Đề khảo sát chất lượng đầu năm Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Khê

docx 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cự Khê
23PHÒNG GD-ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CỰ KHÊ
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: Ngữ văn 6
(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)
Đề bài:
Câu 1: (1 điểm)
a. Từ đơn là gì? Từ phức là gì ?
b. Hãy xác định từ đơn và từ phức trong câu văn sau: 
 Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy.
Câu 2: (2 điểm)
 Em hãy tóm tắt những sự việc chính trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh?
Câu 3: (2 điểm)
Cho bài ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,
Ai ơi! bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
 Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài ca dao trên?
Câu 4: (5 điểm)
 Hãy tả về một người thân của em. (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy, cô.).
--------------hết---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học 2016-2017
 Môn: Ngữ văn 6
Câu 1: (1 điểm)
a. - Từ đơn là từ do một tiếng tạo thành.(0,25 đ)
 -Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành.(0,25 đ)
b. - Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm (0,25 đ)
 - Từ phức : trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy (0,25 đ)
Câu 2: (2 điểm)
 - Hùng Vương 18 có người con gái đẹp muốn kén chồng xứng đáng với con.(0,25 đ)
 - Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đến cầu hôn, 2 chàng trai ngang tài ngang sức.(0,5 đ)
 - Vua Hùng băn khoăn ra điều kiện kén rể.(0,25 đ)
 - Sơn Tinh mang đủ sính lễ đến sớm rước Mị Nương về núi.(0,25 đ)
 - Thuỷ Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.(0,25 đ)
 - Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đánh nhau, Thuỷ Tinh thua.(0,25 đ)
 - Hàng năm Thuỷ Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.(0,25 đ)
Câu 3: (2 điểm)
Học sinh nêu cảm nhận của mình với những nét tiêu biểu, độc đáo về nghệ thuật, nội dung của bài ca dao, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo các ý sau:
Trình bày thành một đoạn văn có bố cục (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), lời văn mạch lạc, có liên kết, hồn nhiên, chân thực và có cảm xúc. Câu văn đúng ngữ pháp, viết từ ngữ đúng chính tả.
* Yêu cầu về nội dung: Mỗi ý cần đạt trong khi viết đoạn văn làm rõ nội dung, nghệ thuật bài ca dao nếu viết đảm bảo yêu cầu về hình thức được tối đa các mức điểm sau:
- Nêu được nội dung của bài ca dao (0,5 đ)
- Nêu được dấu hiệu nghệ thuật, tác dụng của nghệ thuật (1 đ)
- Nêu được cảm nghĩ, liên hệ (0,5 đ)
Cụ thể: 
- Nội dung bài ca dao: Nỗi vất vả của người nông dân đồng thời nhắc nhở chúng ta biết ơn người làm ra hạt gạo.
- Dấu hiệu nghệ thuật, tác dụng:
+ Dùng so sánh, đối lập: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,/Dẻo thơm một
hạt, đắng cay muôn phần => làm nổi bật nỗi vất vả và khó khăn của người nông
dân và đề cao giá trị lao động.
+ Cách dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm: từ láy "thánh thót", từ trái nghĩa: "Dẻo
thơm" - "Đắng cay","Một - muôn"=> Làm tăng nỗi vất vả, khó nhọc.
Câu 4: (5 điểm)
1. Yêu cầu:
a. Về hình thức:
 - Nắm vững yêu cầu của đề bài, biết làm một bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, mạch lạc, hợp lí diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
 b. Về nội dung:
 - Kể đúng thể loại yêu cầu của đề (miêu tả)
 - Làm sáng tỏ hình dáng, tính tình, tình cảm của người thân đối với em cũng như của em với người đó.
Bài viết cần đạt các ý sau: 
* Mở bài. (0,5 đ)
Giới thiệu về người em định tả.
(Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp bắt đầu bằng một câu ca dao, tục ngữ, một câu hát ca ngợi người thân)
 * Thân bài. (3,5 đ)
- Tả ngoại hình
+ Thoáng nhìn, người thân trông như thế nào? Năm nay bao nhiêu tuổi?
+ Người thân có dáng người ra sao? Cao, thấp, hay tầm thước.
+ Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kì) khi ở nhà và lúc đi làm.
+ Khuôn mặt.
+ Mái tóc.
+ Đôi mắt.
- Tả hoạt động, tính tình.
+ Người thân ăn nói ra sao
+ Những thói quen khi làm việc.
+ Tình cảm dành cho mọi người trong gia đình.
- Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em đối với người thân được tả.
* Kết bài.(1 đ)
Cảm nghĩ của em về người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa của em.
2. Đáp án-biểu điểm:
- Điểm 4,5-5: Đạt được những yêu cầu về nội dung và hình thức như trên.Trình bày sạch.
- Điểm 4-3,5: Bài viết đáp ứng cơ bản được những yêu cầu trên. Mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt hoặc sai lỗi chính tả.
- Điểm 3-2,5: Bài viết còn ở mức độ trung bình, chưa có sức thuyết phục, kỹ năng viết còn hạn chế. Sai lỗi chính tả nhưng bố cục phải đầy đủ.
- Điểm 2-1,5: Bài viết còn quá yếu về kỹ năng viết văn, trình bày xấu, cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1-0,5: Nội dung bố cục chưa đầy đủ. Trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc viết lung tung.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
 Tổ chuyên môn kí duyệt Người ra đề – đáp án
Dương Thị Tuyết Nhung Nguyễn Thị Vân Anh
PHÒNG GD - ĐT Thanh Oai
Trường THCS Cự Khê
 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 8
ĐẦU NĂM HỌC 2016- 2017 
Môn : NGỮ VĂN 
Thời gian: 90 phút 
(Không kề thời gian phát đề)
 Câu 1 (3,0 điểm). Cho đoạn văn:
          “Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”         
(Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 31)
1) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai?
2) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Qua văn bản em vừa xác định, em rút ra được qui luật gì trong cuộc sống?
3) Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ người; chỉ hoạt động của người trong đoạn văn trên?
Câu 2 (2,0 điểm): 
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc cùng một trường từ vựng. 
Câu 3 (5,0 điểm): 
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” (Thanh Tịnh)
Ngày đầu tiên đi học luôn để lại những ấn tượng khó phai mờmtrong kí ức tuổi thơ của mỗi người. Bằng một bài văn ngắn, hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em.
 ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 
 ĐẦU NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN NGỮ VĂN 8
Câu 1: (3,0 điểm)
– Đoạn văn trích từ văn bản “Tức nước vỡ bờ” thuộc tác phẩm Tắt đèn (0,5 đ)
– Tác giả: Ngô Tất Tố (0,5 đ)
– Nội dung chính của đoạn văn: Diễn tả cuộc phản kháng của chị Dậu với cai lệ khi hắn cùng người nhà lí trưởng đến nhà vợ chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu (0,75 đ)
– Quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh (0,25 đ)
 (HS chỉ cần nêu được 1 trong hai cách trên vẫn cho điểm tối đa)
 3. – Trường từ vựng chỉ người: chị, hắn, anh chàng, người đàn bà, vợ chồng (0,5 đ)
 – Trường từ vựng chỉ hoạt động của người: túm, ấn, dúi, chạy, xô, đẩy, thét, trói (0,5 đ)
 (Nếu HS tìm được 3-4 từ thì cho nửa số điểm)
Câu 2 (2,0 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều các khác nhau xong phải đảm bảo các ý sau:
	Lớp 8 có 30 học sinh nhưng mỗi bạn lại có tính cách khác nhau. Bạn Quân rất tốt bụng nhưng tính tình nóng nảy nên hay gây ra sự hiểu lầm. Ngược lại bạn Minh rất điềm đạm. Có lẽ vì thế mà cậu được nhiều người yêu mến. Nhưng ấn tượng nhất với tôi là tính vị tha. Có lần Tuấn đổi cho Lan lấy cái bút của mình, sau đó lại tìm thấy bút ở gầm ghế. Lúc này, Lan sẵn sàng tha thứ cho bạn. Còn bạn Tùng rất hiếu thắng. Khi chơi bất kể là trò gì bạn cũng muốn chiến thắng thứ nhất không chấp nhận thua. Riêng lớp trưởng thì mọi người đều nể phục vì cái tính hiền lành và nhã nhặn của bạn ấy, chẳng bao giớ to tiếng với ai.
Câu 3 (5,0 điểm): 
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB
– Ngôi kể: thứ nhất, xưng tôi hoặc em
– Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
– Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; văn viết có cảm xúc chân thành, tự nhiên, hợp lí. Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
 b. Yêu cầu về nội dung:
a)  Mở bài: giới thiệu về ngày đầu tiên đi học, cảm xúc chung
b) Thân bài: Lần lượt kể lại các sự việc trong ngày đầu tiên đi học
* Trước ngày khai trường (mẹ đưa đi mua quần áo mới, cặp sách, giày dép)
* Trên đường đến trường
-Miêu tả cảnh vật trên đường đến trường
-Tâm trạng cảm xúc của em trên đường đến trường
* Khi đến trường và khi dự lễ khai giảng
– Miêu tả lại quang cảnh của trường, không khí đông vui náo nhiệt trên sân trường.
– Các hoạt động diễn ra trong lễ khai giảng
– Ấn tượng, cảm xúc của em về ngôi trường
* Tâm trạng của em khi ngồi trong lớp học.
– Ấn tượng về thầy (cô) giáo, về bạn bè như thế nào?
c) Kết bài
– Nêu ấn tượng sâu sắc, cảm xúc, suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đến trường.
* Biểu điểm câu 3:
– Điểm 6: Đảm bảo tốt tất cả các yêu cầu, có sáng tạo riêng, văn viết có cảm xúc
– Điểm 4-5: Có kĩ năng làm văn tự sự, lựa chọn được hình ảnh tiêu biểu, đúng trọng tâm, văn có cảm xúc nhưng đôi chỗ diễn đạt chưa thật hay.
– Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu
– Điểm 2: Viết đúng kiểu, nội dung chưa thật phong phú, đạt 1/2 số ý, chưa biết kết hợp với miêu tả và biểu cảm, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 1: Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu
– Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài:
 Kí duyệt đề GV ra đề - đáp án
 Nguyễn Thanh Tùng Dương Thị Tuyết Nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_KSCL_DAU_NAM.docx