Ma trận và đề kiểm tra một tiết Tiếng việt lớp 7 (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra một tiết Tiếng việt lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra một tiết Tiếng việt lớp 7 (Có đáp án)
Ngày soạn: ..... Ngày kiểm tra: ............ Lớp: ...............
 Ngày kiểm tra: ............. Lớp: ................
Tiết 90 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu bài kiểm tra. 
 	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của HS về phần kiến thức Tiếng Việt sau khi học các bài từ 18 đến 22.
2.Nội dung đề.
a.Ma trận đề kiểm tra.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. - Câu đặc biệt
-Câu rút gọn
Nhận biết câu đặc biệt, câu rút gọn trong đoạn văn
Nắm rõ tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọn trong đoạn văn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1 
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20%
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ : 30%
2.Trạng ngữ
Nhận biết được các loại trạng ngữ
Sử dụng 3 câu có trạng ngữ trong viết đoạn văn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ :20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Số câu: 3
Số điểm: 7
Tỉ lệ :70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tổng %
Số câu: 3
Số điểm: 3
Tỉ lệ :30%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ :20%
Số câu:1
Số điểm: 5
Tỉ lệ :50%
Số câu: 5
Số điểm: 10
Tỉ lệ :100%
 b. Đề kiểm tra.
 Câu 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
 (1)Ngày xửa ngày xưa.(2) Ô, ngày xửa ngày xưa là lúc nào nhỉ ?(3)Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất, chưa có loài vật ấy.(4)Là cái thời mới chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống.(5)Nàng dệt hoa.(6)Chàng dệt gấm.(7)Tấm vải hoa của nàng là đất.(8)Mảnh gấm của chàng là trời.(9)Nàng khéo tay, dệt nhanh.(10)Chàng vụng tay, dệt chậm.(11)Thế là đất của nàng rộng hơn trời của chàng.(12)Nàng mới ra chân trời ngó xem, rồi bảo chàng :để em dồn đất của em cho khớp với bầu trời của chàng.(13)Nhưng đất dồn lại nên sinh ra núi ra khe.(14)Bây giờ họ lại phải đo trời đo đất.
 (Theo Ma Văn Kháng, Vùng biên ải)
. Chỉ ra câu rút gọn và câu đặc biệt được dùng trong đoạn văn.(1 điểm)
. Nêu tác dụng của những câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được.(1 điểm)
Câu 2.. Nối một vế câu ở cột (A) cho phù hợp với vế câu ở cột (B)?.(2 điểm)
(A)
(B)
1. Trạng ngữ chỉ thời gian.
a. vì cái quý giá trong sạch của trời.(Thach Lam)
2. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
b. Bao giờ cũng vậy, sự cùng quấn khiến người ta hay nghĩ ngợi và giận dữ. (Tô Hoài) 
3. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
c. Bất thình lình trời đổ mưa.
4. Trạng ngữ chỉ cách thức.
d. trong cái vỏ xanh kia ( Thạch Lam)
Câu 3. Hãy biến đổi câu sau: “Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.” thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt. ( 2 điểm) 
Câu 4.
 Viết một đoạn văn khoảng 10-15 câu nói về miền quê hương em, trong đó có ít nhất 3 câu dùng trạng ngữ(gạch chân dưới những trạng ngữ được dùng).Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó ?
3.Đáp án, biểu điểm
 Câu 1(2 điểm)
 Chỉ ra được :
 -Câu rút gọn được dùng trong đoạn :câu(4).
 -Câu đặc biệt được dùng trong đoạn :câu(1).
 -Tác dụng của câu rút gọn :làm cho câu gọn hơn, tránh lặplại cụm từ Ngày xưa ở câu(3).
 -Tác dụng của câu đặc biệt :xác định thời gian, tạo ấn tượng mạnh mẽ về thời gian đó.
Câu 2(2 điểm)
1-b ; 2-a ; 3-d ; 4-c
Câu 3 ( 2 điểm): Biến đổi câu: “Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.” thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt bằng cách thay dấu phẩy (,) bằng dấu chấm (.) như sau: “Ngày ngày đến lớp. Tôi đi trong rừng cọ.” 
- Ngày ngày đến lớp. ( câu đặc biệt)
Câu 4(4 điểm)
-Yêu cầu :Biết viết đoạn văn (miêu tả, biểu cảm,...)về miền quê hương, biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành.
 -Sử dụng hợp lí 3 trạng ngữ.
 -Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó.
 Lưu ý :
 -Không tính điểm những trạng ngữ HS không gạch chân.
 -Điểm trừ tối đa với đoạn văn không đảm bảo độ dài là 1 điểm.
 -Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn không đúng về ý là 0,5 điểm.
 -Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu là 0,5 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_TV_Tiet_90.doc