Một số kỹ năng tính toán thường gặp trong làm bài thi môn địa lý

doc 52 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 12570Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kỹ năng tính toán thường gặp trong làm bài thi môn địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kỹ năng tính toán thường gặp trong làm bài thi môn địa lý
MỘT SỐ KỸ NĂNG TÍNH TOÁN THƯỜNG GẶP
TRONG LÀM BÀI THI MÔN ĐỊA LÝ
Đề thi môn Địa lý thường yêu cầu tính toán, xử lý số liệu. Tuy nhiên, kết quả phần này thường không cao, do kỹ năng tính toán của thí sinh còn hạn chế, hoặc chưa biết cách tính. 
Dưới đây gợi ý một số kỹ năng tính toán thường gặp khi làm bài.
1. Tính mật độ dân số:
 * Lưu ý: Thông thường số dân có đơn vị là triệu người, diện tích là km2 thì sau khi lấy số dân chia cho diện tích phải nhân với 1000 để được đơn vị là người/km2.
2. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (Tg (%)): 
Tg = S – T 	Tg: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
S: Tỉ suất sinh thô (%0)
T: Tỉ suất tử thô (%0)
* Lưu ý:  đổi đơn vị từ %0 sang %
3. Tính năng suất lúa:
 * Lưu ý: Thông thường sản lượng lúa cho đơn vị là nghìn tấn, diện tích là nghìn ha thì sau khi lấy sản lượng chia cho diện tích phải nhân với 10 để được đơn vị là tạ/ha (vì 1 tấn = 10 tạ).
4. Tính bình quân lương thực theo đầu người:
 * Lưu ý: Thông thường sản lượng cho đơn vị là nghìn tấn, dân số là nghìn người thì sau khi lấy sản lượng chia cho dân số phải nhân với 1000 để được đơn vị là kg/người (vì 1 tấn = 1000 kg).
5. Tính thu nhập bình quân theo đầu người (GDP theo đầu người):
6. Tính cơ cấu, tỷ trọng (%):
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu bảng số liệu cho sẵn tổng số, cách tính như sau:
- Nếu bảng số liệu không cho cột tổng số, ta phải cộng các thành phần lại thành tổng số rồi tính theo cách tính như trên.
7. Tính quy mô bán kính:
Ví du:
Năm
Tổng số
(tỉ đồng)
Chia ra
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ 
2000
129,1 
101,1 
24,9 
3,1
2010
540,2 
396,7 
135,2 
8,3
Giả sử đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi về quy mô, cơ cấu GDP nước ta vào các năm 2000 và 2010, với số liệu đã cho có đơn vị là tỷ đồng, cách tính quy mô bán kính như sau.
- Gọi bán kính đường tròn 2000 là R1 -> R1 = 1,0 (đơn vị bán kính – đvbk)
- Gọi bán kính đường tròn 2010 là R2 
R2
R1
540,2
129,1
=>
-> R2 = 
 = ?
* Lưu ý: Nếu đề bài cho số liệu của 2 năm đều là % thì khi vẽ biểu đồ không cần tính quy mô bán kính mà vẽ 2 đường tròn có bán kính bằng nhau.
8. Tính tốc độ tăng trưởng:
Giả sử đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP nước ta vào các năm 2000, 2002, 2003 và 2005, với số liệu đã cho có đơn vị là tỷ đồng, cách tính tốc độ tăng trưởng như sau.
- Coi năm đầu tiên (2000) là 100%. Các năm sau sẽ lấy số liệu của từng năm chia cho năm đầu tiên rồi nhân với 100%.
à Như vậy: Tốc độ tăng trưởng năm 2002 bằng số liệu tuyệt đối năm 2002 chia cho số liệu tuyệt đối năm 2000 rồi nhân với 100%.
Tốc độ tăng trưởng năm 2005 bằng số liệu tuyệt đối năm 2005 chia cho số liệu tuyệt đối năm 2000 rồi nhân với 100%.
