Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2015-2016

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2015-2016
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Đề thi môn : Ngữ văn 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1( 3 điểm): Trong truyện: “ Chiếc nhẫn bằng thép” nhà văn Nga Pau tôp xki có viết: “Mùa xuân đi dạo ngoài đồng như bà chủ trẻ tuổi. Chỉ cần bà chủ đó liếc nhìn xuống một cái khe là con suối lập tức chảy róc rách, tràn trề. Mùa xuân tiến bước đều, mỗi bước lại làm những con suối reo to hơn”
Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn văn trên?
Các biện pháp ấy có tác dụng như thế nào đối với việc miêu tả cảnh? Cảnh ấy có giống với cảnh ở đất nước ta không?
Câu 2( 3 điểm): Phân tích cái hay, cái ngộ nghĩnh của em trong những câu thơ sau:
 “ Gà mẹ hỏi gà con
 Đã ngủ chưa đấy hả?
 Cả đàn gà nhao nhao
 Ngủ cả rồi đấy ạ !”
 ( Ngủ rồi- Phạm Hổ)
Câu 3 ( 12 điểm): 
 Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng. 
	Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.
HẾT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Hướng dẫn chấm: Ngữ văn 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm)
HS chỉ rõ được các biện pháp tu từ: Nêu đúng cho 1,5 đ chỉ gọi tên được 2 biện pháp tu từ cho 0,5 đ
So sánh: Mùa xuân.như một bà chủ trẻ tuổi.
Nhân hóa: Mùa xuân đi dạoliếc nhìntiến bước .
 Những con suối reo to hơn.
HS cần nêu được:
Nhà văn miêu tả cảnh mùa xuân vừa đến, phút chuyển giao kỳ diệu từ mùa đông sang mùa xuân trên đất nước Nga- xứ ôn đới lạnh giá đầy băng tuyết.
Nghệ thuật so sánh kết hợp khéo léo với NT nhân hóa rất gợi hình, gợi cảm làm ta hình dung rõ vẻ đẹp và sức mạnh huyền diệu của mùa xuân. MX làm cho thiên nhiên biến đổi, đem về sức sống mới cho mỗi cảnh vật. cảnh hiện lên sống động
Nước ta là nước xứ nhiệt đới, không có cảnh băng tan, tuyết chảy nhưng mùa xuân ở đâu cũng tươi đẹp, cũng dào dạt sức sống.
 ( Diễn đạt trôi chảy, mỗi ý cho 0,5 đ)
Câu 2: (3 điểm)
 HS viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay, cái ngộ nghĩnh của đoạn thơ:
Nghệ thuật chính: Nhân hóa. Chính biện pháp nghệ thuật này đã làm cho đoạn thơ thêm hay, những chú gà con và gà mẹ không còn là gà nữa mà đây là đoạn thơ làm cho ta liên tưởng đến mẹ ta và chính lũ con rất hồn nhiên và tinh nghịch của mẹ.
Nội dung: Sự quan tâm săn sóc, ân cần chu đáo của tình mẹ, người mẹ.
 Lũ con lại quá hồn nhiên tới mức thản nhiên không hề có sự phòng bị nào: ngủ rồi mà vẫn đồng thanh thưa.
 Cái hay, cái đẹp của đoạn thơ là ở điểm này. Nhà thơ đã đi sâu vào tâm lý trẻ thơ để miêu tả, phản ánh: Sự trong trắng , ngây thơ, hồn nhiên
 ( Tùy vào các ý thể hiện trong nội dung bài viết để cho điểm phù hợp)
Câu 3: ( 12 đ)
 * Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
1. Về kĩ năng:
 - Bài văn có bố cục đầy đủ, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả.
 - Vận dụng đúng phương pháp làm văn tự sự (cụ thể: kể chuyện tưởng tượng).
 - Bài văn có cảm xúc, có lời kể, đúng ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo.
2. Về kiến thức: 
 - Yêu cầu hs nhập vai vào nhân vật của câu chuyện (Dế Mèn) để kể lại câu chuyện và nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của Dế Mèn. Tâm trạng đó được biểu hiện qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn
3. Yêu cầu cụ thể: 
Mở bài:	2 điểm 
 - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. 
Thân bài:	8 điểm 
 - Kể lại diễn biến câu chuyện, tâm trạng qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn trong đó có kết hợp tự miêu tả và miêu tả các nhân vật khác trong câu chuyện, miêu tả cảnh
Kết bài:	2 điểm 
 - Kết thúc câu chuyện. Khắc sâu bài học đường đời đầu tiên
4. Vận dụng cho điểm:
Điểm 10 -12: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
Điểm 7 -9 : Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm có cảm xúc nhưng còn đôi chỗ kể chưa sáng tạo Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 5 - 6: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng văn kể chuyện tưởng tượng chưa tốt, có miêu tả các nhân vật và khung cảnh nhưng chưa rõ, nhiều chỗ còn lan man.
Điểm 3 - 4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc sang kể lể lan man, lủng củng, hoặc sao chép lại văn bảnCòn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng 
Điểm 0: Bài để giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_mon_Ngu_van_6_vong_truong_Nh_20152016.doc