Một số dạng bài tập Định tính thường gặp Vật lí lớp 9

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1203Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số dạng bài tập Định tính thường gặp Vật lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số dạng bài tập Định tính thường gặp Vật lí lớp 9
Một số dạng bài tập định tính thường gặp
Bài 1: Phát biểu định luật Ôm, viết công thức và giải thích các đại lượng trong công thức?
Trả lời: Đluật Ôm: Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Hệ thức: I = 
Trong đó: U là hiệu điện thế do bằng vôn (V)
 I là cường độ dòng điện đo băng ampe (A)
 R là điện trở đo băng ôm ()
Bài 2: Nêu ý nghĩa của điện trở: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
Bài 3: Điện trở suất của một chất là gì? Nói điện trở suất của sắt là 12. 10-8 (.m) có nghĩa là gì?
Trả lời: Điện trở suất của một vật liệu ( hay một chất) là trị số điện trở của một dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện 1m2.
- Nói điện trở suất của sắt là 12. 10-8 (.m) có nghĩa là một dây sắt hình trụ có chiều dài 1m và tiết 1m2 thì có điện trở là 12.10-8.
Bài 4: Phát biểu định luật Jun – Lexơ. Viết biểu thức và giải thích các đại lượng trong hệ thức.
Trả lời: Đluật Jun – Lexơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Hệ thức: Q = I2Rt (J)
Hoặc: Q = 0,24I2rt (calo)
Trong đó: I đo bằng ampe(A)
 R đo bằng ôm ()
 t đo bằng giây (s)
 Q đo bằng (J) hoặc (calo)
Bài 5: Biến trở là gì? Biến trở dùng để làm gì?
Trả lời: Biến trở là một điện trở có thể thay đổi được trị số. Biến trở có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
Bài 6: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tổ nào? Nêu công thức tính điện trở của dây dẫn:
Trả lời: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc chiều dài dây dẫn, phụ thuộc vào tiết diện dây dẫn và phụ thuộc vào chất ( vật liệu) làm dây dẫn.
Công thức: R = . Trong đó là điện trở suất (.m), l là chiều dài dây dẫn (m), S là tiết diện của dây dẫn (m2).
Bài 7: Hãy nêu ví dụ về sự chuyển hóa điện năng thành cơ năng, nhiệt năng, quang năng, điện năng (Mỗi trường hợp nêu 1 ví dụ)
Trả lời: Các ví dụ về sự biến đổi điện năng thành:
Cơ năng: Động cơ điện, quạt điện 
Nhiệt năng: Bàn là điện, nồi cơm điện 
Quang năng: Bóng điện sáng, ti vi
Điện năng: Máy biến thế.
Bài 8: Vì sao khi nấu bằng bếp điện thì dây xoắn (dây mai xo) nóng đỏ còn dây dẫn điện thì gần như không nóng?
Trả lời: Vì dây xoắn thường được làm bằng các vật liệu có điện trở suất rất lớn hơn so với dây dẫn điện, nên trong cùng thời gian và cùng cường dộ dòng điện đi qua ( theo định luật Jun – Len xơ Q = I2Rt) thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây xoắn rất lớn hơn so với dây dẫn điện nên dây xoắn nóng đỏ.
Bài 9: Trái đất có phải là nam châm hay không? Nếu phải thì các cực từ nằm ở đâu?
Trả lời: Trái đất cũng là một nam châm. Cực Nam của nam châm trái đất gần với cực Bắc địa lí của trái đất. Cực Bắc của nam châm trái đất gần với cực Nam địa lí của trái đất. 
Bài 10. Chỉ có hai thanh kim loại giống hệt nhau (không có thêm dụng cụ nào khác), trong đó một thanh đã nhiễm từ (là nam châm) còn một thanh chưa bị nhiễm từ (không phải là nam châm). Làm thế nào để nhận biết được đâu là thanh đã nhiễm từ, đâu là thanh chưa nhiễm từ.
Trả lời: 
Ta đã biết tính chất của nam châm là từ trường mạnh ở hai đầu cực, còn ở giữa thì từ trường rất yếu và gần như không có.
Vì vậy để nhận biết ta đặt hai thanh theo hình chữ T (như hình vẽ).
- Nếu thấy hai thanh không hút nhau (hoặc hút rất yếu) thì chứng tỏ thanh 1 đã nhiễm từ, thanh 2 chưa nhiễm từ.
- Nếu thấy hai thanh hút nhau mạnh thì chứng tỏ thanh 2 đã bị nhiễm từ, thanh 1 chưa bị nhiễm từ.
 1
 2
Bài 11: Có hai thanh nam châm trong đó một thanh còn ghi rõ các cực, một thanh đã bị mờ không nhìn rõ.
a. Nếu chỉ có hai thanh trên thì làm thế nào để tìm được các cực của thanh nam châm đã bị mờ.
b. Nếu có thêm một sợi dây nhỏ thì ta làm như thế nào?
Trả lời: 
a. Ta đưa một cực của thanh nam châm đã bị mờ lại gần một cực (chẳng hạn cực nam) của thanh nam châm còn rõ các cực. Nếu thấy chúng đẩy nhau thì đó là cực nam, cực còn lại là cực bắc. Nếu thấy chúng hút nhau thì đó là cực bắc, cực còn lại là cực nam.
b. Nếu có sợi dây ta buộc vào thanh nam châm bị mờ cực sao cho cân bằng rồi treo lên sao cho nó nằm ngang (có thể cầm tay), sau khi cân bằng cực chỉ về hướng nam địa lí là cực nam của nam châm, cực chỉ về hướng bắc địa lí là cực bắc của nam châm.
Bài 12: a. Vì sao không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế?
 (Dùng dòng điện một chiều có chạy được máy biến thế hay không? Vì sao?)
b. Vì sao trong máy biến thế số vòng dây của cuộn sơ cấp và của cuộn thứ cấp lại phải khác nhau (không bằng nhau)?
Trả lời: 
a. Dòng điện một chiều là dòng điện có từ trường không đổi. Vì vậy khi ta đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một dòng điện không đổi thì lõi sắt cũng bị nhiễm từ nhưng từ trường do nó tạo ra là từ trường không đổi, do đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp là không đổi nên trong cuộn thứ cấp không suất hiện dòng điện cảm ứng.
 Vậy không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế.
b. Theo công thức của máy biến thế: . Nếu số vòng dây của hai cuộn như nhau 
thì tỉ số = 1, suy ra U1 = U2.
 Một máy biến thế mà có U1 = U2 là quá vô lí vì vừa không làm thay đổi được hiệu điện thế, vừa tốn kém vật liệu làm máy biến thế, tốn công sức và lại bị hao phí do tỏa nhiệt.
Vì vậy số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp phải khác nhau.
Bài 13: a. Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì? Phát biểu quy tắc đó?
	 b. Quy tắc bàn tay trái dùng để làm gì? Phát biểu quy tắc đó?
Trả lời: 
a. Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện: 
Quy tắc: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
b. Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn klhi biết chiều dòng điện và chiều đường sức từ.
Quy tắc: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Bài 14: Khi nào trong cuộn dây dẫn kín suất hiện dòng điện cảm ứng? Dòng điện cảm ứng xoay chiều? Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
Trả lời: 
- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn kín đó xuất hiện dòng điện cảm ứng,.
- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín luân phiên tăng giảm thì trong cuộn dây dẫn kín đó xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
- Có hai cách để tạo ra dòng điện xoay chiều:
 + Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
 + Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
Bài 15: a. Tại sao khi truyền tải điện năng đi xa người ta lại dùng đường day cao thế (cao áp).
b. Tại sao ở hai đầu đường dây tải điện lại phải dùng hai máy biến thế?
Trả lời: 
a. Khi truyền tải điện năng đi xa người ta dùng đường dây cao thế (cao áp) để làm giảm điện năng hao phí trên đường dây tải. Bởi vì theo công thức tính điện năng hao phí 
p= thi khi tăng hiệu điện thế lên n lần thì hao phí giảm đi n2 lần.
b. Trước khi truyền tải điện năng đi xa ta dùng máy tăng thế để tăng hiệu điện thế lên mức cao thế (cao áp) đến hàng 100 000V để truyền đi xa nhằm làm giảm hao phí. Khi đến nơi sử dụng (nhà máy, khu dân cư) ta chỉ sử dụng với hiệu điện thế 220V hoặc 380V vì vậy cần một máy biến thế nữa để hạ hiệu điện thế từ cao áp xuống hiệu điện thế 220V hoặc 380V để sử dụng. Vì vậy ở hai đầu đường dây tải điện phải cần đặt hai máy biến thế.