9. Tính độ che phủ rừng:
10. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của từng năm: 
Tổng số = giá trị XK + giá trị NK (đơn vị: USD hoặc Tỉ đồng)
11. Tính cán cân xuất nhập khẩu của từng năm:
Cán cân = giá trị XK - giá trị NK (đơn vị: USD hoặc Tỉ đồng)
12. Tính cân bằng ẩm: 
Cân bằng ẩm = lượng mưa – lượng bốc hơi (mm)
13. Tính biên độ nhiệt:
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ VẼ BIỂU ĐỒ - XỬ LÍ SỐ LIỆU
1. Dụng cụ cần thiết để vẽ biểu đồ.
- Thước đo chiều dài.
- Compa
- Thước đo góc  (thước đo độ)
- Giấy nháp.
- Máy tính bỏ túi
2. Các bước để vẽ biểu đồ
- Đọc kĩ đề bài, xác định dạng
- Chú thích biểu đồ     
- Xử lí số liệu
- Đặt tên biểu đồ
- Vẽ biểu đồ
- Nhận xét, giải thích (nếu đề bài có yêu cầu).
3. Khi vẽ biểu đồ thí sinh cần đảm bảo các yếu tố: Đúng, Đủ, Đẹp, Khoa học
4. Xử lí số liệu: 
- Trước khi vẽ, thí sinh phải xử lí số liệu. 
- Các khâu tính toán và vẽ biểu đồ phải thật cẩn thận, chính xác. Nếu đề ra bảng số liệu thô, thí sinh cần xử lí và lập bảng số liệu mới. 
- Khi xử lí số liệu cần đảm bảo các đơn vị tính phải đồng nhất.
- Kẻ bảng, ghi kết quả đã xử lí vào, cần có tên, đơn vị bảng số liệu.
NHẬN XÉT – GIẢI THÍCH BẢNG SỐ LIỆU HOẶC BIỂU ĐỒ
Một bài nhận xét biểu đồ hoặc bảng số liệu gồm có 4 phần chính như sau:
- Nhận xét chung: Đây là phần rất quan trọng, định hướng cho cả bài nhận xét.
Quan sát bảng số liệu và đưa ra lời nhận xét, đa phần các yếu tố là: tăng, giảm, biến động, có xu hướng tăng hay có xu hướng giảm? Đó là 5 cụm từ then chốt trong câu mở đầu của một bài nhận xét biểu đồ hoặc bảng số liệu. Nhưng cần tùy vào từng bảng số liệu cụ thể mà sử dụng cho hợp lí.
- Cụ thể: Lúc này cần đi vào phân tích khá cụ thể và chi tiết đối với từng số liệu, tuy nhiên không nhất thiết là phải phân tích tất cả các số liệu. Bởi nếu trong bảng có quá nhiều số liệu thì cần biết gộp vào thành các nhóm và chọn một vài số liệu điển hình để phân tích. Nếu bảng cho ít số liệu thì có thể đi vào chi tiết, cụ thể.
- Khi phân tích cần chú ý đi theo một thứ tự, từ cao xuống thấp, từ lớn xuống nhỏ.
- Hơn kém nhau bao nhiêu lần, cho dẫn chứng và đơn vị của số liệu đó.
Những bài tập nhận xét biểu đồ thường đi kèm phần giải thích
- Cần dựa vào các kiến thức đã học và các kiến thức thực tế để giải thích
- Căn cứ vào các nguồn lực tự nhiên và xã hội để lí giải vì sao cái này tăng, cái kia giảm. Đồng thời cũng cần phải theo dõi vấn đề kinh tế của đất nước và thế giới trong những năm gần đây, ví như các cuộc khủng hoảng chẳng hạn. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng lại rất hữu ích khi bạn đưa vào phần nhận xét của mình.
- Giải thích cũng cần đi theo trình tự như trong phần phân tích số liệu ở trên.
Phần kết luận
Đây là câu tổng kết lại vấn đề đã trình bày và nói lên xu hướng trong tương lai, đây là phần bạn có thể đưa ra dự đoán của mình căn cứ vào kiến thức đã học để đưa ra dự đoán có cơ sở.
