Ma trận và đề kiểm tra học kì I Địa lớp lớp 10 (Kèm đáp án)

doc 16 trang Người đăng dothuong Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kì I Địa lớp lớp 10 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra học kì I Địa lớp lớp 10 (Kèm đáp án)
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 10
1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng của học sinh sau khi học 3 nội dung của chủ đề Trái Đất (1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ; 2. Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả; 3. Cấu tạo của Trái Đất) và 1 nội dung của chủ đề Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (1. Địa hình).
2. Xác định hình thức kiểm tra
	Hình thức kiểm tra tự luận
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ở đề kiểm tra 1 tiết, Địa lí 10, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: 1. Chương I. Bản đồ 4 tiết (30%), Chương III có 1 tiết (20%), Chương III 9 tiết (50%). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ 
- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.
20% TSĐ = 3 điểm
67% TSĐ = 2 điểm
.............% TSĐ=.........điểm 
33 % TSĐ = 1điểm; 
Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả
- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất
Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
30% TSĐ = 3 điểm
..... TSĐ = điểm
67% TSĐ = 2 điểm
33% TSĐ = 1 điểm 
Cấu tạo của Trái Đất
- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.
20% TSĐ = 2 điểm
...% TSĐ =...điểm
100% TSĐ = 2điểm
...% TSĐ =...điểm
Địa hình bề mặt Trái Đất
- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.
20% TSĐ = 2 điểm
100% TSĐ =2 điểm
.............% TSĐ =.........điểm
...% TSĐ =...điểm
TSĐ 10
Tổng số câu 04
4 điểm = 40% TSĐ
4 điểm = 40% TSĐ
2 điểm = 20% TSĐ
Ma trận có thể xoay lại như sau, tuy nhiên việc xoay lại ma trận như dưới đây sẽ khó hơn khi cần theo dõi các mức độ nhận thức cần đánh giá của các chủ đề
Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức
Nội dung kiểm tra (theo chuẩn KT-KN)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ 
30% TSĐ = 3 điểm
KT: 
- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
33,3%
(1,0đ)
33,3%
(1,0đ)
30% tổng điểm
(3đ)
01câu (3 ý)
KN
Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.
33,3%
(1,0đ)
Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả
30% TSĐ = 3 điểm
KT: 
- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất
67%
(2đ)
30% tổng điểm
(3đ)
01câu (2 ý)
KN:
Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
33,3%
(1,0đ)
Cấu tạo của Trái Đất
20% TSĐ = 2 điểm
KT: 
- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.
100%
(2,0đ) 
20% TSĐ = 2 điểm
01câu 
KN: 
Địa hình bề mặt Trái Đất
20% TSĐ = 2 điểm
KT: 
- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.
100%
(2,0đ) 
20% TSĐ = 2 điểm
01câu
KN: 
Tổng số: 10điểm
4,0đ
40%
4,0đ
40%
2,0đ
20%
10đ
(100%)
4. Viết đề kiểm tra từ ma trận
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - ĐỊA LÍ KHỐI 10
Câu 1 (3,0 điểm)
Em hãy:
a) Cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
b) Dựa vào hình vẽ dưới đây cho biết:
- Những kinh tuyến (KT) nằm ở vị trí nào so với KT gốc gọi là những KT Đông, KT Tây?
- Những vĩ tuyến (VT) nằm từ đâu đến đâu được gọi là những VT Bắc, VT Nam?
Các đường KT, VT trên quả Địa Cầu
c) Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây:
- Tờ bản đồ A có tỉ lệ 1: 200.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 
- Tờ bản đồ B có tỉ lệ 1: 1.000.000, cho biết 15cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 
- Tờ bản đồ C có tỉ lệ 1: 2.000.000, cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 
- Tờ bản đồ D có tỉ lệ 1: 300.000, cho biết 4cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 
Câu 2 (3,0 điểm)
Dựa vào hình vẽ dưới đây hãy: 
Hướng tự quay của Trái Đất
Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu
a) Hãy cho biết những hệ quả chuyển động của Trái Đất.
b) Cho biết hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo.
