Ma trận và đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 7 (Có đáp án) - Năm học 2011-2012

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 7 (Có đáp án) - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 7 (Có đáp án) - Năm học 2011-2012
 Tuần 11 MA TRẬN ĐỀ KIỂM MỘT TIẾT 
 Tiết 42 Môn: Ngữ Văn 7 Năm học 2011- 2012 
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
T.cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cổng trường mở ra
Biết được vấn đề liên quan nội dung văn bản để xác định 
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1 câu
0,5 đ
1câu
0,5đ
Ca dao – dân ca 
Biết chủ đề mà ca dao đề cập 
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1câu
0,5đ
1câu
0,5đ
Sông núi nước Nam
Hiểu được nội dung chính của bài thơ 
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1câu
0,5đ
1câu
0,5đ
Bánh trôi nước 
Nhận biết được biệt danh của nhà thơ 
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1câu
0,5đ
1câu
0,5đ
Qua đèo Ngang 
Bạn đến chơi nhà 
Hiểu được nội dung bài thơ để xác định
Vận dụng cách hiểu để so sánh 
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1câu
0,5đ
1câu
2đ
2câu
2,5đ
Tỉnh dạ tứ
Hiểu được nội dung của 2 câu thơ để xác định
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1câu
0,5đ
1 câu
0,5đ
Cuộc chia tay của những con búp bê
Hiểu được ý nghĩa của văn bản
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
2đ
1 câu
2đ
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê 
Vận dụng kiến thức đã học để phân tích 
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
3 câu
1,5đ
1
3đ
1 câu
3đ
Tổng số câu:
Tổng số điểm, tỉ lệ
3 câu
1,5đ (15%)
3 câu 
1,5đ (15%)
2 câu
4đ (4o%)
1 câu 
3đ (3o%)
9 câu
10đ
Tuần 11 KIỂM TRA 1 TIẾT 
Tiết : 41 Phần: văn lớp 7 Học kì 1 
I Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu sau:
 1/ Nội dung văn bản “Cổng trường mở ra” của Lí Lan có liên quan đến vấn đề gì?
 A. Thiên nhiên và con người. B. Gia đình và xã hội. 
 C. Chiến tranh và hòa bình. C. Hội nhập và phát triển
2. Bài ca dao “ Chiều chiều ra đứng ngõ sau, 
 Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” thuộc chủ đề nào?
 A. Tình cảm gia đình. B. Tình yêu quê hương đất nước.
 C. Than thân D. Châm biếm
 3/ Nội dung bài thơ "Sông núi nước Nam" là gì?
A. Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.
B. Nước Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời.
C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh hơn các nước khác.
D. Khẳng định nước Nam có nhiều anh hùng.	
4/ Nhà thơ nào được mệnh danh là " Bà Chúa thơ Nôm" 
 A. Bà Huyện Thanh Quan; B. Hồ Xuân Hương; C. Xuân Quỳnh
5/Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện như thế nào trong bài thơ"Qua đèo Ngang"?
 A. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
 B. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
 C. Say sưa trước vẻ đẹp thoáng đãng mà heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang.
 D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
6/Hai câu đầu của bài thơ “Tĩnh dạ tứ” nói lên vấn đề gì?
 A. Trong đêm trăng sáng tác giả không ngủ được. 
 B. Ca ngợi cảnh đẹp đêm trăng .
 C. Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, mờ ảo làm say đắm lòng người . 
 D. Khắc họa rõ nét nhân vật trữ tình với nỗi nhớ quê hương. 
II/ Tự luận: (7đ)
1/ Em hãy nêu ý nghĩa văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hòai.(2đ)
2/So sánh cụm từ "Ta với ta" trong bài thơ:"Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến với cụm từ "Ta với ta" trong bài thơ:"Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan?
 ( 2 điểm)
3. Em hãy phân tích hai câu thơ cuối của bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương? ( 3 điểm)
 ----------- Hết ----------
 ĐÁP ÁN
 Bài kiểm tra 1 tiết Ngữ văn 7 - HKI
 Năm học (2010-2011)
I / TRẮC NGHIỆM : (4 điểm) mỗi câu 0,5 điểm:
CÂU
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
A
A
B
D
C
II / TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: (2đ) Ý nghĩa văn bản“Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả Khánh Hoài là: Là câu chuyên của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.
Câu 2: (2đ) Yêu cầu HS đảm bảo được các ý sau: 
Cụm từ "Ta với ta" trong bài thơ:"Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan
 Nói lên tâm trạng của tác giả : cô đơn, thầm lặng trước thiên nhiên bao la, rộng lớn.
 Còn cụm từ "Ta với ta" trong bài thơ:"Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến: 
“Ta với ta” là Nguyễn Khuyến với bạn, là 2, nhưng tuy 2 mà 1à ta đến với nhau là tình bạn trong sáng, cao đẹp nên tất cả những gì không có ở trên để tập trung khẳng định một cái lớn lao không gì sánh nổi: Tình bạn chân thành
Câu 3: (3đ)HS phân tích đảm bảo được các ý sau: 
 “Nhi đồng tương kiến bất tương thức
 Tiểu vấn khách tòng hà xứ lai”
 - Tác giả trở về nơi chôn nhau, cắt rốn lại bị xem là khách.
 - Khách: Là từ quan trọng tạo nên kịch tính mang phong vị bi hài khiến tác giả viết bài thơ này.
 - Tâm trạng thoáng buồn bùi ngùi vì bây giờ trở thành “khách” trên chính quê hương của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ KT NGỮ VĂN 7 TUẦN 11( GIẢNG) lay.doc