Lưu ý khi nhận xét
- Nhận xét theo ý, gạch đầu dòng, có cách trình bày khoa học, rõ ràng.
- Nhận xét ngắn gọn, rõ ràng, không lan man, cần tập trung vào nội dung cốt lõi.
- Mỗi nhận xét cần phải có số liệu để chứng minh.
- Trình bày phải sắp xếp theo thứ tự, tránh trùng lặp, lủng củng.
CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ TRONG CÁC KÌ THI GẦN ĐÂY
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
ĐH: Miền
ĐH: Kết hợp (cột-đường)
ĐH: Kết hợp (cột-đường)
ĐH: Tròn
ĐH: Tốc độ tăng trưởng 
MH: Tròn
?
CĐ: Tròn
CĐ: cột gộp nhóm
CĐ: Tròn
CĐ: Miền
CĐ: cột đôi
CT: Kết hợp (cột-đường)
-
-
-
TN: kết hợp (cột-đường)
TN: cột đôi
MỘT SỐ BÀI TẬP
Câu 1. Cho bảng số liệu:
 Số dân của nước ta giai đoạn 1960 - 2012 (triệu người)
Năm
1960
1979
1999
2006
2009
2013
Số dân 
30,2
52,7
76,3
84,2
85,8
90
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình thay đổi dân số nước ta giai đoạn trên.
b. Rút ra nhận xét.
Câu 2. Cho bảng số liệu: 
Dân số, diện tích cả nước và các vùng ở nước ta, năm 2012.
Vùng
Dân số (nghìn người)
Diện tích (km2) 
Cả nước
89759.5
330972.4
TD-MN Bắc Bộ 
 12723.9
101377.1
Đồng bằng sông Hồng
19294.4
14956.9
Bắc Trung Bộ
10337.1
51458.8
Duyên hải Nam trung Bộ 
9050.4
44375.7
Tây Nguyên
54641,1
5445,8
Đông Nam Bộ
15459,3
23590,8
Đồng bằng sông Cửu Long
17448,7
40572
a. Tính mật độ dân số của cả nước và các vùng ở nước ta (người/km2 )
b. Vẽ biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số của cả nước và các vùng ở nước ta.
c. Hãy so sánh và rút ra nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng
Câu 3. Cho bảng số liệu: 
 Tình hình sản suất lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng.
Năm
1985
2007
2012
Diện tích cây lương thực (nghìn ha)
	- Trong đó lúa
1185
1052
1249,2
1153,2
1225,8
1139,1
Sản lượng lương thực (nghìn tấn)
	- Trong đó lúa
3387
3092
6875,5
6500,7
7277,0
6872,5
a. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích lúa so với diện tích cây lương thực ở ĐBSH qua 3 năm trên.
b. Nhận xét vị trí ngành trồng lúa của ĐBSH và giải thích.
Câu 4. – ĐỀ TN 2014. Cho bảng số liệu: 
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ( Nghìn tỉ đồng) 
Năm 
2005 
2008 
2010 
Đồng bằng sông Hồng 
24,1 
27,3 
29,1 
Đồng bằng sông Cửu Long 
47,7 
52,4 
56,3 
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 
b. Nhận xét giá trị sản xuất nông nghiệp của hai đồng bằng. 
Câu 5 – ĐỀ CĐ 2014. Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM (Nghìn ha) 
Năm 
2005 
2008 
2010 
Đồng bằng sông Hồng 
1 139 
1 110 
1 105 
Đồng bằng sông Cửu Long 
3 826 
3 859 
3 946 
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm. 
b. Nhận xét diện tích lúa cả năm của hai vùng trên từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. 
Câu 6. Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta (Nghìn ha)
Năm 
2000
2005
2007
2012
Cây công nghiệp lâu năm
1451
1634
1821
2047
Cây công nghiệp hàng năm
778
862
846
727
a. Vẽ biểu đồ cột so sánh diện tích gieo trồng cây CN lâu năm và hàng năm của nước ta từ 2000 – 2012.
b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân.