Câu 3 (2,0 điểm)
Nêu cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người.
Câu 4 (2,0 điểm)
Nêu khái niệm nội lực, ngoại lực; cho biết tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất. 
5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
- Điểm toàn bài kiểm tra tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. 
- Hướng dẫn chấm:
+ Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.
+ Ghi chú: 
* Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa.
* Trường hợp thiếu ý hoặc sai sẽ không cho điểm.
Hướng dẫn trả lời
Câu 1. (3,0 điểm)
a) (1,0 điểm)
- Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời. (0,5đ)
- Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. (0,5đ)
b) (1,0 điểm)
- Những KT nằm bên phải KT gốc là KT Đông, những KT nằm bên trái KT gốc là KT Tây. (0,5đ)
- Những VT nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những VT Bắc, những VT nằm từ xích đạo đến cực Nam là những VT Nam. (0,5đ)
c) Khoảng cách trên thực địa (1,0 điểm)
- Tờ bản đồ A có khoảng cách trên thực địa là 10km. (0,25đ)
- Tờ bản đồ B có khoảng cách trên thực địa là 150km. (0,25đ)
- Tờ bản đồ C có khoảng cách trên thực địa là 20km. (0,25đ)
- Tờ bản đồ D có khoảng cách trên thực địa là 12km. (0,25đ)
Câu 2. (3,0 điểm) 
a) Sơ đồ hệ quả chuyển động của Trái Đất. (2,0 điểm)
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Chuyển động tự quay
- Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp... (0,5đ)
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể... (0,5đ)
Chuyển động quanh Mặt Trời 
- Hiện tượng các mùa ... (0,5đ)
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.... (0,5đ)
b) (1,0 điểm)
Hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất không đổi trong khi chuyển động trên quỹ đạo.
Câu 3. (2,0 điểm)
- Cấu tạo bên trong của lớp vỏ Trái Đất bao gồm lớp vỏ, lớp trung gian và lõi Trái Đất. (0,5đ)
- Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau. (0,5đ)
- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật) và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. (1,0đ)
Câu 4. (2,0 điểm)
- Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất...; Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái Đất... (1,0đ)
- Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề. (1,0đ)
6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
	Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
SỞ GD VÀ ĐT KIÊN GIANG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10
 Trường THPT Hòa Hưng Thời gian: 45 phút 
NỘI DUNG ĐỀ CÓ MỘT TRANG
Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy:
a) Cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
b) Dựa vào hình vẽ dưới đây cho biết:
- Những kinh tuyến (Kinh tuyến) nằm ở vị trí nào so với Kinh tuyến gốc gọi là những Kinh tuyến Đông, Kinh tuyến Tây?
- Những vĩ tuyến (Vĩ tuyến) nằm từ đâu đến đâu được gọi là những Vĩ tuyến Bắc, Vĩ tuyến Nam?
Các đường Kinh tuyến, Vĩ tuyến trên quả Địa Cầu
c) Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây:
- Tờ bản đồ A có tỉ lệ 1: 200.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 
- Tờ bản đồ B có tỉ lệ 1: 1.000.000, cho biết 15cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 
- Tờ bản đồ C có tỉ lệ 1: 2.000.000, cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 
- Tờ bản đồ D có tỉ lệ 1: 300.000, cho biết 4cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 
Câu 2 (3,0 điểm). Dựa vào hình vẽ dưới đây hãy: 
Hướng tự quay của Trái Đất
Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu
a) Hãy cho biết những hệ quả chuyển động của Trái Đất.
b) Cho biết hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo.
Câu 3 (2,0 điểm). Nêu cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người.
Câu 4 (2,0 điểm). Nêu khái niệm nội lực, ngoại lực. Cho biết tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Bài làm
....
..
..
..
..
....
..
..
..
..
..
..
..
..
....
..
..
..
..
..
..
..
..
....
..
..
..
XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
- Điểm toàn bài kiểm tra tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. 
- Hướng dẫn chấm:
+ Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.
+ Ghi chú: 
* Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa.
* Trường hợp thiếu ý hoặc sai sẽ không cho điểm.
