Ngữ văn 7 - Kiểm tra 1 tiết văn

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 10864Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 7 - Kiểm tra 1 tiết văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 7 - Kiểm tra 1 tiết văn
KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức các văn bản, các tác phẩm trữ tình dân gian và văn học trung đại từ bài 1- >10
 Nội dung kiểm tra: Các vấn đề cơ bản về nội dung và tư tưởng nghệ thuật trong các văn bản đã học .
 2. Kĩ năng: Qua bài kiểm tra,đánh giá được trình độ,nhận thức của hs về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
 3. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra
 Hình thức kiểm tra: Hình thức tự luận, thời gian làm bài là 45 phút
II.CHUẨN BỊ:
Gv ra đề, đáp án, ma trận
HS ôn lại bài theo hướng dẫn
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động thầy
 Hoạt động trò
 Nội dung
Hoạt động 1:Khởi động
Kiểm tra sĩ số
Sắp xếp vị trí ngồi cho hs
Hoạt động 2:Chép đề kiểm tra
-GV chép đề
-Quan sát hs làm bài,theo dõi thời gian
Hoạt động 3:Thu bài
-GV thu bài
-Kiểm tra số lượng bài 
Hoạt động 4:Nhận xét
GV nhận xét giờ làm bài của hs
-Lớp trưởng báo cáo
-Ngồi theo vị trí được sắp xếp
-Chép đề
-Làm bài
-Nộp bài
-Nghe,rút kinh nghiệm
1’
42’
1’
IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tống số điềm
Thấp
Cao
Ca dao, dân ca.
1 câu
3 điểm
Nắm được khái niệm, thể loại
Hiểu nội dung, ý nghĩa của các bài ca dao đã học
3 điểm
Tỉ lệ: 30%
1 điểm 
2 điểm 
30%
- Sông núi nước Nam. 
- Cổng trường mở ra 
2 câu
 5 điểm
Thể thơ, thuộc văn bản và kiểu văn bản
Hiểu rõ thể thơ, nội dung chính của văn bản.
5 điểm
Tỉ lệ: 50%
2 điểm 
3 điểm 
50%
- Qua đèo Ngang - Bạn đến chơi nhà.
1 câu
3 điểm
Phân biệt được tình cảm của hai tác giả
3 điểm
Tỉ lệ: 20%
2 điểm 
20%
Tổng
3 điểm
5 điểm
2 điểm
10 điểm
V. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1. ( 3điểm )
Thế nào là Ca dao, dân ca? Chép nguyên văn và nêu nội dung chính của bài ca dao thứ nhất trong văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình ”(Ngữ văn 7 tập 1)? 
Câu 2. ( 2điểm )
 Văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lí Lan, thuộc kiểu văn bản nào? Câu văn nào trong văn bản nói lên tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ?
Câu 3. ( 3điểm )
Văn bản Nam quốc sơn hà – của Lý Thường Kiệt được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Em hãy: 
Chép nguyên văn phần phiên âm của bài thơ?
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em hiểu như thế nào về thể thơ đó?
Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?
Câu 4. ( 2điểm )
Chỉ ra sự khác nhau giữa cụm từ “ ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến và “ ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. 
VI. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1: 
- Ca dao, dân ca là thể loại văn học trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. 
+Ca dao: Lời thơ khi tách ra khỏi điệu nhạc có thể đọc như thơ trữ tình. 
+Dân ca: Kết hợp giữa thơ và nhạc. 
- Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.	
 Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! 
 - Nói về công lao to lớn, khó nhọc của cha mẹ đối với con cái. Nhắc nhở, răn dạy con cái phải luôn ghi lòng công ơn trời bể của cha mẹ.
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Câu 2: 
- VB: Cổng trường mở ra” của Lí Lan thuộc kiểu văn bản nhật dụng. 
- Câu văn nói lên tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ: Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. 
1 điểm
1 điểm
Câu 3: 
a. Bài thơ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
b.Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng (chữ) hiệp vần ở chữ cuối của các câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4. 
c. Nội dung: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. 
1 điểm (mỗi câu 0,25 điểm)
1 điểm
1 điểm
Câu 4: 
- “ Ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là một mình với chính mình, biểu lộ sắc thái cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông, hoang sơ xứ lạ. 
- “ Ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là hai người, thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn. Một tình bạn vô cùng quý giá.
1 điểm
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_1_TIET_VAN_7.doc