Câu 7. Cho bảng số liệu 	
Sản lượng thuỷ sản nước ta, từ 1995 – 2012 (Nghìn tấn)
Năm
1995
2005
2007
2010
2012
Khai thác
1195
1988
2075
2451
2622
Nuôi trồng
389
1478
2123
2707
3111
a. Vẽ biểu đồ cột so sánh sự thay đổi sản lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn trên.
b. Nhận xét.
Câu 8. Cho bảng số liệu:	
Sản lượng thuỷ sản nước ta, từ 1995 – 2012 (Nghìn tấn)
Năm
1995
2005
2007
2010
2012
Khai thác
1195
1988
2075
2451
2622
Tổng số
1584
3466
4198
5158
5733
a. Tính sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ta của từng năm trên.
b. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi sản lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn trên.
c. Nhận xét.
Câu 9. – ĐỀ CĐ 2011. Cho bảng số liệu:
 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TÍNH ĐẾN NGÀY 01/01/2009 (Nghìn ha) 
Loại đất 
 Đồng bằng 
sông Hồng 
 Trung du và miền núi Bắc Bộ 
 Cả nước 
 Đất nông nghiệp 
742
1479
9599
 Đất lâm nghiệp 
130
5551
14758
 Đất chuyên dùng và đất ở 
378
426
2263
 Đất khác 
246
2688
6485
 Tổng 
1496
10144
33105
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước. 
b. Nêu sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất của hai vùng trên và cho biết vì sao có sự khác nhau đó. 
Câu 10. Cho bảng số liệu :
Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu của nước ta (Nghìn tấn)
Năm
1995
2000
2005
2012
Sản lượng
218
802
752
1292
Khối lượng xuất khẩu
248
734
913
1732
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu từ 1995 đến 2012. (hoặc biểu đồ so sánh)
b. Hãy nhận xét, giải thích.
Câu 11. Cho bảng số liệu:
Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của cả nước, ĐBSH và ĐBSCL (kg/người)
Năm
Cả nước
ĐBS Hồng
ĐBS Cửu Long
1986
301
244
517
1999
448
414
1012
2011
537
371
1350
a. Vẽ biểu đồ cột so sánh sản lượng thực bình quân theo đầu người của cả nước, ĐBSH và ĐBSCL của các năm trên.
b. Nhận xét, giải thích
Câu 12. Cho bảng số liệu:
Tình hình xuất nhập khẩu nước ta, từ 1992 – 2013 (Triệu Đô la Mỹ)
Năm
2000
2005
2009
2013
Xuất khẩu
14483
32447
57096
132033
Nhập khẩu
15637
36761
69949
132032
a. Tính tổng kim ngạch X – NK và cán cân X – NK của từng năm
b. Vẽ biểu đồ đường thể hiện biến động giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn trên.
c. Nhận xét 
Câu 13. Cho bảng số liệu:
Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước ta, từ 2000 – 2012 
(Triệu Đô la Mỹ)
Năm
2000
2005
2009
2012
Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu 
30119.2
69208.2
127045.1
228309.6
Cán cân xuất – nhập khẩu 
- 1153.8
- 4314
- 12852.5
+ 748.8
a. Tính giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của từng năm.
b. Vẽ biểu đồ đường thể hiện biến động giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn trên.
c. Nhận xét.
Câu 14. Cho bảng số liệu:
Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của nước ta từ 1960 – 2012
Năm
1960
1979
1999
2010
2012
Tỉ suất sinh thô (‰)
46
32,2
23,6
17,1
16,9
Tỉ suất tử thô (‰)
12
7,2
7,3
6,8
6,3
a. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm trên (%) 
b. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta từ 1960 – 2012.
c. Nhận xét, giải thích.
Câu 15. – ĐỀ TN 2013. Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM 
Năm 
2005 
2008 
2010 
2011 
Diện tích (nghìn ha) 
3826 
3859 
3946 
4089 
Năng suất (tạ/ha) 
50,4 
53,6 
54,7 
56,7 
a. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diện tích, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
b. Nhận xét. 
Câu 16. – ĐỀ 2015. Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
Năm 
2005 
2007 
2010 
2012 
Tổng diện tích (nghìn ha) 
2496 
2668 
2809 
2953 
- Cây công nghiệp hằng năm 
862 
846 
798 
730 
- Cây công nghiệp lâu năm 
1634 
1822 
2011 
2223 
Giá trị sản xuất (nghìn tỉ đồng) 
79 
91 
105 
116 
a. Vẽ biểu đồ kết hợp (giữa cột chồng và đường) thể hiện diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2012. 
b. Nhận xét tình hình phát triển của ngành trồng cây công nghiệp từ biểu đồ đã vẽ và giải thích 
Câu 17 – ĐỀ ĐH 2012. Cho bảng số liệu:
Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản nước ta, từ 2005 - 2010 
Năm 
2005
2007
2009
2010
Sản lượng (nghìn tấn)
3 465.9
4 197.8
4 870.0
5 157.6
- Đánh bắt
1 987.9
2 074.5
2 280.0
2 450.8
- Nuôi trồng
1 478.0
2 123.3
2 590.0
2 706.8
Gía trị sản xuất (tỉ đồng, so sánh 1994)
37784
47014
53654
56966
a. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột đường) thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản ở nước ta giai đoạn 2005 – 2010.
b. Nhận xét và cho biết nguyên nhân sự phát triển trên.
	Câu 18. – ĐỀ ĐH 2011. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA
Năm
Diện tích (nghìn ha) 
Năng suất (tạ/ha)
Tổng số 
Lúa mùa 
2000 
7 666 
2 360 
42,4 
2003 
7 452 
2 109 
46,4 
2005 
7 329 
2 038 
48,9 
2007 
7 207 
2 016 
49,9 
2008 
7 400 
2 018 
52,3 
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2008. 
b. Nhận xét tình hình sản xuất lúa của nước ta từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. 
Câu 19. Cho bảng số liệu:
Sự biến động diện tích rừng qua các năm (Triệu ha)
Năm
Tổng diện tích rừng
Diện tích rừng tự nhiên
Diện tích rừng trồng
1943
14,3
14,3
0,0
1983
7,2
6,8
0,4
2012
13,8
10,4
3,4
a. Tính tỉ lệ che phủ rừng của nước ta (%) cho biết diện tích đất tự nhiên nước ta là 33,1 triệu ha.
b. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột – đường) thể hiện sự biến động diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng giai đoạn 1943 - 2012.
c. Hãy rút ra nhận xét về sự biến động diện tích rừng.
Câu 20. Cho bảng số liệu:
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta.
Năm
2000
2005
2009
2012
Than (triệu tấn)
11,6
31,4
43
44,1
Dầu (triệu tấn)
16,3
18,5
16
16,5
Điện (tỉ kwh)
26,7
52,1
96
117
a. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột – đưởng) thể hiện sản lượng của các sản phẩm CN của nước ta giai đoạn trên.
b. Cho biết các sản phẩm trên thuộc nhóm ngành công nghiệp nào?
c. Nhận xét, giải thích.
Câu 21. Cho bảng số liệu:
Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta, giai đoạn 2000 - 2012
Năm 
2000
2005
2007
2012
Khách nội địa (triệu lượt khách)
11,2
16
 19,1 
32,5 
Khách quốc tế (triệu lượt khách)
2,1
3,5
4,2
6,8 
Doanh thu từ du lịch (nghìn tỉ đồng)
17
30,3
56
160
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta giai đoạn trên.
b. Nhận xét và giải thích.
