TIẾT 41 ĐỀ KIỂM TRA VĂN Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Tôi đi học 0,25 Trong lòng mẹ 0.25 Tức nước vỡ bờ 0.25 0.25 4đ Lão Hạc 0.25 4đ Cô bé bán diêm 0.5 Chiếc lá cuối cùng 0.25 Hai cây phong 0.25 Tổng điểm 1đ 1đ 8 Tỉ lệ % 10 10 80 Đề bài I .Trắc nghiệm (2đ) 1. Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào ? A. Bút kí C. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn trữ tình D . Tuỳ bút 2. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ ? A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của bà cô bé Hồng. C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hòng khi gặp mẹ. D Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng . 3 . Nhận định nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ : A. Có giá trị châm biếm sâu sắc. B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao. C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố. D. Có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn . 4 Em hiểu từ “ lực điền ” trong câu “ Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất ” có nghĩa gì ? A. Người chuyên cày ruộng. C. Người to béo, đẫy đà. B. Người nông dân khoẻ mạnh. D. người nông dân cày ruộng. 5 .Trong tác phẩm, Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào ? A. Là một con người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý. B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc. C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng. D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. 6 . Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bán diêm ? A Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm vào cả đêm giao thừa . B. Gián tiếp nói về bộ mặt xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình thương. C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ. D Cả 3 nội dung trên đều đúng. 7. Vì sao nói chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ- men vẽ là một kiệt tác ? A Vì chiếc lá cụ Bơ – men vẽ giống như thật. B Vì chiếc lá ấy đã mang sự sống cho Giôn – xi. C Vì cụ Bơ – men tự coi đấy là một kiệt tác. D. Vì cả Xiu và Giôn xi đều chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá nào đẹp hơn thế. 8. Trong hai mạch kể của văn bản Hai cây phong mạch kể nào quan trọng hơn ? A. Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi ”. B. Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng ta”. C. Mạch kể của người kể chuyện xưng “ta ”. D. Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi ”. II. Tự luận (8đ) 2. Cho câu chủ đề sau: “Chị Dậu là hình ảnh của người phụ nữ thương chồng, thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.” Triển khai câu chủ để trên thành một đoạn văn diễn dịch từ 10 đến 12 dòng. (4đ) 3. Viết một đoạn văn theo mô hình tổng – phân – hợp nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao (4đ) Đáp án và thang điểm I Trắc nghiệm (2đ, mỗi câu 0,25đ) 1 B; 2 D ;3 A; 4 B ; 5 A ; 6 D ; 7 B ; 8 A II/Tự luận (8đ) 1) Chị Dậu là hình ảnh của người phụ nữ thương chồng, thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Chi đã ra sức chăm sóc anh, cướp anh lại từ bàn tay tử thần. Xót chồng đau ốm mà bị đánh đập, cùm kẹp, chi đã lấy thân mình che chở cho chồng. Thậm chí, chị còn sẵn sàng chống trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu. Sức mạnh mà chị có được là sức mạnh của tình yêu thương mà chị dành cho chồng. Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột. Chứng kiến con phải ăn cơm thừa của cho mà chị không cầm được nước mắt. Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy. Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tửu, thằng Dần, cái Tí. 2. Viết đúng mô hình đoạn văn tổng phân hợp (0,5đ) - Nêu được những cảm nhận của mình về nhân vật Lão Hạc ( người nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sáng lương thiện, người cha giàu đức hi sinh vì con .) (2Đ) - Viết trôi chảy, ít sai lỗi chính tả (0,5đ)
Tài liệu đính kèm: