Ngữ văn 12 - Bài viết số 1

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 12 - Bài viết số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 12 - Bài viết số 1
BÀI VIẾT SỐ 1
I.Mục tiêu đề kiểm tra:
- Nắm vững và tiến hành viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Biết cách vận dụng những hiểu biết về đời sống xã hội và con ngườ, về văn nghị luận, về các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn để bộc lộ những suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí.
 - Mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí.
II. Hình thức đề kiểm tra:
 Hình thức trả lời câu hỏi kết hợp với tự luận.
III.Thiết lập ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
 Vận dụng 
Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 1. Đọc- hiểu
-Phương thức biểu đạt của đoạn văn bản.
- Xác định là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp.
-Xác định nội dung của đoạn văn bản.
- Đặt tiêu đề cho đoạn văn bản
- Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp nghệ thuật
Liên hệ , so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề.
 2.Làm văn
-Vận dụng kiến thức kĩ năng về nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Số câu : 2
Số điểm : 0.5đ
Tỉ lệ : 5 %
Số câu : 3
Số điểm:1.5đ
 Tỉ lệ 15 %
Số câu : 1
Số điểm:1
 Tỉ lệ : 10 %
Số câu : 1
Số điểm:7,0
 Tỉ lệ : 70 %
Số câu : 3
Số điểm : 10 đ
Tỉ lệ : 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ:
ĐỀ KIỂM BÀI VIẾT SỐ 1 – Lớp 11 – ĐỀ 1
Thời gian : 90 phút 
I.Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
..."Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó." (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
Văn bản là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp ? (0,25 đ)
Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?(0,25 đ)
Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?(0.5 đ)
Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 đ)
Đặt tên cho đoạn văn bản trên. (0,5 đ)
Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ."
Anh/ chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai văn bản? Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống cao quí nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc?(1.0 đ)
II.Phần 2: Làm văn ( 7 đ)
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại? 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM BÀI VIẾT SỐ 1 – Lớp 11 – Đề 1
I.Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
1.Lời dẫn trực tiếp (0.25 đ)
2. Phương thức nghị luận. (0.25 đ)
3. Khẳng định ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.(0,5 đ)
4.Biện pháp nghệ thuật: chủ yếu qua phép lặp với các từ ngữ: chủ quyền, thiêng liêng, lãnh thổ, biển đảo, vùng biển...(0,5 đ)
5.HS có thể đặt nhiều cách:ngắn gọn, khái quát được nội dung đoạn văn (0.5 đ)
6. - Thông điệp chung của cả hai văn bản đều khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước với bất cứ giá nào, vì "không có gì quí hơn độc lập, tự do!"(0,5 đ)
- Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống yêu nước cao quí trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc (0,5 đ)
II.Làm văn:
1. Yêu cầu về kĩ năng :
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
 2. Yêu cầu về kiến thức :
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
a.MB: Nêu vấn đề
b.TB:
(1)Giải thích: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước.
(2)Phân tích:
- Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......
- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...
(3)Bình luận:
- Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ ( ta về ta tắm ao ta)
- Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.
- Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
(4) Nhận thức và hành động:
- Cần phải chú trọng giáo giục lòng yêu nước cho thanh niên, học sinh
-Thanh niên, HS cần học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...
c.KB: lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại
ĐỀ KIỂM BÀI VIẾT SỐ 1 – Lớp 11 – ĐỀ 2
Thời gian : 90 phút 
I.Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (Hồ Chí Minh)
1.Văn bản là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp ? (0,25 đ)
2.Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?(0,25 đ)
3.Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?(0.5 đ)
4.Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 đ)
 5.Đặt tên cho đoạn văn bản trên. (0,5 đ)
6. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?(1.0 đ)
II.Phần 2: Làm văn (7 đ)
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại? 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM BÀI VIẾT SỐ 1 – Lớp 11 – Đề 2
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
1.Lời dẫn trực tiếp (0.25 đ)
 2. Phương thức nghị luận. (0.25 đ)
 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.(0,5 đ)
 4.Phép thế với các đại từ "đó, ấy, nó" (0,5 đ)
 5. HS có thể đặt nhiều cách:ngắn gọn, khái quát được nội dung đoạn văn (0.5 đ)
6. - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn sóng..."; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...(0.5 đ)
- Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. (0.25 đ)
- Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ..., khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào. (0.25 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_viet_so_1_Lop_11_Nam_hoc_2015_2016.doc