Câu 22. Cho bảng số liệu:
 Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta thời kỳ 1960 - 2013 
Năm
1960
1979
1989
2009
2013
Số dân (triệu người)
30,2
52,7
64,6
85,8
90
Tỉ lệ tăng dân số (%)
3,9
2,5
2,1
1,2
0,99
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi của dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn trên 
b. Rút ra nhận xét
Câu 23. Cho bảng số liệu:
Dân số cả nước và số dân thành thị qua các năm (Nghìn người)
Năm 
2000
2005
2009
2012
Số dân cả nước 
77631
82392
86025
88773
Số dân thành thị
18725
22332
25585
28356
a. Tính tỉ lệ dân thành thị của nước ta trong dân số cả nước, của các năm trên (%).
b. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện số dân cả nước, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của giai đoạn trên.
c. Hãy rút ra nhận xét.
Câu 24. - ĐỀ ĐH 2014. Cho bảng số liệu:
 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP, CHĂN NUÔI 
VÀ THỦY SẢN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 ( Tỉ đồng) 
Năm 
2000 
2005 
2008 
2010 
Lâm nghiệp 
5 902 
6 316 
6 786 
7 388 
Chăn nuôi 
18 482 
26 051 
31 326 
36 824 
Thủy sản 
21 801 
38 784 
50 082 
57 068 
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2010. 
b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và giải thích. 
Câu 25. Cho bảng số liệu: 
Sản lượng thịt các loại của nước ta, từ 1996 - 2012. (Nghìn tấn)
Năm
Thịt trâu
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gia cầm
1996
49
70
1080
213
2000
48
94
1418
293
2005
59
142
2288
322
2012
88
294
3160
729
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt các loại qua các giai đoạn trên (lấy năm 1996 = 100,0%).
b. Nhận xét .
	Câu 26. Cho bảng số liệu : 
Số lượng đàn gia súc và gia cầm của nước ta, giai đoạn 2000 - 2012
Năm
Trâu (nghìn con)
Bò (nghìn con)
Lợn (nghìn con)
Gia cầm (triệu con)
2000
2897
4128
20194
196
2005
2922
5541
27435
220
2009
2886
6103
27627
280
2012
2627
5194
26494
309
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn trên.
b. Nhận xét.
Câu 27. Cho bảng số liệu: 
Tình hình dân số và sản lượng lương thực nước ta.
Năm
2000
2005
2007
2012
Dân số (nghìn người)
77686
84156
85170
88772,9
Sản lượng lương thực (nghìn tấn)
35463
35832
35942
43662
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người qua giai đoạn trên.
b. Nhận xét, giải thích. 
Câu 28. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa cả năm của nước ta từ năm 1990 - 2012.
Tiêu chí
1990
2000
2005
2012
Diện tích (nghìn ha)
6043
7654
7329
7753
Sản lượng (nghìn tấn)
19225
32530
35833
43662
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta, giai đoạn trên.
b. Nhận xét, giải thích về tốc độ tăng trưởng của tình hình sản xuất lúa trên.
Câu 29. Cho bảng số liệu: 
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt, theo giá so sánh năm 1994 ( Tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Lương thực
Rau, đậu
Cây CN
Cây ăn quả
Cây khác
1990
49603
33289
3477
6692
5028
1117
1995
66182
42110
4984
12149
5577
1362
2000
90858
55163
6332
21782
6106
1475
2005
107894
63852
8928
25585
7943
1586
Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trổng (lấy năm 1990 = 100,0%)
Dựa trên số liệu đã tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.
Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. 
Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Câu 30. Cho bảng số liệu:
Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1999 và 2009 (nghìn người)
Năm
Tổng số
Nhóm tuổi 
Từ 0 – 14
Từ 15 - 59
Trên 60
1999
76320,0
25567, 2
44570,9
6181,9
2009
85789,6
21447, 4
56621,2
7721,0
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta, năm 1999 và 2009.
b. Nhận xét và giải thích.
Câu 31. – ĐỀ MINH HỌA 2015. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA
NĂM 2000 VÀ NĂM 2010 (Nghìn tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Chia ra
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ 
2000
129,1 
101,1 
24,9 
3,1
2010
540,2 
396,7 
135,2 
8,3
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu củ

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_on_thi_THPT_Quoc_gia_Dia_li_2016.doc