Ma trận và đề thi thử THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đại An

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề thi thử THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đại An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề thi thử THPT quốc gia Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đại An
TRƯỜNG THPT ĐẠI AN
MA TRẬN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 
MÔN ĐỊA LÍ, KHỐI 12; Năm học 2016 - 2017
Thời gian: 50 phút (không tính thời gian giao đề)
Hình thức: Trắc nghiệm
Số câu: 40 TNQ (100%)
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
KIẾN THỨC
1. Tự nhiên
Nêu được phạm vi lãnh thổ, đặc điểm chung của địa hình và khí hậu nước ta
Hiểu được tác động của địa hình đến khí hậu của một khu vực, hiểu được sự phân hoá thiên thiên trong một miền tự nhiên
Phân tích được ảnh hưởng của tự nhiên đến phát triển kinh tế
Vận dụng kiến thức tự nhiên để giải thích vấn đề trong thực tế
3 câu TN
(0,75đ)
2 câu TN
(0, 5đ)
1 câu TN
(0,25đ)
1 câu TN
(0,25đ)
7 câu TN
(1,75đ)
2. Dân cư
Nêu được quy mô dân số nước ta
Hiểu được ảnh hưởng của phân bố dân cư không đều đến phát triển KT - XH
Phân tích được nguyên nhân làm cho ĐTH diễn ra chậm
1 câu TN
(0,25đ)
1 câu TN
(0,25đ)
1 câu TN
(0,25đ)
3 câu TN
(0,75đ)
3.Ngành kinh tế
Nêu được đặc điểm phát triển của các ngành kinh tế
Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành và tình hình phát triển của các ngành kinh tế
Đề xuất được phương hướng để phát triển các vùng chuyên canh trong nông nghiệp
Biết liên hệ để giải thích những vấn đề kinh tế hiện nay
3 câu TN
 (0,75đ)
5 câu TN
 (1,25đ)
1 câu TN
 (0,25đ)
1 câu TN
 (0,25đ)
10 câu TN
(2, 5đ)
4. Các vùng kinh tế
Nêu được được đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Việt Nam 
Hiểu và trình bày được,phân tích được tự nhiên, dân cư, kinh tế của các vùng .
Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, dân cư và xã hội của vùng.
Giải thích được mối quan hệ giữahiện tượng tự nhiên, kinh tế và an ninh quốc phòng đơn giản trong thực tế.
2 câu TN
(0,5đ)
6câu TN
(1,5đ)
1 câu TN
(0,25đ)
1 câu TN
(0,25đ)
10 câu TN
(2,5đ) 
THỰC HÀNH
- Atlat địa lí Việt Nam
- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để nhận ra các đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, hoạt động của ngành kinh tế
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để so sánh về các hoạt động kinh tế
3 câu TN (0,75 đ)
2 câu TN (0,5 đ)
5 câu TN
 (1,25 đ)
- Bảng số liệu
- Nhận xét bảng số liệu cơ cấu xuất nhập khẩu,cây công nghiệp.
- Tính toán số liệu , nhận xét so sánh về dân số và sự gia tăng dân số.
2 câu TN (0,5 đ)
1 câu TN (0,25 đ)
3 câu TN
 (0,75 đ)
- Biểu đồ
Nhận xét về biểu đồ thủy sản , biểu đồ dân số của một số vùng
2 câu TN (0,5 đ)
2 câu TN 
(0,5đ)
Tổng
12 câu TN (3,0 đ)
20 câu TN (5,0 đ)
5 câu TN (1,25 đ)
3 câu TN (0,75 đ)
10,0 điểm
 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 
MÔN ĐỊA LÍ, KHỐI 12; Năm học 2016 - 2017
Thời gian: 50 phút (không tính thời gian giao đề)
Hình thức: Trắc nghiệm
Số câu: 40 TNQ (100%)
Câu 1: Nội thuỷ là :
A. vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
B. vùng nước cách bờ 12 hải lí.
C. vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
D. vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
Câu 2. Khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta hiện nay là : 
A. khu vực nhà nước. 	B. khu vực ngoài nhà nước.
C. tư nhân và cá thể. 	D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết Đồng bằng Bắc Bô ̣thuôc̣ miền tư ̣nhiên nào sau đây?
A. Miền Nam Trung Bô ̣vàNam Bộ.̣ B. Miền Bắc.
C. MiềnTây Bắc vàBắc Trung Bộ. ̣	 D. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bô ̣
Câu 4: Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là : 
A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan. 	B. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. 
C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. 	D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
Câu 5. Biểu hiện nào sau đây không đúng với việc nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới? 
A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. 
B. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái.
C. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.
D. Đẩy mạnh sản xuất, phục vụ nhu cầu trong nước.
Câu 6: Dãy Hoàng Liên Sơn có ảnh hưởng gì đến khí hậu của vùng núi Tây Bắc?