Câu 1. (3,0 điểm)
a) (1,0 điểm)
- Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời. (0,5đ)
- Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. (0,5đ)
b) (1,0 điểm)
- Những KT nằm bên phải KT gốc là KT Đông, những KT nằm bên trái KT gốc là KT Tây. (0,5đ)
- Những VT nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những VT Bắc, những VT nằm từ xích đạo đến cực Nam là những VT Nam. (0,5đ)
c) Khoảng cách trên thực địa (1,0 điểm)
- Tờ bản đồ A có khoảng cách trên thực địa là 10km. (0,25đ)
- Tờ bản đồ B có khoảng cách trên thực địa là 150km. (0,25đ)
- Tờ bản đồ C có khoảng cách trên thực địa là 20km. (0,25đ)
- Tờ bản đồ D có khoảng cách trên thực địa là 12km. (0,25đ)
Câu 2. (3,0 điểm) 
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Chuyển động tự quay
- Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp..(0,5đ)
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể(0,5đ)
Chuyển động quanh Mặt Trời 
- Hiện tượng các mùa ... (0,5đ)
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.... (0,5đ)
a) Sơ đồ hệ quả chuyển động của Trái Đất. (2,0 điểm)
b) (1,0 điểm) Hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất không đổi trong khi chuyển động trên quỹ đạo.
Câu 3. (2,0 điểm)
- Cấu tạo bên trong của lớp vỏ Trái Đất bao gồm lớp vỏ, lớp trung gian và lõi Trái Đất. (0,5đ)
- Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau. (0,5đ)
- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật) và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. (1,0đ)
Câu 4. (2,0 điểm)
- Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất...; Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái Đất... (1,0đ)
- Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề. (1,0đ).
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 10
1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề của học kì I Địa lí 10.
 - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp;
- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần nội dung học kì I; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS;
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể;
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
2. Xác định hình thức kiểm tra
	Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 10, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Thổ nhưỡng quyển, sinh quyển 3 tiết (21,5%); Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ Địa lí 2 tiết (14,3); Địa lí dân cư 4 tiết (28,6%); Cơ cấu nền kinh tế 1 tiết (7,2%); Địa lí nông nghiệp 4 tiết (28,6%). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Thổ nhưỡng quyển và sinh quyển
Biết được khái niệm đất, thổ nhưỡng quyển
Hiểu quy luật phân bố 1 số loại đất và thực vật chính
Tỉ lệ 15%
Số điểm 1,5điểm 
Tỉ lệ 33,3%
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ 66,7%
Số điểm 1,0đ
Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ Địa lí
Trình bày quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ ĐL
Tỉ lệ 15%
 Số điểm 1,5 điểm 
Tỉ lệ100%
Số điểm 1,5đ
Địa lí dân cư
Biết được các thành phần tạo nên sự gia tăng dân số
Phân biệt được quần cư nông thôn và thành thị
Nguyên nhân ảnh hưởng tỉ lệ sinh, tử và GTTN
Tỉ lệ 25% Số điểm
2,5điểm 
Tỉ lệ 20%
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ 20%
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ 60%
Số điểm 1,5đ
Cơ cấu 
nền kinh tế
Biết được các hợp phần tạo nên CC thành phần KT
Nhận xét sự chuyển dịch CC ngành KT
Tỉ lệ 20%
 Số điểm 
2,0 điểm 
Tỉ lệ 25%
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ 75%
Số điểm 1,5đ
Địa lí nông nghiệp
Phân tích các nhân tố tự nhiên tác động đến SXLT
Vẽ biểu đồ về sản lượng LTTG và nhận xét
Tỉ lệ25 % 
Số điểm 
2,5 điểm 
Tỉ lệ 40%
Số điểm 1,0đ
Tỉ lệ 60%
Số điểm 1,5đ
Tổng số 100%= 10điểm
Số điểm 3,0
30%
Số điểm 4,0
40%
Số điểm 3,0
30%
4. Viết đề kiểm tra từ ma trận
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 10
I. Phần trắc nghiệm (2,0điểm)
Câu 1. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng là
A. thổ nhưỡng B. độ phì của đất
C. lớp phủ thổ nhưỡng D. lớp vỏ phong hóa
Câu 2. Thành phần tạo nên sự gia tăng dân số tự nhiên là
A. tỉ lệ xuất cư và nhập cư B. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô
C. quy mô dân số D. chính sách dân số của mỗi quốc gia
Câu 3. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị có sự khác biệt rất lớn về
A. chức năng và mức độ tập trung dân cư
B. quy mô dân số
C. cấu trúc các điểm quần cư
D. lối sống
Câu 4. Khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là các bộ phận hợp thành
A.	cơ cấu ngành kinh tế B. cơ cấu thành phần kinh tế
C.	cơ cấu lãnh thổ D. cơ cấu nền kinh tế
II. Phần tự luận (8,0 điểm)
Câu 1. ( 2,5 điểm) 
Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm những thành phần tự nhiên ảnh hưởng qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Anh (chị) hãy:
a. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố các loại đất chính và thảm thực vật theo vĩ độ.
