Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Đề A - Năm học 2011-2012

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Đề A - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Đề A - Năm học 2011-2012
ĐỀ A
Tuần 10- Tiết 47 MA TRẬN 
Năm Học 2011-2012 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT –VĂN HỌC 9
Bài
Đơn vị kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
4
Chuyện người con gái Nam Xương
1
3đ
1
3.0đ
5
Hoàng Lê nhất thống chí
1
0,5đ
1
0,5đ
1
1.5đ
2
1.0đ
1
1.5đ
6
Truyện Kiều của Nguyễn Du
1
0,5đ
1
0,5đ
2
1.0đ
6
Chị em Thúy Kiều
1
0.5đ
1
0.5đ
6
Cảnh ngày xuân
1
2.5đ
1
2.5đ
8
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1
0,5đ
1
0.5đ
Tổng số câu
3
2
3
1
6
3
Tổng số điểm
1.5 đ
1.0 đ
7 đ
0.5
3đ
7đ
TUẦN 10 – TIẾT 47 KIỂM TRA 1 TIẾT –VĂN HỌC 9
Họ và tên:.................................... (Phần Văn học Trung đại)
ĐỀ A
Lớp: 9/ 
 ĐỀ: 
I/Trắc nghiệm (3 điểm)
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng)
Câu 1: Vua Lê Chiêu Thống trong hồi thứ mười bốn của “Hoàng Lê nhất thống chí”:
A. Tham lam, độc ác B. Yêu nước, thương dân.
C. Đớn hèn, phản quốc D. Mưu lược, tài ba.
Câu 2: Hoàng Lê nhất thống chí tái hiện bối cảnh lịch nước ta vào:
A. Khoảng ba thập kỉ cuối của thế kỉ XVI và mấy năm đầu của thế kỉ XVII.
B. Khoảng ba thập kỉ cuối của thế kỉ XVII và mấy năm đầu của thế kỉ XVIII.
C. Khoảng ba thập kỉ cuối của thế kỉ XVIII và mấy năm đầu của thế kỉ XIX.
D. Khoảng ba thập kỉ cuối của thế kỉ XIX và mấy năm đầu của thế kỉ XX.
Câu 3: Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm bao nhiêu câu:
A. 2354 B. 3254 câu C. 3024 câu D. 3154 câu
Câu 4: Nội dung chủ yếu của Truyện Kiều:
A. Trung quân, ái quốc B. Hiện thực, nhân đạo.
C. Khát vọng “hành đạo cứu đời” D. Đề cao chính nghĩa.
Câu 5: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ “Hoa cười, ngọc thốt đoan trang”:
A. So sánh, nhân hóa B. So sánh, đảo ngữ
C. So sánh, ẩn dụ D. Ẩn dụ, hoán dụ
Câu 6: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện đạo lí:
A. Nhân nghĩa B. Tiết nghĩa C. Hiếu nghĩa D. Trung nghĩa 
II/Tự luận(7 điểm)
1. Vì sao nhóm tác giả Ngô gia văn phái là cựu thần của nhà Lê nhưng lại viết rất hay, rất thực về vua Quang Trung?
2. Bức tranh mùa xuân qua 4 câu thơ đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
3. Cảm nhận của em về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du./.
BÀI LÀM:
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Câu 3
Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
II/ Tự luận: (7đ)
.................
.................
................
.................
................
................
................
Tuần 10- Tiết 47 
Năm Học 2011-2012 
 ĐỀ A
HƯỚNG DẪN CHẤM - VĂN HỌC 9
 PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I/Trắc nghiệm (3 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
C
B
B
B
A
(Mỗi phương án đúng ghi 0.5 điểm).
II/Tự luận(7 điểm) 
Câu 1(1.5 điểm) 
 Nhóm tác giả Ngô gia văn phái là cựu thần của nhà Lê nhưng lại viết rất hay, rất thực về vua Quang Trung:
+ Họ là những người tôn trọng sự thật lịch sử và có ý thức dân tộc.(0.5 điểm) 
+ Họ không thể bỏ qua sự thật lịch sử là ông vua nhà Lê hèn yếu, cõng rắn về cắn gà nhà (0.5 điểm) 
+Chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung cũng là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc trước cuộc kháng chiến vệ quốc của nhân dân Đại Việt (0.5 điểm) 
2. Bức tranh mùa xuân qua 4 câu thơ đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: (2.5đ)
-Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống.(0.5 điểm) 
-Khoáng đạt, trong trẻo.(0.5 điểm) 
-Nhẹ nhàng, thanh khiết.(0.5 điểm) 
-Cảnh vật sinh động, có hồn, chứ không tĩnh tại.(0.5 điểm) 
*Gam màu nền tươi sáng, màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Nhà thơ đã vẽ bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân.(0.5 điểm) 
3. Thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: (3đ)
Câu 3: (3đ)
- Một vài định hướng chính:
 Học sinh cần tìm ra những luận cứ trong các văn bản đã học phân tích về số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”.
* Bài viết có thể đưa ra những luận điểm khái quát trước rồi lấy những dẫn chứng để minh họa những luận điểm đó, hoặc có thể thông qua phân tích các dẫn chứng tiêu biểu trong từng tác phẩm rồi rút ra nhận định có tính khái quát chung.
* Về số phận: không làm chủ được cuộc đời, bị các thế lực nam quyền trong xã hội đưa đẩy, vùi dập, cuối cùng phải tìm đến cái chết để giải thoát. 
+ Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là một người phụ nữ vừa đẹp người lại vừa đẹp nết thế nhưng cuối cùng bị người chồng nghi oan. Nàng hết lời phân minh nhưng vi thói ghen tuông mù quáng và quyền lực của người chồng nên phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang. 
+ Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” cũng là một người phụ nữ đức hạnh nhưng cũng bị các thế lực trong xã hội vùi dập cuộc đời, cuối cùng nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường để tự vẩn.
* Về Vẻ đẹp: là người phụ nữ sống khuôn phép, sống mẫu mực trong gia đình, là người vợ biết yêu thương chồng, là người tình thủy chung, người con hiếu thảo
+ Ở Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là một người phụ nữ 
sống khuôn phép, sống mẫu mực trong gia đình, là người vợ biết yêu thương, thủy chung với chồng. Bên cạnh đó Vũ Nương còn là một người dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Ngoài ra Vũ Nương còn là một con người rất bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình.
+ Ở nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” là người tình thủy chung, người con hiếu thảo. Khi gia đình gặp hoạn nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Lúc nàng sống xa gia đình, một mình một bóng nơi lầu Ngưng Bích, nàng vẫn lo nghĩ về cha mẹ ở nhà không ai sớm hôm chăm chút cho cha mẹ già. Bên cạnh lo nghĩ về cha mẹ, nàng vẫn ngày đêm mong ngóng tin tức chàng Kim
* Lưu ý: Tùy theo sự cảm nhận của học sinh mà theo đó giáo viên đánh giá chính xác các thang điểm./.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 10,tiết 47, KT văn 9-Phương.doc