Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia Giáo dục công dân - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Trường Thái

pdf 110 trang Người đăng dothuong Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia Giáo dục công dân - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Trường Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia Giáo dục công dân - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Trường Thái
NGUYỄN TRƯỜNG THÁI 
KHẮC THÀNH 
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 
Năm học 2016-2017 
******************** 
MÔN 
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
 - Dành cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia 
 - Biên soạn theo hướng mới nhất của Bộ Giáo dục 
 - Dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên THPT 
Nguyễn Trường Thái December 1, 2016 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân 2 
MỤC LỤC 
Trang 
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................................................... 3 
Phần 1. TỔNG HỢP 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO BÀI........................................................ 4 
BÀI 1. PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG ................................................................................................. 4 
BÀI 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ................................................................................................... 15 
BÀI 3. CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT ............................................................. 25 
BÀI 4. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI 
SỐNG XÃ HỘI.................................................................................................................................. 30 
BÀI 5. BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO ....................................................... 40 
BÀI 6. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN ............................................................. 44 
BÀI 7. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ ....................................................................... 53 
BÀI 8. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN ................................................... 62 
BÀI 9. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC .............................. 68 
Phần 2. MỘT SỐ ĐỀ ÔN LUYỆN ........................................................................................................ 76 
ĐỀ MINH HỌA CỦA BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO....................................... .............................. 76 
ĐỀ SỐ 1.................................................................................................................. ........................... 81 
ĐỀ SỐ 2.................................................................................................................. ........................... 86 
ĐỀ SỐ 3.................................................................................................................. ........................... 92 
ĐỀ SỐ 4................................................................................................. ............................................ 97 
ĐỀ SỐ 5.................................................................................................................. ......................... 103 
(Đề thi thử THPT Quốc gia của trường THPT chuyên Bắc Ninh) .................................................. 103 
Phần 3. ĐÁP ÁN MỘT SỐ ĐỀ ÔN LUYỆN ...................................................................................... 109 
Nguyễn Trường Thái December 1, 2016 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân 3 
LỜI GIỚI THIỆU 
 Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 là kỳ thi theo hướng đổi mới về hình 
thức thi của Bộ giáo dục và Đào tạo. Các môn thi gồm: Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, 
Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lí, Tiếng Anh và Giáo dục công dân. Riêng năm nay có thêm môn 
Giáo dục công dân, đây là môn học mà nhiều học sinh còn thờ ơ và xem nhẹ. Việc Bộ giáo 
dục đưa môn này vào kỳ thi THPT QG giúp cho học sinh quan tâm và tạo niềm hứng thú hơn 
đối với môn học này. Đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng, giáo dục học sinh khi mà hiện nay 
nạn bạo hành và hàng loạt các tệ nạn xã hội khác hoành hành khắp nơi mà mạng xã hội gần 
đây đã nhiều lần dậy sóng. 
 Năm 2017, việc ôn thi lại ráo riết và căng thẳng hơn bao giờ hết khi mà Bộ giáo dục đã 
chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm đối với tất cả các môn (trừ môn Ngữ Văn). Điều này 
đòi hỏi giáo viên và học sinh cần tập trung và quan tâm nhiều hơn cũng như có phương pháp 
học tập và ôn luyện đúng đắn, đổi mới theo phương pháp mà Bộ đã thay đổi. 
 Về hình thức thi: gồm có hai tổ hợp và ba môn thi 
 - Các môn: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh là ba môn bắt buộc cho tất cả thí sinh dùng để 
xét tốt nghiệp THPT và CĐ, ĐH. 
 - Các tổ hợp: Khoa học xã hội (Lịch Sử, Địa Lí, Giáo dục công dân) và Khoa học tự 
nhiên (Lý, Hóa, Sinh) được thí sinh chọn một trong hai để cùng xét tốt nghiệp với ba môn 
trên và CĐ, ĐH. 
 Riêng môn Giáo dục công dân, đây là lần đầu tiên Bộ giáo dục đưa môn này vào kỳ thi 
THPT QG với hình thức trắc nghiệm. Điều này đã có chút khó khăn với giáo viên và học 
sinh. Nắm bắt được nhu cầu ôn thi cũng như hạn chế về nguồn tài liệu cho môn này. Chúng 
tôi đã biên soạn và cho ra đời cuốn “Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia 
môn Giáo dục công dân”. Tài liệu này gồm có các phần sau: 
 1. Tổng hợp 500 câu hỏi trắc nghiệm theo từng bài. 
 2. Một số đề ôn luyện. 
 3. Đáp án một số đề ôn luyện. 
Hy vọng với cuốn tài liệu này sẽ phần nào giúp cho các bạn học sinh ôn tập tốt nhất cho kỳ 
thi THPT Quốc gia sắp tới và là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên THPT. Đây là lần ra 
mắt tài liệu đầu tiên nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, sự phản hồi của các bạn học sinh, 
quý thầy cô sẽ giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện trong những tài liệu tiếp theo. 
Thân ái! 
Nguyễn Trường Thái 
Khắc Thành 
Nguyễn Trường Thái December 1, 2016 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân 4 
Phần 1. TỔNG HỢP 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO BÀI 
BÀI 1. PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 
Câu 1. Pháp luật là gì? 
 A. Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử xự chung do Nhà nước ban hành hoặc công nhận 
nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng quyền lực Nhà nước. 
 B. Pháp luật là tập hợp các quy định của Nhà nước, hệ thống các quy tắc xử xự được 
Nhà nước công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định 
 C. Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử xự riêng do Nhà nước ban hành hoặc công nhận 
nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng quyền lực Nhà nước. 
 D. Pháp luật là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có chứa các điều luật do Nhà 
nước ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. 
Câu 2. Đâu là bản chất của pháp luật? 
 A. Tính giai cấp, tính xã hội. 
 B. Tính giai cấp, tính xã hội, tính quyền lực. 
 C. Tính quyền lực, tính ý chí, tính khách quan. 
 D. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng? 
 A. Pháp luật có ba đặc trưng chính là tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, tính xác 
định chặt chẽ về mặt hình thức. 
 B. Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao 
động. 
 C. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát 
triển của xã hội. 
 D. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của nhân dân, mà 
Nhà nước là đại diện. 
Câu 4. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật được hiểu là 
 A. ý chí của Nhà nước được thể hiện rõ ràng. 
 B. các quy luật của xã hội được thể hiện bằng lăng kính của Nhà nước. 
 C. từ ngữ phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa. 
 D. các điều luật, bộ luật, ngành luật phải được ban hành đúng theo quy định của pháp 
luật. 
Câu 5. Theo khoản 3, Điều 104 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: “Cháu có nghĩa vụ kính 
trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại”. Điều này thể hiện đặc trưng gì của 
pháp luật? 
 A. Tính quy phạm phổ biến. 
 B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 
 C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 
 D. Tính khách quan, ý chí. 
Câu 6. Luật giao thông đường bộ được ban hành nhằm buộc mọi người khi tham gia giao 
thông phải tuân thủ đúng luật giao thông. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? 
 A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 
 B. Tính ý chí. 
Nguyễn Trường Thái December 1, 2016 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân 5 
 C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 
 D. Tính quy phạm phổ biến. 
Câu 7. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau: “Pháp luật phản ánh ý chí của............, bảo 
vệ.............., bảo vệ bộ máy Nhà nước............. 
 A. nhân dân – giai cấp thống trị – giai cấp thống trị 
 B. giai cấp thống trị – giai cấp thống trị – thể chế chính trị 
 C. nhân dân – giai cấp thống trị – thể chế chính trị 
 D. nhân dân – giai cấp cầm quyền – giai cấp thống trị 
Câu 8. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành 
 A. phù hợp với ý chí của nhân dân do Nhà nước đại diện. 
 B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do Nhà nước đại diện. 
 C. phù hợp với nhu cầu và tính chất của xã hội. 
 D. phù hợp với nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. 
Câu 9. Tính giai cấp của Nhà nước thể hiện ở những phương diện nào? 
 A. kinh tế, chính trị, xã hội. 
 B. kinh tế, văn hóa, xã hội. 
 C. kinh tế, chính trị, văn hóa. 
 D. kinh tế, chính trị, tư tưởng. 
Câu 10. Pháp luật mang bản chất của xã hội vì 
 A. pháp luật là nền tảng của sự phát triển xã hội. 
 B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội. 
 C. pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh. 
 D. pháp luật góp phần giữ vững an ninh xã hội. 
Câu 11. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu nói sau của Hồ Chí Minh: “Pháp luật của ta là 
pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ.............rộng rãi cho nhân dân lao động.” 
 A. lợi ích chính đáng. 
 B. quyền và nghĩa vụ. 
 C. quyền tự do dân chủ. 
 D. quyền và lợi ích chính đáng. 
Câu 12. Tính đến năm 2016, nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp? 
 A. Ba. 
 B. Bốn. 
 C. Năm. 
 D. Sáu. 
Câu 13. Nhà nước ta điều hành đất nước bằng 
 A. quân đội và chính quyền. 
 B. quyền lực của nhân dân. 
 C. lực lượng vũ trang và Công an nhân dân. 
 D. Hiến pháp và pháp luật. 
Câu 14. Từ ngày 15/12/2007, theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-QH mọi người ngồi trên xe 
máy phải đội mũ bảo hiểm. Điều này thể hiện 
 A. bản chất của pháp luật 
 B. vai trò của pháp luật. 
 C. nội dung của pháp luật. 
Nguyễn Trường Thái December 1, 2016 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân 6 
 D. đặc trưng của pháp luật. 
Câu 15. Luật giáo dục do cơ quan nào sau đây ban hành? 
 A. Bộ Giáo dục và đào tạo. 
 B. Chính phủ. 
 C. Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 
 D. Quốc hội. 
Câu 16. Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng 
 A. đều mang tính quy phạm. 
 B. đều mang tính bắt buộc chung. 
 C. đều là quy phạm tồn tại ở dạng thành văn. 
 D. đều do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận. 
Câu 17. Đâu không phải là vai trò của pháp luật? 
 A. Là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước. 
 B. Là phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế - xã hội. 
 C. Là cơ sở cho việc hoạt động của bộ máy Nhà nước. 
 D. Góp phần tạo dựng mối quan hệ mới. 
Câu 18. Pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về Luật hôn nhân và gia đình nhưng không điều 
chỉnh mối quan hệ về tình bạn, tình yêu. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với 
 A. phong tục, tập quán. 
 B. tín ngưỡng. 
 C. tôn giáo. 
 D. đạo đức. 
Câu 19. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam ban hành năm 2004 ghi nhận 
trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc chăm lo lợi ích cho trẻ em. Thể hiện điều gì của 
pháp luật? 
 A. Bản chất của pháp luật. 
 B. Đặc trưng của pháp luật. 
 C. Vai trò của pháp luật. 
 D. Nội dung của pháp luật. 
Câu 20. “Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã 
che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở 
việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che 
giấu tội phạm trong những trường hợp mà bộ luật này quy định”. (Điều 21, Bộ luật hình sự 
1999). Điều này thể hiện tính chất nào của pháp luật? 
 A. Tính quy phạm phổ biến. 
 B. Tính ý chí. 
 C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 
 D. Tính khách quan. 
Câu 21. Đâu là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật? 
 A. Là văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành hoặc công nhận 
 B. Được áp dùng nhiều lần, ở phạm vi địa phương. 
 C. Chứa đựng các quy tắc xử xự chung. 
 D. Được đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhân dân. 
Câu 22. Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của 
Nguyễn Trường Thái December 1, 2016 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân 7 
 A. tổ chức chính trị xã hội. 
 B. Nhà nước và xã hội. 
 C. nhân dân. 
 D. giai cấp thống trị. 
Câu 23. Phương thức tác động của Nhà nước lên quan hệ pháp luật là 
 A. giáo dục. 
 B. cưỡng chế. 
 C. giáo dục, cưỡng chế. 
 D. giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 
Câu 24. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật là phương pháp quản lý 
 A. dân chủ và phức tạp nhất. 
 B. dân chủ và hiệu quả nhất. 
 C. hữu hiệu và hiệu quả nhất. 
 D. hiệu quả và khó khăn nhất. 
Câu 25. Nhà nước ban hành Hiến pháp vì 
 A. Hiến pháp quy định các quyền cơ bản của công dân. 
 B. Hiến pháp quyết định chặt chẽ về luật, đầy đủ mức độ nặng nhẹ của các quy phạm 
pháp luật. 
 C. Hiến pháp chứa đựng các luật dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, thuế,... 
 D. Chỉ có câu A và C đúng. 
Câu 26. Cơ quan nào sau đây có quyền lập pháp, lập hiến? 
 A. Chủ tịch nước. 
 B. Quốc hội. 
 C. Nhà nước. 
 D. Chính phủ. 
Câu 27. Tính quy phạm của đạo đức, tập quán có sự khác biệt cơ bản nhất đối với tính quy 
phạm phổ biến của pháp luật là 
 A. chứa đựng các ứng xử mẫu. 
 B. có tính bắt buộc chung. 
 C. được áp dụng ở phạm vi rộng. 
 D. được áp dụng giới hạn trong một phạm vi cụ thể. 
Câu 28. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của pháp luật? 
 A. Là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội. 
 B. Là phương tiện để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. 
 C. Là công cụ để thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. 
 D. Là công cụ đề bảo vệ mọi quyền và lợi ích của công dân. 
Câu 29. Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện ở 
 A. những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt hành chính. 
 B. những hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt. 
 C. những hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. 
 D. những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kỉ luật. 
Câu 30. Nhận định nào sau đây đúng? 
 A. Hiến pháp được xem là “cam kết tối cao” của Nhà nước trước nhân dân. 
 B. Tính ý chí của pháp luật thể hiện ở ý chí của Nhà nước và công dân. 
Nguyễn Trường Thái December 1, 2016 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân 8 
 C. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là Nhà nước phải ban hành pháp luật và đưa 
pháp luật vào một bộ phận người dân. 
 D. Không phải tất cả các quy phạm pháp luật nào cũng được áp dụng nhiều lần, nhiều 
nơi. 
Câu 31. Pháp luật Xã hội chủ nghĩa là pháp luật 
 A. mang đậm bản chất giai cấp và xã hội 
 B. chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật tư sản. 
 C. ra đời thứ tư, sau pháp luật phong kiến 
 D. dân chủ, tiến bộ nhưng còn mang nặng tư tưởng phong kiến. 
Câu 32. Cho các nhận định sau 
 (1). Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. 
 (2). Trong luật hình sự các nước, tội xâm phạm an ninh quốc gia bao giờ cũng là trọng 
tội có mức hình phạt cao nhất. 
 (3). Trong chừng mực nhất định, pháp luật ghi nhận ý chí chung của toàn xã hội, cân 
bằng lợi ích của cộng đồng với lợi ích giai cấp. 
 (4). Nhà nước thực hiện quyền lực thông qua bộ máy cưỡng chế (quân đội, cảnh sát, 
nhà tù...) 
Số nhận định không đúng là 
 A. 0. 
 B. 1. 
 C. 2. 
 D. 3. 
Câu 33. Trong các đặc trưng của pháp luật, đặc trưng nào được xem là ranh giới để phân biệt 
với các quy phạm xã hội khác? 
 A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 
 B. Tính quy phạm phổ biến. 
 C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 
 D. Tính chủ quan, ý chí. 
Câu 34. Điều 34, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo 
dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập”. Điều này phù hợp với 
 A. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người. 
 B. nguyện vọng của mọi công dân. 
 C. quy tắc ứng xử trong đời sống xã hội. 
 D. Hiến pháp. 
Câu 35. Quốc hội ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây? 