b. Trình bày quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Câu 2. (1,5 điểm) 
Trình bày nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 3. (1,5 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam năm 1995 và 2007 
 (Đơn vị %)
Khu vực kinh tế
Năm 1995
Năm 2007
Nông – lâm – ngư nghiệp
27,2
20,3
Công nghiệp – xây dựng
28,8
41,5
Dịch vụ
44
38,2
Nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và năm 2007.
Câu 4. (2,5điểm) 
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Anh (chị) hãy
a. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông nghiệp
b. Vẽ biểu đồ thể hiện số lượng đàn bò trên thế giới giai đoạn 1980-2007 dựa vào bảng số liệu sau đây:
Năm
1980
1992
2002
2007
Bò (Triệu con)
1218
1281
1360
1558
5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5điểm
Câu
1
2
3
4
Ý đúng
B
B
A
B
II. Phần tự luận
Câu 1. (2,5 điểm)
a. ( 1,0 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố các loại đất chính và thảm thực vật theo vĩ độ
- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố đất và thảm thực vật
- Tương ứng với các kiểu khí hậu sẽ có các thảm thực vật và nhóm đất chính.
HS làm được 1 ý cho 0,5đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa.
b. (1,5 điểm) Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
- (0,5đ) Khái niệm: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ
- (0,5đ) Nguyên nhân: 
+ Do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực, nội lực, chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập.
+ Những thành phần này luôn thâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
HS làm được 1 ý cho 0,25đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa.
- (0,5đ) Biểu hiện: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ
Câu 2. (1,5 điểm) 
Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
- (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô: các yếu tố tự nhiên-sinh học, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách phát triển dân số của các quốc gia.
- (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô: các tiến bộ khoa học kĩ thuật về y tế, điều kiện sống, thu nhập, thiên tai, chiến tranh,...
- (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là sự biến động của tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
Ở mỗi nguyên nhân HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ
Câu 3. (1,5 điểm)
- ( 0,75đ) Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và 2007
+ Năm 1995 chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, thấp nhất là khu vực nông nghiệp.
+ Năm 2007 chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp, thấp nhất là khu vực nông nghiệp.
HS làm được 1 ý cho 0,5đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa.
- (0,75đ) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và năm 2007.
+ Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp tăng (dẫn chứng)
+ Tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và dịch vụ giảm (dẫn chứng)
HS làm được 1 ý cho 0,5đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa.
Câu 4. (2,5điểm) 
a. (1,5điểm) Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông nghiệp
- (0,5đ) Đất trồng: quỹ đất ảnh hưởng đến quy mô và mức độ tập trung của sản xuất nông nghiệp; tính chất đất ảnh hưởng đến phân bố cây trồng và vật nuôi; độ phì của đất ảnh hưởng đến năng suất sản xuất.
- (0,5đ) Khí hậu, nước: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa ảnh hưởng đến phân bố sản xuất nông nghiệp; các điều kiện thời tiết tạo điều kiện thuận l

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA 1 TIET DIA 10 HKI.doc