Bài 16: Kính lúp là gì? Tác dụng của kính lúp? Các con số như 1,5X; 2X, 3X ghi trên mỗi kính lúp có ý nghĩa gì? Tính tiêu cự của kính lúp có độ bội giác 2X.
Trả lời: Kính lúp là một TKHT có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ. Các con số 1,5X; 2X, 3X là độ bội giác của kính lúp nó cho ta biết góc trông ảnh lớn hơn gấp bao nhiêu lần góc trông vật.
Theo công thức tính độ bội giác: G = cm
Bài 17: Vì sao các vật có màu sắc? nhìn qua tấm lọc màu xanh để quan sát tia sáng màu vàng chiếu đến ta sẽ thấy màu gì? Vì sao?
Trả lời: Các vật có màu sắc là do khi chiếu ánh sáng trắng vào vật thì màu nào không bị vật hấp thụ sẽ tán xạ và truyền vào mắt ta đó chính là màu của vật. Nhìn qua tấm lọc màu xanh để quan sát ánh sáng màu vàng chiếu đến ta không thấy màu gì (thấy vùng tối) vì tấm lọc màu xanh hấp thụ hết ánh sáng màu vàng.
Bài 18: Ta thu được ánh sáng màu gì khi lần lượt chiếu ánh sáng trắng vào?
a. Tấm lọc màu xanh
b. Tấm lọc màu đỏ
c. Cả hai tấm lọc trên đặt song song với nhau.
Trả lời: 
a. Thu được ánh sáng màu xanh
b. Thu được ánh sáng màu đỏ
c. Không thu được ánh sáng màu gì (màu đen).
Bài 19. Có phải người ta tạo ra ánh sáng màu xanh, đỏ, vàng của đèn báo giao thông bằng các bóng đèn xanh, đỏ, vàng hay không?
Trả lời: Đèn xanh, đỏ, vàng không phải tạo ra từ các bóng đèn xanh, đỏ, vàng mà tạo ra từ bóng đèn dây tóc để tạo ra ánh sáng trắng rồi cho chúng truyền qua các tấm lọc màu xanh, đỏ, vàng thì ta sẽ thu được đèn xanh, đỏ, vàng.
Bài 20: Trong lớp học khi ta nhìn thấy cái bảng màu đen thì có phải là có ánh sáng màu đen truyền từ bảng vào mắt ta hay không?
Trả lời: Khi ta nhìn thấy vật màu đen thì không phải có ánh sáng đen truyền từ vật vào mắt ta mà do ánh sáng của các vật xung quanh vật màu đen đó truyền vào mắt ta. Như vậy khi ta nhìn thấy cái bảng đen thì không phải do ánh sáng đen truyền từ bảng vào mắt ta mà do ánh sáng của các bức tường quanh bảng truyền vào mắt ta.
Bài 21: Khi chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu xanh thì ta thu được ánh sáng màu gì? Vì sao? Nếu đặt mắt sau tấm lọc màu đỏ để quan sát ánh sáng vừa thu được thì ta thấy màu gì? Vì sao?
Trả lời: Khi chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu xanh thì ta thu được ánh sáng xanh. Vì trong ánh sáng trắng có rất nhiều ánh sáng màu trong đó có màu xanh, khi chiếu qua tấm lọc màu xanh thì các ánh sáng khác (trừ ánh sáng xanh) bị tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh còn ánh sáng xanh ít bị húp thụ nên truyền qua được tấm lọc màu xanh.
 Nếu đặt mắt sau tấm lọc màu đỏ để quan sát ánh sáng xanh vừa thu được thì ta không thấy màu gì (có thể nói là màu đen) vì tấm lọc màu đỏ hấp thụ mạnh ánh sáng xanh.
Bài 22: Khi đi qua dây dẫn, điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Hãy cho biết trong trường hợp nào, sự biến đổi này là có lợi? Có hại?
Trả lời: 
Nếu ta dùng để đun nóng, sưởi ấm thì nhiệt năng lúc đó là có lợi.
Nếu nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn thì sẽ gây hao phí điện năng đó là có hại.
Bài 23: Một số sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng thành các dạng năng lượng khác:
Đèn tròn (dây tóc): Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.
Bàn là: Điện năng thành nhiệt năng
Quạt điện: Điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.
Bóng huynh quang, compac (đèn ống): điện năng thành quang năng.
Máy biến thế: Điện năng thành điện năng
Mạ kim loại: Điện năng thành hóa năng.
Bài 24: 
Trong thí nghiệm sau đây. Hãy cho biết 
Sự biến đổi năng lượng của viên bi khi nó chuyển động từ A đến O, từ O đến B .
Trả lời: 
 - Tại A viên bi có cơ năng ở dạng thế năng. Khi chuyển động từ A đến O thì một phần thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng. 
 A B 
	 Viên bi
 O
- Tại O viên bị có cơ năng ở dạng động năng.
- Khi lăn từ O lên B, một phần động năng chuyển hóa thành thế năng và nhiệt năng.
- Tại B viên bi có cơ năng ở dạng thế năng.
 Quá trình này cứ lập đi lập lại cho đến khi toàn bộ cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng thì viên bi dừng lại tại O.
Chú ý: Các em cần học thuộc các dạng bài tập này
Các công thức vật lí cần nhớ
Tính cường độ dòng điện: I = (Định luật Ôm)
Tính điện trở: R = 
Hiệu điện thế: U = I.R
Đoạn mạch mắc nối tiếp:
- Điện trở tương đương của mạch gồm 2 điện trở (3 điện trở ) mắc nối tiếp 
 Rtđ = R1+ R2; Rtđ = R1 + R1+ R3
- Hiệu điện thế : Uc = U1 + U2 + U3+ .
- Cường độ dòng điện: Ic = I1 = I2 = 
- Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó 
5. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song.
- Điện trở tương đương: hay Rtđ = 
- Hiệu điện thế: Uc = U1 = U2 = 
- Cường độ dòng điện: Ic = I1 + I2+ 
- Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: 
6. Công thức tính điện trở của dây tải điện: R = Trong đó: 
 là điện trở suất(m); l là chiều dài dây dẫn (m); S tiết diện của dây( m2)
Chú ý: 1mm2 = 10-6m2.
7. Công thức tính công suất điện: P = UI hoặc P = I2. R hoặc P = 
hoặc P = (Trong đó A là công của dòng điện, t là thời gian thực hiện công đó)
8. Công thức tính công của dòng điện: A = P t = UIt. (Trong đó t là thời gian dòng điện chạy qua tính bằng giây)
9. Hệ thức định luật Jun- Lexơ: Q = I2Rt hoặc Q = 0,24.I2Rt (Trong đó t là thời gian dòng điện chạy qua tính bằng giây)
10. Công thức tính hao phí điện trên đường dây tải: Php = (P là công suất điện cần truyền đi xa). Từ công thức cho thấy nếu tăng hiệu điện thế lên n lần thì hao phí giảm đi n2 lần.
11. Công thức máy biến thế: . 
Trong đó: U1 là hiệu điện thế đặt vào cuộn sơ cấp.
 U2 là hiệu điện thế đặt vào cuộn thứ cấp
 n1 là số vòng dây cuộn sơ cấp
 n2 là số vòng dây cuộn thứ cấp
12. Công thức thấu kính: Cần chứng minh thì mới được sử dụng
a. Công thức tính f, d, d/ : 
Trong đó: f là tiêu cự của thấu kính 
 d là khoảng cách từ vật đến TK
 d/ là khoảng cách từ vật ảnh TK
b. Công thức tính chiều cao vật, ảnh: 
Trong đó: h/ là chiều cao của ảnh
 h là chiều cao của vật
 d là khoảng cách từ vật đến TK
 d/ là khoảng cách từ vật ảnh TK
13. Công thức tính độ bội giác của kính lúp: 
 G = , trong đó f là tiêu cự của kính lúp tính bằng cm.
Suy ra công thức tính tiêu cự của kính lúp là: f = .
Ví dụ kính lúp có độ bội giác 2X thì tiêu cự là: f = = 12, 5cm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBTDT LI 9.doc