Đề B: Tuần : 30- Tiết 114 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT –TIẾNG VIỆT 6 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. So sánh-Nhân hóa Biết phép so sánh trong câu văn. Hiểu kiểu nhân hóa được sử dụng trong câu văn Viêt đoạn văn tả một loài chim quen thuộc Số câu Số điểm. TL% 1 0,5đ 1 0,5đ 1 3đ 3 câu 4đ=40% 2. Ẩn dụ- Hoán dụ Nhận biết ẩn dụ trong câu thơ. Hiểu khái niệm biện pháp hoán dụ. Số câu Số điểm. TL% 1 0,5đ 1 0,5đ 2 câu 1đ=10% 3. Thành phần chính của câu. Tìm thành phần CN-VN trong câu. Thành phần chính trong câu là CN-VN. Đặt câu có VN trả lời câu hỏi như thế nào. Số câu Số điểm. TL% 1 0,5đ 1 0,5đ 1 1đ 3 câu 2đ=20% 4. Ẩn dụ Biết nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ. Số câu Số điểm. TL% 1 0,5đ 1 câu 0,5đ=5% 5. Câu trần thuật đơn- Câu trần thuật đơn có từ “là”. Hiểu khái niệm câu trần thuật đơn. Nêu các kiểu câu TTĐ có từ “là”. Cho ví dụ. Số câu Số điểm. TL% 1 0,5đ 1 2đ 2 câu 2,5đ=25% Số câu Số điểm. TL% TS câu hỏi 4 4 2 1 11 câu TS điểm 2đ 2đ 3đ 3đ 10đ ------------------------------------------------------------//----------------------------------------------------------- Đề B: Tuần 30, Tiết 114 Họ và tên:. KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp 6/ Môn: Tiếng Việt 6. Thời gian : 45 phút I/ Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Câu “Như tre mọc thẳng con người không chịu khuất” đã sử dụng nghệ thuật gì? A. So sánh ; B. Nhân hóa ; C. Ẩn dụ ; D. Hoán dụ. Câu 2: Câu “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác” đã sử dụng phép nhân hóa theo kiểu nào: A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. C. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Câu 3: Điền chủ ngữ và vị ngữ của câu: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù” vào chỗ trống cho thích hợp: A. Chủ ngữ:... .................... B. Vị ngữ: Câu 4: Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn: A. Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. B. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. C. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. d. Buổi đầu không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Câu 5: Thành phần chính trong câu là: A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Chủ ngữ-Vị ngữ Câu 6: Câu “Người cha mái tóc bạc” được sử dụng nghệ thuật: A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. So sánh Câu 7: Hoán dụ là: A. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. B. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quạn hệ tương đồng. C. nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. D. câu A, C đúng. Câu 8: Câu trần thuật đơn là loại câu: A. Do một cụm C-V tạo thành B. Do nhiều cụm C-V tạo thành C. dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. D. câu a, c đúng. II/ Phần tự luận: (6 điểm) Câu 1: Đặt một câu có VN trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?” để tả hình dáng hoặc tính tình của một bạn trong lớp.(1đ) Câu 2: Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là đã học? Mỗi kiểu cho 1 ví dụ? (2đ) Câu 3: Viết một đoạn văn tả một loài chim quen thuộc ở quê em có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.(3đ) BÀI LÀM: I. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án II. Tự luận: Đề B: Tuần 30, Tiết 114 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 6 I. Trắc nghiệm (4 Điểm): Mỗi câu đúng ghi 0.5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA A B C D A D D Câu 3: a. CN: Gậy tre, chông tre b. VN: chống lại sắt thép quân thù. II. Tự luận (6 điểm) Câu 1: Đặt câu đúng (1đ) Câu 2: Nêu 4 kiểu câu trần thuật đơn có từ là, mỗi kiểu câu cho một ví dụ, đúng mỗi kiểu câu (0.5đ) Câu 3: Viết đoạn văn tả loài chim gần gũi với các em có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa. - Viết đúng đoạn văn tả một loài chim.(2đ) - Có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa (1đ)
Tài liệu đính kèm: