Ngữ văn 7 - Ôn tâp văn hoc kì I

docx 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2040Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 7 - Ôn tâp văn hoc kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 7 - Ôn tâp văn hoc kì I
Phần 1 (6 điểm) 
Câu 1 (1.5 điểm): Chép theo trí nhớ bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh và cho biết hai bài thơ Cảnh khuya và bài Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thể thơ nào?
Câu 2 (1 điểm): Để đạt được chuẩn mực sử dụng từ khi sử dụng từ cần chú ý những gì? Theo chuẩn mực sử dụng từ, các từ in đậm trong các ví dụ sau mắc lỗi sai nào? Hãy sửa lại cho đúng.
a. Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý
b. Sau khi Liễu Thăng hi sinh tại ải Chi Lăng viện binh của giặc Minh như rắn cụt đầu
Câu 3 (3 điểm): Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
Câu 4: ( 1.5 điểm )
“Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. 
(Vũ Tú Nam)
Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân. 
Phần 2: (3 điểm) 
Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái mà mẹ vừa bước vào
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 
1/ Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả? Theo em, trong đoạn trích trên, người mẹ đang nói với ai? (1 điểm)
2/ Tìm hai từ láy có trong đoạn trích. (0,5 điểm)
3/ Tìm từ đồng nghĩa với từ học trò. (0,5 điểm) 
4/ Hãy nhớ và viết lại cảm xúc ngày đầu tiên đến trường của em bằng một vài câu văn. (1 điểm)
Phần 3: (1 điểm)
1/ Từ lời người mẹ “ thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” trong đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ của em về thế giới kì diệu mà người mẹ muốn nói đến. (1 điểm)
# ANSWER TO Q.4 :
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: 
+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ:
Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang, hoa xoan nhớ nhung.
So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích: 
+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm. 
+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
( Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
Lưu ý:
- Học sinh có thể kết việc chỉ ra các từ láy và biện pháp tu từ trong quá trình phân tích những cảm nhận của tác giả Vũ Tú Nam về mưa xuân, không nhất thiết phải tách riêng phần xác định các từ láy và biện pháp tu từ.
- Khuyến khích những bài làm có khả năng phân tích, cảm nhận tốt, giám khảo có thể cân đối cho điểm phù hợp.
 J GOOD LUCK !!! J

Tài liệu đính kèm:

  • docxKTHK_I_Van_20152016.docx