A. Hút gió mùa Tây Nam gây mưa cho khu vực.
B. Giảm bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu vực này.
C. Làm cho khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta.
D. Làm cho khu vực có lượng mưa lớn vào thu đông.
Câu 7: Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là : 
A. lương thực, thực phẩm. 	B. nguyên, nhiên vật liệu. 
C. máy móc thiết bị. 	D. hàng tiêu dùng.
Câu 8: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí
A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
B. nằm ở bán cầu Bắc.
C. nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
D. nằm ở bán cầu Đông.
Câu 9: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có:
A. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn.	B. địa hình thấp, lượng mưa lớn.
C. địa hình cao, lượng mưa nhỏ.	D. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh,̉ thành phố nào trong các tỉnh,̉ thành phố sau đây có giá tri xuấṭ khẩu cao nhất(năm 2007)?
A. thành phố Hồ Chí Minh. B. Bình̀ Dương. C. Đồng Nai.	 D. Tây Ninh.
Câu 11. Tài nguyên khoáng sản nổi bật nhất của vùng Đông Nam Bộ là:
A. cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ. B. sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng.
C. dầu khí ở vùng thềm lục địa. D. bôxit cho công nghiệp luyện kim màu.
Câu 12. Miền địa lý tự nhiên nào có sự phân hoá thiên nhiên đa dạng theo chiều đông – tây, theo đai cao, theo bắc – nam?
A. Miền bắc và đông bắc bắc bộ.	B. Miền tây bắc và bắc trung bộ.
C. Miền nam trung bộ và nam bộ.	D. Miền duyên hải miền trung.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, trong các cây công nghiêp̣ chuyên môn hóa ở Bắc Trung Bô ̣không có loaị cây công nghiêp̣ nào sau đây?
A. Cao su. B. Cà phê.	 C. Chè.	 D. Điều.
Câu 14. Dân cư phân bố đông đúc ở đồng bằng gây khó khăn gì trong việc sử dụng lao động? 
A. Chỉ phát triển được những ngành cần nhiều lao động.
B. Không gian cư trú chật hẹp. 
C. Chất lượng cuộc sống khó được cải thiện. 
D. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. 
Câu 15. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không ảnh hưởng đến vấn đề gì trong sản xuất nông nghiệp?
A. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. 
B. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng. 
C. Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới. 
D. Nhiều thiên tai, dịch bệnh.
Câu 16
Biểu đồ biểu hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của cả nước, đồng bằng sông Hồng
và Tây Nguyên giai đoạn 2005-2013.
0/00
Năm
Nhận định nào sau đây không đúng với biểu đồ trên
A. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức trung bình của cả nước. 
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của Tây Nguyên cao hơn nhiều so với trưng bình cả nước. 
C. Từ năm 2005 đến 2013 tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số trung bình cả cả nước, đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên đều giảm tuy nhiên mức độ giảm có sự chênh lệch.
D. Giảm mạnh nhất là cả nước, giảm ít nhất là Tây Nguyên.
Câu 17. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ : 
A. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. 
B. giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
C. khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có. 
D. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
Câu 18: Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là : 
A. chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 
B. sản xuất hàng tiêu dùng
C. điện năng. 
D. khai thác và chế biến dầu khí.
Câu 19 . Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trong các trung tâm du lịch sau đây, trung tâm nào là trung tâm du lịch quốc gia ở nước ta?
A. Ha ̣Long. B. Đà Nẵng.	 C. Vinh.	D. Hải Phòng.
Câu 20.Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên? 
A. Nằm sát dải duyên hải Nam Trung Bộ. 
B. Giáp với miền hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. 
C. Giáp với vùng Đông Nam Bộ. 
D. Giáp biển Đông.
Câu 21. Nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp vì:
A. vùng kinh tế nào cũng ưu tiên phát triển.
B. sản phẩm có giá trị kinh tế lớn. 
C. hàng hoá chủ yếu để xuất khẩu. 
D. cơ cấu ngành đa dạng và giá trị của hàng hoá cao.
Câu 22 .Vấn đề quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Hồng cần giải quyết là:
A. thiên tai khắc nghiệt. B. đất nông nghiệp khan hiếm.
C. dân số đông. D. tài nguyên không nhiều.
Câu 23 .Hiện nay cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét, chủ yếu nhờ vào việc phát triển
A. công nghiệp khai khoáng. B. đánh bắt thủy sản.
C. nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn. D. nghề thủ công truyền thống.
Câu 24: Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc 
A. cải tạo đất đai. 	B. trồng và bảo vệ vốn rừng. 
C. đẩy mạnh thâm canh. 	D. giải quyết vấn đề lương thực.
Câu 25 .Hướng chính trong khai thác kinh tế vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp 
A. khai thác sinh vật biển, khoáng sản và phát triển du lịch biển.
B. mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
C. vùng bờ biển với đất liền và hệ thống sông ngòi, kênh rạch.
D. kết hợp du lịch biển, phát triển giao thông vận tải biển và du lịch miệt vườn.
Câu 26.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trong các tỉnh̉ dưới đây tỉnh̉ nào có số lượng đàn trâu lớn nhất?
