TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT MA TRẬN ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12. NĂM HỌC 2016-2017 Họ và tên giáo viên: Phạm Thị Hoa Chuyên đề Các dạng bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Địa lí tự nhiên (7 câu) Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Đất nước nhiều đồi núi Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Thiên nhiên phân hóa đa dạng Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 1 1 1 1 1 1 1 Địa lí dân cư (3 câu) Đặc điểm dân số và phân bố dân cư Lao động việc làm Đô thị hóa 1 1 1 Địa lí các ngành kinh tế(10 câu) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đặc điểm nền nông nghiệp Vấn đề phát triển thủy sản Cơ cấu ngành công nghiệp Vấn đề phát triển yh]ơng mại du lịch 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Địa lí các vùng kinh tế (10 câu) Vấn đề khai thác thế mạnh ở TD và MN Bắc Bộ Vấn đề chuyể dịch cơ cấu theo ngành,vùng đồng bằng Sông Hồng Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên Vấn đề khai thác chiều sâu ĐNBộ Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên ĐBsông Cửu Long 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Thực hành (10 câu) Đọc Atlat địa lí VN Phân tích số liệu thống kê Biểu đồ và nhận xét biểu đồ 4 2 2 1 1 ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12.NĂM HỌC 2016-2017 Câu 1: Các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và đất liền là A.Trung Quốc và Lào B.Thái Lan và Cam pu chia C.Cam pu chia và Trung quốc D. Lào và Cam pu chia Câu 2: Đặc điểm không đúng với đặc điêm chung của địa hình nước ta là A.Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao B.Cấu trúc địa hình khá đa dạng C.Địa hình Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của con người D.Địa hình Việt nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Câu 3:Ảnh hưởng của biển đến khí hậu nước ta vào thời kì mùa đông là A.Làm giảm nền nhiệt độ B.mang đến lượng mưa lớn cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ C.Tăng độ ẩm D. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh,khô Câu 4: Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt nam là A.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,nóng quanh năm B.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,có hai mùa nóng,lạnh rõ rệt C.Khí hâụ nhiệt đới ẩm gió mùa,có sự phân hóa sâu sắc D.Khí hâụ nhiệt đới ẩm gió mùa,nhiệt độ điều hòa quanh năm Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông bắc có thể lấn sâu vào Miền Bắc nước ta là A.Vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến B.Vị trí địa lí gần trung tâm của gió mùa mùa đông C.Hướng các dãy núi ở Đông bắc có dạng hình cánh cung đón gió D.Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp Câu 6:Cảnh wuan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía bắc mang sắc thái A.Cận xích đạo gió mùa B.Nhiệt đới gió mùa C.Cận nhiệt đới gió mùa D./Xích đạo gió mùa Câu 7: Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi là A.Đẩy mạnh việc trồng cây lương thực B.Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi,canh tác nông – lâm nghiệp C.Phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình D.Đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại Câu 8: Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng số người gia tăng hàng năm còn nhiều măc dù ttoocs độ tăng đân số đã giảm ở nước ta là A.tác động của chính sách di cư B.Qui mô dân số lớn C.Tác động của các quá trình công nghiệp hóa,đô thị hóa D.Mức sinh cao và giảm chậm,mức tử xuống thấp và ổn định Câu 9: Phần lớn lao động nước ta hiện nay tập trung ở khu vực A.Nông –lâm-thủy sản B.Công nhiệp C.Xây dựng D.Dịch vụ Câu 10 :Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là A.Tạo thêm việc làm cho người lao động B.Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế C.Lan tỏa ngày càng rộng rãi lối sống thành thị tới cá vùng nông thôn xung quanh D.Tạo ra thị trường có sức mua lớn Câu 11:Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở A.Nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí B.Nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định C.Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lí D.Tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ được môi trường Câu 12: vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần nhà nước thể hiệ qua việc A.kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP và đang có xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây B.Mặc dù đã giảm nhưng kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng hơn 1/3 trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta C.Kinh tế nhà nước nắm giữ hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước D.Kinh tế nhà nước có quyền chi phối các thành phần kinh tế còn lại Câu 13: Đặc điểm đặc trưng nhất của nề nông nghiệp nước ta là A.Có sản phẩm đa dạng B.Nông nghiệp nhiệt đới C.Nông nghiệp thâm canh trình độ cao D.Nông nghiệp đang được hiện đại hóa và cơ giới hóa Câu 14 : Mục đích chính của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là A.Tăng hiệu quả kinh tế,hạn chế thiệt hại do thiên tai B.Phù hợp với điều kiện đất,khí hậu C.Phù hợp với nhu cầu thị trường D.Đa dạng hóa sản phẩm nông sản Câu 15: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là A.Đường bờ biển dài,nhiều ngư trường lớn,nguồn lợi hải sản phong phú B.Có nhiều sông suối,kênh rạch,ao hồ C.Có nhiều hồ thủy lợi,thủy điện D.Nhiều sông,ao hồ,bãi triều,đầm phá,vũng vịnh Câu 16:Để tăng sản lượng thủy sản khai thac,vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết là A.Đầu tư trang bị phương tiện hiện đại để khai thác xa bờ B.Mở rộng qui mô nuôi trồng thủy sản C.Phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân D.Tìm kiếm các ngư trường mới Câu 17: Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là cơ sở để A.Phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng B.Phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng C Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ D Phát triển các ngành công nghiệp nặng Câu 18:Mục tiêu tiếp theo trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta là Ưu tiên phát triển công nghiệp khai thác Chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Từng bước ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao Phát triển các nhóm ngành ngang nhau Câu 19: Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do A.Thị trường thế giới ngày càng mở rộng B.Đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu C.Tăng cường nhập khấu dây truyền máy móc,thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng D.Sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí Câu 20: Hai địa điểm có khí hậu mát mẻ quanh năm và có giá trị nghỉ dưỡng cao ở nước ta là A.Mai Châu và Điện Biên B.Đà Lạt và Sa Pa C.Phan xipang và Sa pa D. Con Tum và Pắc bó Câu 21: Mỏ A patit lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc tỉnh A.Quảng Ninh B.Yên Bái C.cao Bằng D.Lào Cai Câu 22. Thế mạnh về kinh tế biển ở TD và MN Bắc Bộ được biểu hiện qua việc có thể phát triển các ngành Du lịch biển-đảo Du lịch biển đảo,đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Du lịch biển đảo,đánh bắt hải sản,nuôi trồng thủy sản,giao thông vận tải biển Du lịch biển đảo,đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,khai thác khoáng sản biển Câu 23: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ĐBSH là A.Tăng tỉ trọng của khu vực I và II ,giảm tỉ trọng của khu vực III B.Giảm tỉ trọng của khu vực I,tăng tỉ trọng của khu vực II và III C.Tăng tỉ trọng của khu vực III,giảm tỉ trọng của khu vực I và II D.Tăng tỉ trọng của khu vực I, II và III Câu 24: Biết tổng diện tích DBSH là 15000km2,trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ 51,2 %.Vậy diện tích đất nông nghiệp của vùng là A. 14949 km2 B. 10500km2 C. 7680km2 D. 5376km2 Câu 25: Điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là Đất badan có tầng phong hóa sâu,lượng mưa tập trung vào mùa mưa Khí hậu cận xích đạo,khô nóng quanh năm Đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng Đất badan giầu dinh dưỡng,khí hậu mang tính chất cận xích đạo Câu 26: Biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi ở Tây Nguyên là A.Tăng cường kiểm tra xử phạt những vi phạm B.Giao đất,giao rừng để người dân quản lí C.Tích cực trồng rừng để bù lại những diện tích đã mất D.Chỉ khai thác rừng thứ sinh Câu 27: Đặc điểm không đúng với vùng Đông Nam Bộ là A.Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước B.Vùng kinh tế năng động nhất cả nước C.Giá trị sản lượng nông nghiệp lớn nhất cả nước D.Giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước Câu 28: Nguyên nhân quan trọng nhất về tự nhiên để cây cao su phát triển mạnh nhất ở vùng Đông Nam Bộ là Nguồn nước mặt phong phú Có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su trong vùng Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định Có loại đất xám rất thích hợp cho cây cao su ,khí hậu nóng ẩm,ít bão Câu 29: Ba nhóm đất chính ở ĐBSCL xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít là A.