 A. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. 
 B. Hiến pháp, Luật, Nghị định. 
 C. Hiến pháp, Luật, Thông tư. 
 D. Hiến pháp, Luật, Lệnh. 
Câu 36. Cho các nhận định sau 
 (1). Pháp luật là tiền đề, là cơ sở để Nhà nước quản lý xã hội. 
 (2). Pháp luật có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù khác, tuy nhiên cũng có sự khác 
biệt nhất định. 
 (3). Pháp luật Xã hội chủ nghĩa chỉ có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội. 
Nguyễn Trường Thái December 1, 2016 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân 9 
 (4). Chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền lập hiến và lập pháp. 
Câu nhận định không đúng là 
 A. (1) và (2). 
 B. (1) và (3). 
 C. (3) và (4). 
 D. không có nhận định nào không đúng. 
Câu 37. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ 
quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau”. Điều này thể hiện 
 A. bản chất của pháp luật. 
 B. vai trò của pháp luật. 
 C. nội dung của pháp luật. 
 D. đặc trưng của pháp luật 
Câu 38. Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của Nhà nước? 
 A. Tương trợ tư pháp giữa các quốc gia. 
 B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 
 C. Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao. 
 D. Phòng thủ đất nước. 
Câu 39. Bộ phận nào không có trong một quy phạm pháp luật? 
 A. Giả định. 
 B. Quy định. 
 C. Chế tài. 
 D. Chế định. 
Câu 40. Một trong những bản chất của Nhà nước là 
 A. có chủ quyền quốc gia. 
 B. đặt ra thuế và thu thuế dưới hình thức bặt buộc. 
 C. tính xã hội. 
 D. Tất cả ý trên. 
Câu 41. Pháp luật là những quy tắc xử xự chung, có nghĩa là 
 A. chỉ những người đủ tuổi theo quy định của pháp luật mới phải chịu sự ràng buộc của 
pháp luật. 
 B. có hiệu lực pháp lý cao nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam 
 C. về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm. 
 D. là những quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân, tố chức ai cũng phải xử xự theo 
pháp luật. 
Câu 42. Pháp luật ra đời từ khi nào? 
 A. Từ khi loài người xuất hiện. 
 B. Từ khi có Vua. 
 C. Từ khi nhà nước ra đời. 
 D. Từ thời xa xưa. 
Câu 43. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật? 
 A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 
 B. Tính quy phạm phổ biến. 
 C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 
 D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. 
Nguyễn Trường Thái December 1, 2016 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân 10 
Câu 44. Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần 
 A. tôn trọng tính tối cao của Luật và Hiến pháp. 
 B. đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. 
 C. A và B đúng. 
 D. A và B sai. 
Câu 45. Nhận định nào sau đây đúng? 
 A. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính quyền lực, bắt buộc 
chung. 
 B. Pháp luật có tính bắt buộc chung có nghĩa là quy định những việc được làm, phải 
làm và không được làm. 
 C. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do Nhà nước ban hành thể hiện sức mạnh và 
quyền lực Nhà nước. 
 D. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là pháp luật được áp dụng rộng rãi cho mọi 
công dân Việt Nam. 
Câu 46. Hệ thống pháp luật bao gồm 
 A. nhiều quy phạm pháp luật. 
 B. nhiều điều khoản. 
 C. nhiều chế định pháp luật. 
 D. nhiều ngành luật. 
Điền từ thích hợp vào chỗ trống 
“Pháp luật là hệ thống quy tắc xử xự mang tính......(Câu 47)....., do ......(Câu 48).....ban hành 
và đảm bảo thực hiện, thể hiện......(Câu 49)......của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các 
điều kiện.....(Câu 50)...., là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. 
Trả lời từ câu 47 đến câu 50: 
Câu 47. 
 A. bắt buộc. B. phục tùng. C. bắt buộc c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfCHUYEN_DE_GDCD_2017.pdf