Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 9 phần Văn học (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 9 phần Văn học (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 9 phần Văn học (Có đáp án)
Tuần: 27	 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Tiết:130	Môn: Văn học. lớp: 9. Học kì: II
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Mùa xuân nho nhỏ
Thời kì ra đời bài thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
1
0,5đ
Mùa xuân nho nhỏ
Hiểu biện pháp tu từ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
1
 0,5đ
Viếng lăng Bác
Hiểu được vẻ đẹp của câu thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
 1
 0,5đ
Viếng lăng Bác
Hiểu được hình ảnh thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
1
 0,5đ
Sang thu
Nhận diện thể thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
1
 0,5đ
Nói với con
Hiểu được giọng điệu
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
1
 0,5đ
Viếng lăng Bác 
Thuộc lòng đoạn thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
 1
 2,0đ
Mùa xuân nho nhỏ
Hiểu được tâm niêm của nhà thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
 1
 2,0đ
Sang thu 
Cảm nhận tinh tế của nhà thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
 1
 3,0đ
Tổng số câu:
Tổng số điểm, tỉ lệ
 3 1
 3 0
 1
 1
 9
 10,0
 100%
TUẦN 27 – TIẾT 130: KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC 9 - PHẦN THƠ 
Họ và tên:.................................... Thời gian: 45 phút.
Lớp: 9/ 
ĐỀ:
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu trả lời đúng. 
Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được được nhà thơ Thanh Hải sáng tác vào giai đoạn nào?
A. 1930 - 1945. B. 1945 - 1954. C. 1954 - 1975. D. 1975 – 2000.
Câu 2: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong khổ thơ sau?
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
A. So sánh. B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. Nhân hóa.
Câu 3: Hai câu thơ sau thể hiện vẻ đẹp gì?
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
A. Vẻ đẹp cao cả, trường tồn, vĩnh hằng. 
B. Vẻ đẹp trong sáng, thanh tĩnh, gợi cảm. 
C. Vẻ đẹp trung kiên, bất khuất. 
D. Vẻ đẹp của niềm khát vọng hóa thân. 
Câu 4: Hình ảnh “Vầng trăng sáng dịu hiền” gợi lên liên tưởng điều gì về Bác?
A. Tâm hồn cao đẹp của Bác. B. Tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. 
C. Tâm hồn thanh cao của Bác. D. Tâm hồn thương yêu của Bác. 
Câu 5: Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát. B. Song thất lục bát. C. Ngũ ngôn. D. Thất ngôn bát cú.
Câu 6: Bài thơ “nói với con” có giọng điệu như thế nào?
A. Sôi nổi, mạnh mẽ. B. Tâm tình, tha thiết.
C. Ca ngợi, khuyên răn. D. Khuyên răn, tâm tình.
II/ Tự luận: (7đ):
Câu 1: Chép đúng lại hai khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương (2đ).
Câu 2: Em cảm nhận được gì về tâm niệm của nhà thơ qua hai khổ thơ sau:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc”. (2đ)
Câu 3: Em hãy phân tích bài thơ “Sang thu” để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ lúc giao mùa? (3đ)
BÀI LÀM:
I/ Trắc nghiệm: (3đ) 
Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
II/ Tự luận: (7đ)
TUẦN 27 – TIẾT 130: ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC 9
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu đúng cho (0,5điểm).
Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
D
B
C
B
C
B
II/ Tự luận: (7đ)
Câu 1: Chép đúng hai khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” (2đ). Nếu sai mỗi chữ, trừ (0,25đ).
Câu 2: HS phải cảm nhận được hai ý sau:
Tâm niệm nhà thơ là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù là nhỏ bé của mình cho đất nước, cho cuộc đời chung (1đ).
Tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành bằng những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp (1đ).
Câu 3: HS phân tích được các chi tiết, hình ảnh bài thơ để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ lúc giao mùa từ hạ sang thu:
Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.
Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
Dòng sông trôi thanh thản, nhưng xcanhs chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.
Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”
Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng nhạt dần, ít đi những cơn mưa rào, tiếng sấm bất ngờ cũng bớt đi.
Qua các chi tiết, hình ảnh ấy, ta thấy nhà thơ cảm nhận sự giao mùa qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế của nhà thơ. (3đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docHK2 TUẦN 27 TIẾT 130 VĂN 9 PHẦN THƠ 01-02 Đề.doc