Ngữ văn 6 - Tiết 106: Cô Tô

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5071Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 6 - Tiết 106: Cô Tô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 6 - Tiết 106: Cô Tô
Ngày soạn: .../ 03/ 2015
Ngày dạy: 13/ 03/ 2015
Tiết 106 CÔ TÔ
(Nguyễn Tuân)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục, thể loại, phương thức biểu đạt và phân tích đoạn một: “Vẻ đẹp của quần đảo Cô Tô sau trận bão”
- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản ký. Kĩ năng cảm thụ văn bản ký thông qua những chi tiết, ngôn ngữ tinh tế, độc đáo được tác giả sử dụng trong văn bản.
3. Giáo dục:
- Giáo dục cho các em lòng yêu mến, gắn bó với vẻ đẹp của quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị
1. Thái độ:
- Đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, thiết kế giáo án; chân dung nhà thơ Nguyễn Tuân; tư liệu, hình ảnh về quần đảo Cô Tô.
2. Học sinh:
- Đọc và soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa, sưu tầm tư liệu tham khảo (về quần đảo Cô Tô và nhà văn Nguyễn Tuân)
III. Các bước lên lớp 
1. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu? Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuât?
2. Giới thiệu bài mới 
 Việt Nam chúng ta không chỉ nổi tiếng với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường sa mà Việt nam còn được bạn bè trên thế giới biết đến với rất nhiều quần đảo lớn nhỏ, những vùng biển đẹp với những cái tên rất hay. Có thể kể đến như: vịnh Hạ Long, đảo Bạch Long Vỹ, đảo Cát Bà, đảo Cồn Cỏ, đảo Sơn Trà hay đảo Lý Sơn...Ở mỗi vùng đất ấy lại có những con người với những vẻ đẹp, phong tục, tập quán khác nhau. Ngày hôm nay,thầy sẽ giới thiệu cho các em một vùng đất mới với những con người mới cùng những vẻ đẹp rất riêng, rất độc đáo qua cách nhìn và cảm nhận của nhà văn Nguyễn Tuân trong một lần nhà văn ra thăm đảo vào năm 1976.Bây giờ, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài Cô Tô được trích từ bài kí cùng tên của ông.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Gọi HS đọc phần chú thích (*) SGK.
? Dựa vào phần chú thích, em hãy nêu những hiểu biết của mình về nhà văn Nguyễn Tuân?
? Một số tác phẩm nổi tiếng của ông?
? Bài kí được Nguyễn tuân sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung
GV hướng dẫn về cách đọc:
 + Giọng đọc vui tươi, hồ hởi, ngừng nghỉ đúng chỗ với các câu văn mệnh đề phụ bổ sung và đảm bảo sự liền mạch của từng câu, từng đoạn. 
 + Chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các so sánh, ẩn dụ, hoán dụ mới lạ đặc sắc.( lam biếc, vàng giòn, xanh mượt, vắng tăm biệt tích, hửng hồng...)
GV đọc mẫu rồi gọi HS đọc văn bản
Gọi HS nhận xét. GV đánh giá cách đọc của HS.
 +GV giải thích thêm các từ khó trong sgk.
? Văn bản này được viết theo thể loại gì? Đặc điểm của nó?
=> Thể văn viết về người thật, việc thật, có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất.
? Phương thức biểu đạt ở đây là gì?
? Theo em bài văn có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản
Gọi HS đọc lại đoạn 1.
? Sau trận bão, toàn cảnh đảo Cô Tô được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh nào?
 => Bầu trời, cây cối, nước biển, cát.
? Để miêu tả vẻ đẹp đó, tác giả dùng từ loại gì nhiều nhất ?
=> Tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng.
? Hãy tìm những từ ngữ đó?
? Ở đây, tác giả đã sử dụng những hình ảnh và từ loại như thế nào? Nó có tác dụng gì?
? Qua sự miêu tả đó, em thấy bức tranh Cô Tô hiện lên với một vẻ đẹp như thế nào?
? Để thấy được những vẻ đẹp của đảo Cô Tô, tác giả đã chọn vị trí quan sát là ở đâu? Vị trí đó có tác dụng gì?
? Qua đây, em cảm nhận như thế nào về tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân đối với đảo Cô Tô?
(Chú ý đoạn văn sgk từ: “Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trungmùa sóng ở đây”)
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- - Nguyễn Tuân (1910-1987)
- Quê: Từ Liêm - Hà Nội.
- Nhà văn đa tài, nổi tiếng về thể tùy bút và kí.
-Thiếu quê hương, vang bóng một thời, chiếc lư đồng mắt cua, Sông Đà, Tờ hoa
2. Tác phẩm
- Viết năm 1976 – nhân chuyến nhà văn ra thăm đảo Cô Tô.
- Trích phần cuối của bài kí Cô Tô, in trong cuốn “Nguyễn Tuân toàn tập”.
II. Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích
3. Thể loại: Kí.
4. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
5. Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: Từ đầu ... “theo mùa sống ở đây”: ( Toàn cảnh đảo Cô Tô sau trận bão).
+ Phsần 2: tiếp theo ... “là là nhịp cánh” (Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô).
+ Phần 3: còn lại( Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo và hình ảnh người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi).
III. Phân tích văn bản:
 1. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão.
- Bầu trời: 
 + trong trẻo.
 + sáng sủa.
 + trong sáng.
- Cây cối: 
 +xanh mượt.
- Nước biển: 
 +lam biếc đặm đà.
- Cát: 
 + vàng giòn.
- Nghệ thuật: hình ảnh miêu tả chọn lọc; tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng.
=>Làm nổi bật vẻ đẹp của vùng đảo Cô Tô.
=>Vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi.
- Vị trí quuan sát: trên nóc đồn.
=> Giúp người đọc hình dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp trong sáng của vùng đảo Cô Tô.
-Tình cảm chân thành, “yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”
4. Củng cố
- Gọi học sinh đọc lại văn bản.
- Nhắc lại một vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân.
- Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua.
5. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được những nét chính về nhà văn Nguyễn Tuân và vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão.
- Đọc và soạn phần tiếp theo: Phần 2 (Cảnh mặt trời mọc trên biển) và phần 3 ( Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô Tô)
 Ngày duyệt  / 03/2015 Đồng Hới, ngày / 03/ 2015
 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
 Trần Thị Lệ Thanh Dương Đệ Đức

Tài liệu đính kèm:

  • docCo_to.doc