A. Lào Cai. B. Tuyên Quang.	 C. Hà Giang.	 D. Lang̣ Sơn.
Câu 27. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị : %)
Năm
1990
1992
1995
2000
2005
Xuất khẩu
45,6
50,4
40,1
49,6
46,7
Nhập khẩu
54,4
49,6
59,9
50,4
53,3
Nhận định đúng nhất là :
A. Nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu.
B. Nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng cao hơn xuất khẩu.
C. Tình trạng nhập siêu có xu hướng ngày càng tăng.
D. Năm 2005, nhập siêu lớn do các nhà đầu tư nhập máy móc thiết bị nhiều. 
Câu 28 .Mục tiêu của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là:
A. đẩy mạnh đầu tư vốn , công nghệ 
B. đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao
C. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ 
D. khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội
Câu 29: Ngành du lịch của nước ta thực sự phát triển trong những năm đầu của thập kỷ 90 đến nay là nhờ:
A. tài nguyên du lịch được khai thác triệt để.
B. dịch vụ du lịch được nâng cao. 
C. chính sách Đổi mới của Nhà nước. 
D. hoạt động quảng bá phát triển mạnh.
Câu 30. Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013 (Đơn vị: nghìn ha)
Loại cây
Cả nước
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tây nguyên
Cây công nghiệp lâu năm
2134,9
142,4
969,0
Cà phê
641,2
15,5
573,4
Chè 
132,6
96,9
22,9
Cao su
978,9
30,0
259,0
Cây khác
382,2
0,0
113,7
Để thể hiện quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ cột ghép.
C. Biểu đồ miền.	D. Biểu đồ đường.
Câu 31 : Cho biểu đồ sau:
Nhận định nào không đúng với biểu đồ trên?
A. Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010 tăng.
B. Giá trị ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010 tăng nhanh.
C. Sản lượng ngành thủy sản khai , nuôi trồng đều tăng,trong đó sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn. 
D. Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010 vai trò của ngành khai thác thủy sản ngày càng quan trọng .
Câu 32 .Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ở Tây Nguyên là:
A. mùa khô kéo dài. B. hạn hán và thời tiết thất thường.
C. bão và trượt lỡ đất đá. D. mùa đông lạnh và khô.
Câu 33.Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng: 
A. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố. B. hội tụ đầy đủ các thế mạnh.
C. có tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước. D. cố định về ranh giới theo thời gian.
Câu 34. Sông ngòi của khu vực nào có trữ năng thuỷ điện lớn nhất cả nước?
A. Đông Bắc.	B. Tây Bắc. 	C. Nam Trung Bộ. 	D. Bắc Trung Bộ.
Câu 35.Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là:
A. một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta.
B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.
C. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.
D. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
Câu 36. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là:
A. khí hậu toàn cầu nóng dần lên. B. độ dốc của địa hình lớn.
C. lượng mưa ngày càng giảm sút. D. nạn du canh, du cư của đồng bào dân tộc.
Câu 37. Bảng số liệu 
SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm
Tổng số dân
(nghìn người)
Dân số thành thị
(nghìn người)
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%)
2000
77635
18772
1,36
2005
82392
22332
1,31
2010
86947
26515
1,03
2015
91713
31131
0,94
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng số dân, dân số thành thị giảm, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tăng.
B. Tổng số dân giảm, dân số thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tăng. 
C. So với năm 2000, tổng số dân năm 2015 gấp 1,2 lần; dân số thành thị năm 2015 gấp 1,7 lần. 
D. So với năm 2000, tổng số dân năm 2015 gấp 1,7 lần; dân số thành thị năm 2015 gấp 1,4 lần. 
Câu 38. Khu vực Móng Cái – Quảng Ninh có lượng mưa trung bình lớn là do
A. địa hình kết hợp với gió mùa.	B. dải hội tụ nhiệt đới.
 C. vị trí nằm ven biển.	D. Địa hình cao.
Câu 39: Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do: 
A. kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước. 
B. trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. 
C. dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. 
D. nước ta không có nhiều thành phố lớn.
Câu 40. Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của 
A. các thiên tai ngày càng tăng 
B. tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp 
C. sự biến động của thị trường 
D. nguồn lao động đang giảm
-----HẾT-----

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_cuoi_nam_dia_ly_12.doc