NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN TIN HỌC 8 Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính Phần 01: Trắc nghiệm khách quan Câu 01. Nhận biết Mục tiêu: Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh. Câu hỏi: Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện bằng gì? Bằng tay Giọng nói Câu lệnh Si nghĩ Đáp án: C Câu 02. Nhận biết Mục tiêu: Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh. Câu hỏi: Để chỉ dan cho máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người đưa cho máy tính bao nhiêu lệnh: 1 2 3 Một hoặc nhiều lệnh Đáp án: D Câu 3. Thông hiểu Mục tiêu: Biết chương trình là cách giúp con người chỉ dẫn máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động Câu hỏi: Rô bốt nhặt rác là một loại máy như thế nào? Hoạt động dưới sự chỉ dẫn của con người Hoạt động tự động sự chỉ dẫn của câu lệnh viết sẵn Vừa chỉ được chỉ dẫn của con người vừa tự động hóa Ý kiến khác Đáp án: C Câu 4. Thông hiểu Mục tiêu: Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc hay giải bài toán cụ thể Câu hỏi: Viết chương trình là dùng để làm gì: Ra lệnh cho máy tính làm việc Giải một bài toán nào đó Chỉ dẫn cho máy tính làm việc hay giải 1 bài toán cụ thể Ý kiến khác Đáp án: C Phần 02: Tự luận Câu 01: Vận dụng thấp Mục tiêu: Biết được rô bốt nhặc được không Câu hỏi: Nếu thay đổi vị trí của lệnh 1 và lệnh 2 trong chương trình, rô bốt có thực hiện được công việc nhặt rác không? Đáp án: Không nhặt được rác Câu 02: Vận dụng cao Mục tiêu: Câu hỏi: : Nếu thay đổi vị trí của lệnh 1 và lệnh 2 trong chương trình, rô bốt có thực hiện được công việc nhặt rác không? Hãy xác định vị trí mới của rô bốt sau khi thực hiện xong lệnh “hãy nhặt rác”. Đáp án: Không. Vị trí mới ghế xa lon ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính (tt) Phần 01: Trắc nghiệm khách quan Câu 01. Nhận biết Mục tiêu: Biết được thế nào là ngôn ngữ lập trình. Câu hỏi: Ngôn ngữ lập trình là: Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy Để viết các chương trình máy tính Ngôn ngữ máy tính Là một chương trình soạn thảo văn bản Đáp án: B Câu 02. Nhận biết Mục tiêu: Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc hay giải bài toán cụ thể Câu hỏi: Viết chương trình là dùng để làm gì: Ra lệnh cho máy tính làm việc Giải một bài toán nào đó Chỉ dẫn cho máy tính làm việc hay giải 1 bài toán cụ thể Ý kiến khác Đáp án: D Câu 3. Thông hiểu Mục tiêu: Biết ngôn ngữ máy tính biểu diễn dãy số 0 và 1. Câu hỏi: Để máy tính có thể xử lí, thông tin đưa vào máy tính phải được chuyển đổi thành dạng bit gồm các con số nào: 1 và 2 2 và 3 3 và 4 4 và 5 Đáp án: A Câu 4. Thông hiểu Mục tiêu: Biết được viết chương trình gồm mấy bước Câu hỏi: Việc tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm bước nào sau đây: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình; Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được. A, B đúng A, B sai Đáp án: C Phần 02: Tự luận Câu 01: Vận dụng thấp Mục tiêu: Biết được công dụng chương trình dịch Câu hỏi: Hãy cho biết vì sao phải dịch chương trình thành ngôn ngữ máy? Đáp án: Để cho máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Câu 02: Vận dụng cao Mục tiêu: Biết được vai trò của ngôn ngữ lập trình Câu hỏi: Tại sao người ta phải tạo ra các ngôn ngữ lập trình trong khí có thể điều khiển máy tính bằng ngôn ngữ máy? Đáp án: Việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức. Bở lẽ, về mặt trực quan, các câu lệnh được viết dưới dạng các dãy bit khác với ngôn ngữ tự nhiên nên khó nhớ và khó sử dụng. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình Phần 01: Trắc nghiệm khách quan Câu 01. Nhận biết Mục tiêu: Biết được ngôn ngữ lập trình gồm những gì? Câu hỏi: Ngôn ngữ lập trình gồm: Tập hợp các con số Qui tắc Tập hợp các kí hiệu và qui tắc viết các lệnh Tập hợp các kí hiệu và qui tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh Đáp án: D Câu 02. Nhận biết Mục tiêu: Biết được các từ khóa Câu hỏi: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal gồm những từ khóa nào sau đây: Begin, end, ues Use, program Use, program, begin Program, use, begin và end Đáp án: D Câu 3. Thông hiểu Mục tiêu: Biết được qui tắc đặt tên Câu hỏi: Tên do người lập trình đặt phải tuân thủ qui tắc nào sao đây: Tên khác nhau tương ứng đại lượng khác nhau Tên không trùng với từ khóa Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được chứa dấu cách Các ý A, B, C Đáp án: D Câu 4. Thông hiểu Mục tiêu: Hiểu được cách khai báo nào là đúng Câu hỏi: Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ pascal A; 8a; Tam giac; End; Đáp án: A Phần 02: Tự luận Câu 01: Vận dụng thấp Mục tiêu: Phân biệt sư khác nhau giữa từ khóa và tên Câu hỏi: Cho biết sự khác nhau giữa từ khóa và tên. Đáp án: Từ khóa được qui định tùy theo ngôn ngữ lập trình, là những từ khóa riêng, không được dùng cho bất cứ mục đích gì khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình qui định. Tên: do người lập trình đặt ra và tuân theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình trong quá trình đặt tên. Câu 02: Vận dụng cao Mục tiêu: Biết qui tắc đặt trong ngôn ngữ lập trình Câu hỏi: Ta có thể viết chương trình có các câu lệnh bằng tiếng Việt, chẳng hạn “rẽ trái”, được không? Tại sao Đáp án: Không được vì ngôn ngữ lập trình sử dụng đề có bảng chữ cái của nó và người lập trình phải tuân theo qui tắc. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (tt) Phần 01: Trắc nghiệm khách quan Câu 01. Nhận biết Mục tiêu: Biết được cấu trúc chung của ngôn ngữ lập trình Câu hỏi: Cấu trúc chung cua ngôn ngữ lập trình gồm mấy phần: 1 2 3 4 Đáp án: 2 Câu 02. Nhận biết Mục tiêu: Biết được cấu trúc chung của ngôn ngữ lập trình Câu hỏi: Cấu trúc chung của ngôn ngữ lập trình gồm mấy phần: Phần khai báo Phần thân và phần khai báo Phần nội dung và khai báo Phần khai báo và phần tên Đáp án: B Câu 3. Thông hiểu Mục tiêu: Biết được qui tắc đặt tên Câu hỏi: Tên do người lập trình đặt phải tuân thủ qui tắc nào sao đây: Tên khác nhau tương ứng đại lượng khác nhau Tên không trùng với từ khóa Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được chứa dấu cách Các ý A, B, C Đáp án: D Câu 4. Thông hiểu Mục tiêu: Biết được vai trò của phần thân Câu hỏi: Phần thân gồm những gì: Các câu lệnh Là phần bắt buộc Cả a, b sai Cả a, b đúng Đáp án: A Phần 02: Tự luận Câu 01: Vận dụng thấp Mục tiêu: Biết được cấu trung của chương trình Câu hỏi: Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần? Đáp án: Phần khai báo và phần thân. Câu 02: Vận dụng cao Mục tiêu: Phân biệt cấu trúc chương trình Câu hỏi: Chương trình pascal sau đây có hợp lệ không, tại sao? Begin Program CT_Thu; Writeln(‘chao cac ban’); End. Đáp án: Không hợp lệ vì Program rồi mới đến Begin. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu Phần 01: Trắc nghiệm khách quan Câu 01. Nhận biết Mục tiêu: Biết được kiểu dữ liệu Câu hỏi: Dãy chữ số 2010 có thể thuộc những kiểu dữ liệu nào? Số nguyên Số thực Số nguyên và số thực Số nguyên, số thực và xâu kí tự Đáp án: C Câu 02. Nhận biết Mục tiêu: Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số Câu hỏi: Trong các phép toán thì phép toán nào chỉ có kiểu dữ liệu số nguyên: Div, +, -, *,/ +, -, *,/ Mod, +, -, *,/ Div, mod Đáp án: D Câu 3. Thông hiểu Mục tiêu: Biết phép chia lấy phần dư với dữ liệu số Câu hỏi: Kết quả của 10 mod 3 bằng bao nhiêu: 1 2 3 4 Đáp án: A Câu 4. Thông hiểu Mục tiêu: Biết phép chia lấy phần nguyên với dữ liệu số Câu hỏi: Kết quả của 10 div 3 bằng bao nhiêu: 1 2 3 4 Đáp án: C Phần 02: Tự luận Câu 01: Vận dụng thấp Mục tiêu: Biết phép chia lấy phần dư và phần nguyên với dữ liệu số Câu hỏi: Kết quả của (10 div 3) * (15 mod 5) bằng bao nhiêu: Đáp án: 0 Câu 02: Vận dụng cao Mục tiêu: Phân biệt cấu trúc chương trình Câu hỏi: Kết quả của ((10 div 3) * (15 mod 5) – (10/2)) bằng bao nhiêu: Đáp án: -5 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu (tt) Phần 01: Trắc nghiệm khách quan Câu 01. Nhận biết Mục tiêu: Biết được phép so sánh trong pascal Câu hỏi: Trong pascal gồm các phép so sánh nào sau đây: >,= >,=, >,=,,<= >,=,,<=,= Đáp án: D Câu 02. Nhận biết Mục tiêu: Biết được phép so sánh trong pascal Câu hỏi: Trong pascal gồm có bao nhiêu phép so sánh: 3 4 5 6 Đáp án: D Câu 3. Thông hiểu Mục tiêu: Biết được phép so sánh trong pascal Câu hỏi: Biểu thức toán ax2+bx+c bằng các kí hiệu trong Pascal: a*x2+bx+c a*x2+b*x+c a*(x*x)+b*x+c a(x*x)+bx+c Đáp án: C Câu 4. Thông hiểu Mục tiêu: Biết được phép so sánh trong pascal Câu hỏi: Biểu thức toán (a2+b)(1+c)3 bằng các kí hiệu trong Pascal: (a*a+b)(1+c)3 (a*a+b)*( (1+c)(1+c)*(1+c)) (a*a+b)*( (1+c)*(1+c)(1+c)) (a*a+b)*( (1+c)*(1+c)*(1+c)) Đáp án: D Phần 02: Tự luận Câu 01: Vận dụng thấp Mục tiêu: Biết kết hợp các phép toán trong pascal Câu hỏi: Viết biểu thức toán học 15x4-30+12 bằng các kí hiệu trong Pascal: Đáp án: 15*4-30+12 Câu 02: Vận dụng cao Mục tiêu: Biết kết hợp các phép toán trong pascal Câu hỏi: Viết biểu thức toán học (20-15)2>3 bằng các kí hiệu trong Pascal: Đáp án: ((20-15)*(20-15))>3 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài Sử dụng biến trong chương trình Phần 01: Trắc nghiệm khách quan Câu 01. Nhận biết Mục tiêu: Biết khái niệm biến Câu hỏi: Trong pascal biến được hiểu như thế nào? Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần xử lí được lưu ở vị trí nào trong bộ nhớ. Dữ liệu do biến lưu trữ Đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình Ý kiến khác Đáp án: A Câu 02. Nhận biết Mục tiêu: Biết được cách khai báo kiểu dữ liệu phù hợp với biến Câu hỏi: Giả sử A được khái báo với dữ liệu số thực. Cách khai báo nào sau đây hợp lệ: Var a:integer; Var a:real; Var a:char; Var a:string; Đáp án: B Câu 3. Thông hiểu Mục tiêu: Biết được cách khai báo kiểu dữ liệu phù hợp với biến Câu hỏi: Giả sử S được khái báo với dữ liệu xâu kí tự . Cách khai báo nào sau đây hợp lệ: Var S:char; Var S:integer; Var S:string; Var S:Real; Đáp án: C Câu 4. Thông hiểu Mục tiêu: Biết được cách khai báo kiểu dữ liệu phù hợp với biến Câu hỏi: Theo em, họ tên học sinh được khái báo với dữ liệu nào sau đây hợp lệ: Var hoten:char; Var hoten:real; Var hoten:string; Var hoten:integer; Đáp án: C Phần 02: Tự luận Câu 01: Vận dụng thấp Mục tiêu: Biết được cách khai báo biến với bài toán cụ thể Câu hỏi: Tính diện tích S của tam với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h. Hãy cho biết kiểu dữ liệu các biến cần khai báo dùng để viết chương trình. Đáp án: Var S:real a,h:integer; Câu 02: Vận dụng cao Mục tiêu: Biết được cách khai báo biến với bài toán cụ thể Câu hỏi: Kết quả c của phép chia lấy phần nguyên và kết quả d của phép chia lấy phần dư của 2 số nguyên a và b. Đáp án: Var c:integer ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài Sử dụng biến trong chương trình (tt) Phần 01: Trắc nghiệm khách quan Câu 01. Nhận biết Mục tiêu: Biết cách khai báo hằng Câu hỏi: Trong pascal , khai báo nào sau đây là đúng: Var tb:real; Var hs:integer; Const x=3; Var R:string; Đáp án: C Câu 02. Nhận biết Mục tiêu: Biết được const là từ khóa Câu hỏi: Trong pascal, const được gọi là gì: Khai báo biến Hằng số Kiểu dữ liệu Ý kiến khác Đáp án: B Câu 3. Thông hiểu Mục tiêu: Biết cách sử dụng phép gán Câu hỏi: Giả sử A được giá trị là 3. Vậy đáp án nào sau đây là đúng: A=3; A:=3; A=:3; B:=3; Đáp án: B Câu 4. Thông hiểu Mục tiêu: Biết cách tính giá trị giữa các phép gán Câu hỏi: Giả sử a=3, b=4 giá trị của c=a+b, d=c+a. Vậy kết quả c, d bằng bao nhiêu: c =7, d=10 c =7, d=12 c =7, d=14 c =7, d=16 Đáp án: A Phần 02: Tự luận Câu 01: Vận dụng thấp Mục tiêu: Biết được cách khai báo biến và hằng Câu hỏi: Hãy liệt kê các lỗi nếu có trong chương trình dưới đây: Var a,b:=integer; Const c:=3; Đáp án: Var a,b:integer; c=3; Câu 02: Vận dụng cao Mục tiêu: Biết được cách khai báo biến và hằng Câu hỏi: Var a,b:=integer; Const c:=3; Begin a:=200 b:=a/c; write(b); readln; end. Đáp án: Var a:integer; B:real; c=3; Begin a:=200; b:=a/c; write(b); readln; end.
Tài liệu đính kèm: