Ngân hàng câu hỏi đề thi – Kiểm tra tự luận đại cương hóa hữu cơ

docx 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2330Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi đề thi – Kiểm tra tự luận đại cương hóa hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi đề thi – Kiểm tra tự luận đại cương hóa hữu cơ
NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỀ THI – KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn a gam một chất X (chứa C, H, O) cần dùng 8,96 lit O2 thu được 6,72 lit CO2 và 7,2g H2O. Các thể tích đo ở đktc. 
Xác định giá trị của a.
Xác định CTPT của X.
Câu 2: Đốt hoàn toàn 0,1mol hợp chất hữu cơ X cần 7,84 lit O2 thu được 5,6 lit CO2, 4,5g H2O và 5,3g Na2CO3. 
Tìm khối lượng chất X đã đốt.
Xác định CTPT của X.
Câu 3: Đốt hoàn toàn 2,3g chất hữu cơ X cần V lit O2. Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình nước vôi trong dư được 10g kết tủa và khối lượng bình tăng 7,1g. 
Giá trị của V (đktc).
Xác định CTPT của X.
Câu 4: Đốt hoàn toàn chất hữu cơ X cần 6,72 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O hấp thụ hết vào bình Ba(OH)2 có 19,7g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 5,5g. Đun nóng dung dịch thu thêm 9,85g kết tủa. Xác định CTPT của X.
Câu 5: Đốt hoàn toàn hidrocacbon X. Sản phẩm thu được cho hấp thụ hết vào 200ml Ca(OH)2 1M thấy có 10g kết tủa, khối lượng bình tăng 16,8g. Lọc kết tủa đi dung dịch thu được có thể phản ứng với Ba(OH)2 dư. Xác định CTPT của X.
Câu 6: Đốt hoàn toàn 10cm3 chất hữu cơ X ở thể khí phải dùng 450 cm3 không khí (chứa 20% O2) thu được CO2 và H2O có thể tích bằng nhau. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Xác định CTPT của X.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt vào các bình đựng P2O5 và KOH dư, tỉ lệ khối lượng tăng lên của hai bình lần lượt là 9 : 44. Xác định CTPT của X.
Câu 8: Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm có 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Xác định CTĐGN của X.
Câu 9: Đốt hoàn toàn m gam chất hữu cơ X (C, H, N) cần dùng 14 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho lội chậm qua nước vôi trong dư thấy có 40g kết tủa và 1120 ml khí không bị hấp thụ. 
Tìm m.
Xác định CTPT X.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 1,5g chất hữu cơ A rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình một đựng CaCl2 và bình hai đựng dung dịch KOH thì khối lượng bình một tăng 0,9g và khối lượng bình hai tăng 1,76g. Mặt khác khi định lượng 3g A bằng phương pháp Đuyma thì thu được 448ml N2 (đkc). Xác định CTN và CTPT của A biết dA/KK = 2,59.
Câu 11: Phân tích 0,31g chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44g CO2. Mặt khác, nếu phân tích 0,31g với vôi tôi xút rồi dẫn toàn bộ lượng NH3 tạo thành vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì cần 50 ml dung dịch NaOH 1,4M để trung hòa lượng axit dư. Lập công thức phân tử của X biết 1 lít (đktc) hơi chất X nặng 1,38g.
Câu 12: Đốt cháy 0,282g hợp chất hữu cơ và cho các sản phẩm sinh ra đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH, thấy bình CaCl2 tăng thêm 0,194g, bình KOH tăng thêm 0,8g. Mặt khác đốt 0,186g chất hữu cơ đó thu được 22,4ml N2 (đkc). Tìm CTPT của hợp chất hữu cơ biết rằng trong phân tử chất hữu cơ chỉ chứa một nguyên tử Nitơ.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2,25 gam một hỗn hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O cần 0,1375 mol O2 thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 4 : 5. Tỉ khối hơi của X đối với heli là 22,5. Xác định công thức phân tử A.
Câu 14: Đốt cháy 5,8g chất hữu cơ A thì thu được 2,65g Na2CO3 và 2,25g H2O và 12,1g CO2. Xác định CTPT của A biết rằng trong phân tử A chỉ chứa một nguyên tử Natri.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,01mol chất hữu cơ (B) bằng một lượng Oxy vừa đủ là 0,616 lít thì thu được 1,344 lít hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau khi làm ngưng tụ hơi nước, hỗn hợp khí còn lại chiếm thể tích 0,56 lít và có tỷ khối đối với Hydro bằng 20,4. Xác định CTPT của (B) biết rằng các thể tích khí đo trong điều kiện tiêu chuẩn và (B) chỉ chứa một nguyên tử Nitơ.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,369g hợp chất hữu cơ A sinh ra 0,2706g CO2 và 0,2214g H2O. Đun nóng cùng lượng chất A nói trên với vôi tôi xút để biến tất cả Nitơ trong A thành NH3 rồi dẫn khí NH3 này vào 10ml dung dịch H2SO4 1M. Để trung hòa lượng H2SO4 còn dư ta cần dùng 15,4ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định CTPT của A biết phân tử lượng của nó là 60đvC.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ (A) rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình một đựng H2SO4 đđ rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình một tăng 3,6g và bình hai có 30g kết tủa trắng. Khi hóa hơi 5,2g A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g khí O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A có tỉ lệ khối lượng mC : mO = 3 : 2, thu đươc khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích CO2 : H2O =  4 : 3 ở cùng nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 14g một hợp chất hữu cơ X, mạch hở. Cho sản phẩm  cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 100 g kết tủa trắng, đồng thời khối lượng bình tăng 62g. Xác định CTPT của X biết dX/H2=35.
Câu 20: Khi đốt cháy 18g một hợp chất hữu cơ phải dùng 16,8 lít O2 (đktc) thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích CO2 : H2O = 3 : 2. Tỉ khối hơi của hợp chất hữu cơ đối với H2 là 36. Hãy xác định CTPT của hợp chất đó.
Câu 21: Để đốt cháy hoàn toàn 7,5 g chất hữu cơ X phải dùng hết 25,2 lít không khí (đktc). Sản phẩm cháy gồm có 4,5g H2O và 25,76 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Xác định CTPT của X biết X chứa hai nguyên tử cacbon.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc,  bình 2 chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6g, bình 2 thu được 30g kết tủa. Khi hoá hơi 5,2g A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g O2  ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 1,26g hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O, N cần vừa đủ 0,56 lít O2. Cho toàn bộ sản phẩm đốt cháy vào bình 1 đựng H2SO4 đặc, dư thu được 0,672 lít hỗn hợp khí B. Cho B qua bình 2 đựng dd Ca(OH)2 dư thu được 2 g kết tủa trắng. Xác định CTPT A biết CTPT trùng với CTĐG (các thể tích khí đo ở đktc).
Câu 24: Kết quả phân tích các nguyên tố trong nicotin như sau: 74% C; 8,65% H; 17,35% N. Xác định CTPT của nicotin, biết nicotin có khối lượng mol phân tử là 162.
Câu 25: Chất hữu cơ A có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: C chiếm 24,24%; H chiếm 4,04%; Cl chiếm 71,72%. Xác định CTPT của A biết rằng tỉ khối hơi của A đối với CO2 là 2,25.
Câu 26: Hợp chất X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 54,54%; 9,10% và 36,36%. Khối lượng mol phân tử của X bằng 88. Xác định CTPT của X.
Câu 27: Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonen thuộc loại hiđrocacbon có hàm lượng nguyên tố H là 11,765%. Tìm CTPT của limonen, biết tỉ khối hơi của limonen so với heli bằng 34.
Câu 28: Một chất hữu cơ A có chứa các nguyên tố (C,H, Cl). Tỉ khối hơi của chất A đối với H2 là 56,5. Trong hợp chất A nguyên tố Clo chiếm 62,832% về khối lượng. Xác định công thức phân tử của chất A.
Câu 29: Chất hữu cơ Z có khối lượng C là 40% ; 6,67% H, còn lại là oxi. Mặt khác, khi hoá hơi một lượng Z người ta được thể tích đúng bằng thể tích của nitơ (II) oxit có khối lượng bằng 1/3 khối lượng của Z trong cùng điều kiện.
Câu 30: Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol – một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08%; %H = 8,10% còn lại là oxi. Lập CTĐGN và CTPT của anetol.
Câu 31: Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập CTĐGN, CTPT của metylơgenol.
Câu 32: Hợp chất hữu cơ A cơ khối lượng phân tử nhỏ hơn benzen (C6H6) và chỉ chứa 4 nguyyên tố C, H, O, N trong đó hidro chiếm 9,09%, nitơ chiếm 18,18%. Đốt cháy hết 7,7 gam A thu được 4,928 lít khí CO2 ở 27,30C và 1 atm. Xác định CTPT của A.

Tài liệu đính kèm:

  • docxNgan_hang_de_thi_chuong_Dai_cuong_hoa_huu_co_lop_11.docx