NGÂN HÀNG CÂU HỎI HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÍ 8 ------------------------------------------------------------------------ Câu 1: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 1 phút) Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường . Trong các câu mô tả sau câu nào đúng. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái. Hai người chuyển động so với mặt đường. Hai người đứng yên so với bánh xe. Đáp án: C Câu 2: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 1 phút) Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai. Trong chiếc đồng hồ đang chạy đầu kim đứng yên so với cái bàn. Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn. Đáp án: A Câu 3: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 1 phút) Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống. Bánh xe khi xe đang chuyển động. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang. Đáp án: C Câu 4: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 1 phút) Một chiếc ô tô đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai? Hành khách đứng yên so với người lái xe. Người soát vé đứng yên so với hành khách. Người lái xe chuyển động so với cây bên đường. Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường. Đáp án: B Câu 5: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 3 phút) Hãy chọn câu trả lời đúng.Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là: A.Toa tầu. B. Bầu trời. C. Cây bên đường. D. Đường ray. Đáp án: C Câu 6: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 3 phút) Khi trời lặng gió, em đi xe đạp phóng nhanh thì cảm thấy có gió từ phía trước thổi vào mặt. Hãy chọn câu trả lời đúng. Do không khí chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường. Do mặt người chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường. Do không khí chuyển động khi chọn mặt người làm vật mốc. Do không khí đứng yên và mặt người chuyển động. Đáp án: C Câu 7: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 2, thời gian làm 2 phút) Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai? Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Công thức tính vận tốc là : v = S.t. Đơn vị của vận tốc là km/h. Đáp án: C Câu 8: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 2, thời gian làm 2 phút) Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng. Thời gian đi của xe đạp. Quãng đường đi của xe đạp. Xe đạp đi 1 giờ được 12km. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km. Đáp án: D Câu 9: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 2, thời gian làm 2 phút) Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng. S = v/t. t = v/S. t = S/v. S = t /v Đáp án: C Câu 10: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 2, thời gian làm 3 phút) Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600m/ phút.Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng. Tàu hỏa – ô tô – xe máy. Ô tô- tàu hỏa – xe máy. Tàu hỏa – xe máy – ô tô. Xe máy – ô tô – tàu hỏa. Đáp án: D Câu 11: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 2, thời gian làm 3 phút) Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào sai? v = 40 km/h. v = 400 m / ph. v = 4km/ ph. v = 11,1 m/s. Đáp án: A Câu 12: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 2, thời gian làm 3 phút) Một người đi quãng đường dài 1,5 km với vận tốc 10m/s. thời gian để người đó đi hết quãng đường là: t = 0,15 giờ. t = 15 giây. t = 2,5 phút. t = 14,4phút. Đáp án: C Câu 13: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 2, thời gian làm 3 phút) Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là: 240m. 2400m. 14,4 km. 4km. Đáp án: C Câu 14: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm 1 phút) Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều ? Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội. Đáp án: D Câu 15: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm 1 phút) Một người đi được quãng đường S1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường S2 hết thời gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường S1 và S2 là: A. ; B.; C. ; D. . Đáp án: C Câu 16: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm 4 phút) Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 2 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 2,2 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là: A. 2,1 m/s. B. 1 m/s. C. 3,2 m/s. D. 1,5 m/s. Đáp án: D Câu 17: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm 4 phút) Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng. 3 km. 5,4 km. 10,8 km. 21,6 km. Đáp án: B Câu 18: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm 4 phút) Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là: A. 13cm/s; B. 10cm/s; C. 6cm/s; D. 20cm/s. Đáp án: B Câu 19: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm 4 phút) Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là: A. 30km/h; B. 40km/h; C. 70km/h; D. 35km/h. Đáp án: D Câu 20: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 2 phút) Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố : Phương , chiều. Điểm đặt, phương, chiều. Điểm đặt, phương, độ lớn. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. Đáp án: D Câu 21: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 2 phút) Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều. Đáp án: C Câu 22: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 2 phút) Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào? Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho tr ước. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực. Đáp án: B Câu 23: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 2 phút) Trong các câu sau, câu nào sai? A. Lực là một đại lượng véc tơ. B. Lực có tác dụng làm thay đổi độ lớn của vân tốc. C. Lực có tác dụng làm đổi hướng của vận tốc. D. Lực không phải là một đại lượng véc tơ. Đáp án: D Câu 24: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 4 phút) Lực tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 40N, tỉ xích 1cm ứng với 20N. Cách biểu diễn đúng là: A. Hình a; B. Hình b; C. Hình c; D. Hình d. Đáp án: B Câu 25: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 4 phút) Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là: 10N F A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N. B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật. Đáp án: D Câu 26: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 4 phút) Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 20N? 10N F F 20 N 10 N 1N A. B. C. D. Đáp án: D Câu 27: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 4 phút) Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 5kg? 25N 2,5N 2,5N 25N A. B. C. D. Đáp án: A Câu 28: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút) Thế nào là hai lực cân bằng ? Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật. Đáp án: A Câu 29: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút) Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì: A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động; B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần. C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần. Đáp án: C Câu 30: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 4 phút) Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi. C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. Đáp án: C Câu 31: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 4 phút) Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Hòn đá nằm yên trên dốc núi. Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng. Một vật nặng được treo bởi sợi dây. Đáp án: B Câu 32: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 4 phút) Phát biểu nào sai khi nhận biết lực ? Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật. Khi hình dạng của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật. Khi vật bị biến dạng và thay đổi vận tốc ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật. Khi vận tốc của vật không thay đổi ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào vật. Đáp án: D Câu 33: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 4 phút) Một quả dọi được treo trên sợi dây đứng yên. Hỏi lúc đó quả dọi có chịu tác dụng của lực nào không? Tại sao quả dọi đứng yên? Quả dọi không chịu tác dụng của lực nào nên quả dọi đứng yên. Quả dọi chịu tác dụng của trọng lực nên quả dọi đứng yên. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây nên quả dọi đứng yên. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây và trọng lực đây là hai lực cân bằng nên quả dọi đứng yên. Đáp án: D Câu 34: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 4 phút) Tại sao khi có một lực đẩy theo phương ngang tác dụng vào một chiếc bàn, chiếc bàn vẫn đứng yên ? Do lực hút dính của trái đất tác dụng vào bàn quá lớn so với lực đẩy. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng chỗ. Do lực đẩy cân bằng với lực ma sát của mặt sàn. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng hướng. Đáp án: C Câu 35: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút) Quán tính là: A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc. B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật. C. tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật. Đáp án: A Câu 36: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút) Chọn câu sai. A. Quán tính của vật có quan hệ với khối lượng của vật đó. B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được. C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ. D. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. Đáp án: C Câu 37: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút) Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị: Nghiêng người sang phía trái; B. Nghiêng người sang phía phải; C. Xô người về phía trước; D. Ngả người về phía sau. Đáp án: C Câu 38: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút) Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng người sang bên phải vì ôtô đột ngột: A. Rẽ sang trái; B. Tăng vận tốc; C. Rẽ sang phải; D. Giảm vận tốc. Đáp án: A Câu 39: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 3 phút) Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng? Xe đột ngột tăng vận tốc. Xe đột ngột giảm vận tốc. Xe đột ngột rẽ sang phải. Xe đột ngột rẽ sang trái. Đáp án: D Câu 40: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 3 phút) Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? Hòn đá lăn từ trên núi xuống. Xe máy chạy trên đường. Lá rơi từ trên cao xuống. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa. Đáp án: D Câu 41: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 3 phút) Hiện tượng nào sau đây có được không phải do quán tính? A. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán. B. Giũ quần áo cho sạch bụi. C. Vẩy mực ra khỏi bút. D. Chỉ có hiện tượng A và B. Đáp án: D Câu 42: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 3 phút) Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật? Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi. Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước. Đáp án: C Câu 43: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 3 phút) Mọi vật khi chịu lực tác dụng đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Tại sao? Do lực tác dụng chưa đủ mạnh. Do mọi vật đều có quán tính. Do có lực khác cản lại. Do giác quan của mọi người bị sai lầm. Đáp án: B Câu 44: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 1 phút) Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động. Đáp án: A Câu 45: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 1 phút) Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc. Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động . Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động. Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng. Đáp án: D Câu 46: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 1 phút) Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? Ma sát làm mòn lốp xe. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. Đáp án: B Câu 47: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 1 phút) Trường hợp nào sau đây có ma sát trượt. Bánh xe đạp bị phanh dừng lại. Bánh xe đạp lăn từ từ rồi dừng lại. bánh xe bắt đầu lăn bánh khi bị đạp đi. Bánh xe quay khi xe đạp bị dựng ngược để thợ cân lại vành bánh xe. Đáp án: A Câu 48: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 1 phút) Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát ? Tăng diện tích mặt tiếp xúc. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc. Tra dầu mỡ bôi trơn. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc. Đáp án: D Câu 49: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 1 phút) Trường hợp nào dưới đây, lực ma sát có hại? A. Dùng tay không rất khó mở nắp lọ bị kẹt. B. Ma sát làm nóng và làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc. C. Trời mưa, trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã. D. Tất cả các trường hợp trên lực ma sát đều có hại. Đáp án: B Câu 50: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 1 phút) Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát? Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt. Chó kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe trượt. Đáp án: D Câu 51: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 3 phút) Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay ? Lực ma sát trượt. Lực ma sát nghỉ. Lực ma sát lăn. Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ. Đáp án: B Câu 52: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 3 phút) Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: Fms = 35N. Fms = 50N. Fms > 35N. Fms < 35N. Đáp án: A. Câu 53: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 3 phút) Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh? A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn. B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn. C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt. D. Vì cả 3 lí do trên. Đáp án: C Câu 54: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 3 phút) Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không cần tăng ma sát? A. Khi quẹt diêm. B. Bảng trơn và nhẵn quá. C. Khi phanh gấp, muốn cho xe dừng lại. D. khi xe ô tô di trên đất mềm. Đáp án: D Câu 55: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực ? Áp lực là lực ép lên mặt bị ép. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn. Đáp án: C Câu 56: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Hãy chọn câu trả lời đúng. Công thức tính áp suất là: A. p = . B. p = . C. F = . D. F = . Đáp án: A Câu 57: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác? Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép. Đáp án: B Câu 58: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Đơn vị đo áp suất là gì ? Niutơn (N). Niutơn mét (Nm). Niutơn trên mét (N/m). Niutơn trên mét vuông (N/m2). Đáp án: D Câu 59: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Tác dụng của áp lực càng lớn khi nào ? Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn. Đáp án: A Câu 60: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? Giảm áp lực lên diện tích bị ép. Tăng diện tích bị ép. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Đáp án: D Câu 61: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? Giảm áp lực lên diện tích bị ép. Tăng diện tích bị ép. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Đáp án: D Câu 62: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Trong các lực sau đây lực nào gây được áp lực ? Trọng lượng của một vật treo trên lò xo. Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó. Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường. Một nam châm hút chặt cái đinh sắt. Đáp án: C Câu 63: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Lực nào sau đây không phải là áp lực? Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật. Đáp án: C. Câu 64: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ.Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xếp chồng lên nhau. Hỏi áp lực do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất? 10cm 20cm 5cm 20cm 10cm 20cm 1 2 3 Tại vị trí 1. Tại vị trí 2. Tại vị trí 3. Tại ba vị trí áp lực như nhau. Đáp án: B. Câu 65: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Một người
Tài liệu đính kèm: