Một số câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12
Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit là vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. Vùng  kết thúc gồm các bộ ba
A. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
B. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.
C. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
D. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
Tham gia vào cấu trúc của axit nuclêic có các bazơnitơ
A. A denin, Timin, Guanin, Xytôzin, Uraxin.
B. Guanin, Xytôzin.
C. Adenin, Timin, Uraxin.
D. Adenin, Timin, Guanin, Xytôzin.
Đoạn ADN làm tổng hợp mARN được gọi là
A. Gen cấu trúc.
B. Gen điều hoà.
C. Vùng khởi động.
D. Vùng vận hành.
Intrôn là đoạn gen 
A. Có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã
B. Chứa trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen
C. Không có khả năng phiên mã và dịch mã
D. Mã hoá các axit amin
Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit là vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. Vùng  điều hòa gồm các bộ ba mang tín hiệu 
A. Khởi động và kiểm soát phiên mã.
B. mở đầu quá trình dịch mã.
C. Mở đầu quá trình phiên mã.
D. Kết thúc quá trình dịch mã.
Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng
A. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
B. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
C. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
D. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.
Căn cứ vào kích thước phân tử của bazơnitơ trong ADN mà người ta chia chúng thành hai nhóm là
A. Purin gồm G và A; pirimidin gồm X và T .
B. Purin gồm X và G ; pirimidin gồm T và A.
C. Purin gồm X và A ; pirimidin gồm G và T.
D. Purin gồm X và T ; pirimidin gồm G và A.
Trong quá trình nhân đôi, các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzym nối. Enzym này là
A. ADN ligaza.
B. ARN pôlimeraza.
C. ADN giraza.
D. ADN poolimeraza.
Gen là
A. Một đoạn của ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN).
B. Một đoạn của chuỗi pôlipeptit mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định.
C. Một đoạn của ADN tham gia trực tiếp vào việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
D. Một đoạn của ARN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit).
Gen ở sinh vật nhân thực,
A. Phần lớn có vùng mã hoá không liên tục.
B. Phần lớn không có vùng mã hoá liên tục.
C. Có vùng mã hoá liên tục.
D. Không có vùng mã hoá liên tục.
Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng
A. Trình tự của các bộ ba nuclêôtit quy định trình tự của các axitamin trong chuỗi pôlipeptit.
B. Trình tự của các đêôxyribôzơ quy định trình tự của các bazơnitơ.
C. Trình tự của các axit phôtphoric quy định trình tự của các axitamin.
D. Trình tự của các axit phôtphoric quy định trình tự của các nuclêôtit.
Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là
A. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtít trên ADN.
B. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
C. Tỉ lệ A+T/ G +X.
D. Thành phần các bộ ba nuclêôtit trên ADN.
Thứ tự của các vùng trong gen cấu trúc là
A. Vùng điều hoà (đầu 3’ mạch mã gốc) –> vùng mã hoá (giữa gen) -> vùng kết thúc (đầu 5’ của mạch mã gốc).
B. Vùng mã hoá (đầu 3’ mạch mã gốc) –> vùng điều hoà (giữa gen) -> vùng kết thúc (đầu 5’ của mạch mã gốc).
C. Vùng điều hoà (đầu 5’ mạch mã gốc) –> vùng mã hoá (giữa gen) -> vùng kết thúc (đầu 3’ của mạch mã gốc).
D. Vùng mã hoá (đầu 5’ mạch mã gốc) –> vùng điều hoà (giữa gen) -> vùng kết thúc (đầu 3’ của mạch mã gốc).
Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit là vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. Vùng  mã hóa gồm các bộ ba
A. Mang thông tin mã hóa các axit amin.
B. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
C. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.
D. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
Gen cấu trúc của vi khuẩn có đặc điểm gì?
A. 
Không phân mảnh
B. Vùng mã hoá không liên tục
C. Phân mảnh
D. Không mã hoá axit amin mở đầu
Bản chất của mã di truyền là
A. Trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B. Mật mã di truyền được chứa đựng trong gen.
C. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
D. Một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn?
A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng ADN-pôlimeraza chỉ xúc tác tổng hợp 1 chiều nhất định
B. Do trên 2 mạch khuôn có 2 loại enzim khác nhau xúc tác
C. Sự liên kết các nuclêôtit trên 2mạch diễn ra không đồng thời
D. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau
Trong quá trình tái bản ADN, chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
A. Enzim ADNpolymeraza chỉ gắn vào đầu 3’- OH của pôlinuclêôtít mồi và do đó mạch pôlinuclêôtit đang tổng hợp được kéo dài theo chiều 5’ - 3’ .
B. Enzim ADNpolymeraza chỉ gắn vào đầu 3’- OH của pôlinuclêôtit mồi và do đó mạch pôlinuclêôtit đang tổng hợp được kéo dài theo chiều 3’ - 5’.
C. Enzim ADNpolymeraza chỉ gắn vào đầu 5’ của pôlinuclêôtit mồi và do đó mạch pôlinuclêôtit đang tổng hợp được kéo dài theo chiều 5’ - 3’ .
D. Hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau; quá trình tổng hợp chuỗi pôlinuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung
Trong cơ chế nhân đôi, điểm quyết định đảm bảo cho trình tự nuclêôtit trong ADN con giống ADN mẹ là do
A. Quá trình lắp ghép các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung.
B. Cơ chế nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn.
C. Sự phá vỡ và tái xuất hiện lần lượt các liên kết hyđrô trong cấu trúc ADN.
D. Sự hoạt động theo chiều từ 3’ đến 5’của enzim ADN pôlimeraza.
Trong tế bào, quá trình nhân đôi của ADN diển ra ở
A. Nhân
B. Ri bô xôm
C. Ty thể
D. Màng
ADN con được tạo ra theo nguyên tắc bán bảo tồn nghĩa là
A. Trong 1 ADN con có 1 mạch nhận từ ADN mẹ, mạch còn lại mới được tổng hợp.
B. Trong 2 ADN con có 1 ADN cũ và 1 ADN mới.
C. Mỗi mạch của ADN con có 1/2 nguyên liệu cũ, 1/2 nguyên liệu mới.
D. Trên mỗi mạch có sự xen kẽ: cứ 1 nuclêôtit mới lại có 1 nucleôtit cũ.
Trong quá trình nhân đôi ADN, ADN- pôlimêraza giữ vai trò
A. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 5’" 3’, lắp ráp các nuclêôtit tự do vào mạch ADN khuôn theo nguyên tắc bổ sung.
B. Bẻ gẫy liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN, sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ " 5’.
C. Sử dụng đồng thời cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới, tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết hidrô giữa hai mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN.
D. Sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ " 5’, tháo xoắn phân tử ADN.
Thời điểm và vị trí diễn ra quá trình tái bản là:
A. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Trong nhân tế bào
B. Kì đầu của phân bào – Trong nhân tế bào
C. Kì đầu của phân bào – Ngoài tế bào chất
D. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Ngoài tế bào chất
Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì nó có
A. Tính phổ biến: mọi sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền.
B. Tính đặc hiệu: mỗi bộ 3 chỉ mã hoá một axit amin.
C. Tính thoái hoá: có nhiều bộ 3 khác nhau cùng mã hoá cho một axit amin. đư¬ợc đọc một chiều liên tục.
D. Tính liên tục: mã di truyền trên mARN được đọc liên tục theo chiều 5’- 3’.
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
B. Mã di truyền có tính thoái hoá.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Mã bộ ba trên phân tử ADN mã hóa cho các axit amin gồm
A. 3 nuclêôtit kế tiếp nhau trên mạch khuôn mã hoá cho một axit amin trong phân tử prôtêin.
B. 3 ribônuclêôtit quy định một axit amin.
C. 3 nuclêôtit tổng hợp một axit amin trong phân tử prôtêin.
D. 3 nuclêôtit quy định một axit amin.
Hiện tượng mã thoái hoá là hiện tượng
A. Nhiều mã bộ 3 khác nhau cùng mã hoá cho 1 axitamin (trừ AUG, UGG).
B. 1 mã bộ 3 mã hoá cho nhiều axitamin.
C. Các mã bộ 3 không tham gia vào quá trình mã hoá cho các axitamin
D. Các mã bộ 3 có thể bị đột biến gen để hình nên bộ 3 mã mới.
Trong số các bộ ba GAU, AUG, UGG,UAG, UGA, UAA, AUU trên mARN. Bộ ba có nhiệm vụ kết thúc quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit là
A. UAG ; UAA; UGA.
B. UAA ; UGG; UGA.
C. UAG ; UGA ; AUG.
D. AUU ; AUG ; UGA.
Một trong những đặc điểm của mã di truyền là
A. Mã bộ ba.
B. Không có tính thoái hoá.
C. Không có tính phổ biến.
D.Không có tính đặc hiệu.
Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ADN là
A. 32
B. 10
C. 25
D. 20
Một gen có 3.000 nuclêôtit tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì phải sử dụng tất cả bao nhiêu nuclêôtit tự do ở môi trường nội bào?
A. 21. 000 nuclêôtit.
B. 9. 000 nuclêôtit.
C. 12. 000 nuclêôtit.
D. 24. 000 nuclêôtit.
Một gen có 3120 liên kết hiđrô và có 480 Adenin. Gen này đã tự nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do môi trường nội bào cung cấp cho tất cả các quá trình tự nhân đôi của gen là
A. 16800.
B. 19200.
C. 13700.
D. 19800.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTN_BAI_1LOP_12.docx