Đất phù sa ngọt,đất phèn,đất mặn B.Đất phèn,đất phù sa ngọt,đất mặn C.Đất mặn,đất phèn,đất phù sa ngọt D.Đất phù sa ngọt,đất mặn,đất phèn Câu 30: Phương hướng chủ yếu hiện nay đối với vấn đề lũ ở ĐBSCL là A.Đào thêm kênh ,rạch để thoát lũ nhanh B.Xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ C.Trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ D.Chủ động sông chung với lũ Câu 31:Căn cứ vào Atlat đia lí Việt Nam trang 9 ,hãy cho biết khu vực nào ở nước ta chịu tác động của bão với tần xuất lớn nhất A.Ven biển Bắc Bộ B.Ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An C.Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh,Quảng Bình D.Ven biển Nam Trung Bộ Câu 32: Căn cứ vào Atlat đia lí Việt Nam trang 11,loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là A.Đất feralit trên đá badan B.Đất xám trên phù sa cổ C.Đất phèn D. Đất phù sa sông Câu 33: Căn cứ vào Atlat đia lí Việt Nam trang 17,hãy cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây ở nước ta có qui mô( năm 2007) trên 100 nghìn tỉ đồng A. Hà Nội và Đà Nẵng B.Biên Hòa và Vũng Tàu C.Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh D.Cần Thơ và Hạ Long Câu 34: Căn cứ vào Atlat đia lí Việt Nam trang 19 vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn nhất(tên 90 %) năm 2007 ở nước ta là A. ĐBSCL B. ĐBSH C.Duyên hải Nam Trung Bộ D. Bắc Trung Bộ Câu 35: Căn cứ vào Atlat đia lí Việt Nam trang 19 ,hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích trồng cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000-2007 A.Diện tích cây lâu năm luôn lớn hơn diện tích cây hàng năm B.Diện tích cây lâu năm tăng liên tục C.Diện tích cây hàng năm tăng liên tục D.Năm 2007 diện tích cây lâu năm lớn hơn gần 2,2 lần diện tích cây hàng năm Câu 36: Căn cứ vào Atlat đia lí Việt Nam trang 30,hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về GDP và cơ cấu GDP phân theo ngành của ba vùng KTTĐ A.Ngành dịch vụ ở vùng KTTĐ phía Bắc có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng B.Ngành công nghiệp và xây dựng ở vùng KTTĐ phía Nam có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng C.Ngành nông –lâm-thủy sản ở vùng KTTĐ miền Trung có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng D. Qui mô GDP lớn nhất là vùng KTTĐ phía Bắc Câu 37: Cho bảng số liệu Dân số và dân số thành thị nước ta giai đoạn 1995-2014 Đơn vị triệu người Năm 1995 2000 2005 2010 2014 Tổng dân số 72,0 77,6 82,4 86,9 90,7 Dân số thành thị 14,9 18,7 22,3 26,5 30,0 Để thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995-2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất A. Cột chồng B.Miền C. Tròn D. Kết hợp Câu 38 : Cho bảng số liệu Diện tích và sản lượng lúa cả năm,năm 2000 và 2014 Vùng Diện tích (Nghin ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2000 2014 2000 2014 ĐBSH 1212,6 1079,6 6586,6 6548,5 ĐBSCL 3945,8 4249,5 16702,7 25245,6 Cả nước 7666,3 7816,2 32529,5 44974,6 Căn cứ vào kết quả xử lí từ bảng số liệu trên,trong giai đoạn 2000-2014,tỉ trọng về diện tích lúa cả năm của hai vùng ĐBSH và ĐBSCL so với cả nước thay đổi theo xu hướng Đều tăng B.Đều giảm C.Tỉ trọng của vùng ĐBSCL tăng,tỉ trọng của vùng ĐBSH giảm D.Tỉ trọng của vùng ĐBSH tăng,tỉ trọng của vùng ĐBSCL giảm Câu 39:Cho bảng số liệu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2014(đ/ v tỉ đồng) Năm Tổng số Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp xây dựng Dịch vụ 2000 441646 108356 162220 171070 2014 3542101 696969 1307935 1537197 Dựa vào kết quả xử lí từ bảng số liệu,trong giai đoạn 2000-2014,tỉ trọng GDP của khu vực nông –lâm-thủy sản nước ta giảm A. 2,0 % B. 3,9% C. 4,9 % D. 5,9 % Câu 40: Cho biếu đồ Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2014 Căn cứ vào biểu đồ đã cho,cho biết nhận xét nao sau đây dúng về sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta giai đoạn 2000-2014 A.Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng; giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ và khu vực nông –lâm-thủy sản B.Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ; giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm – thủy sản C.Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ ;giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng và khu vực nông –lâm-thủy sản D.Tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng tăng nhiều nhất,sau đó đến khu vực dịch vụ; khu vực nông –lâm-thủy sản giảm tỉ trọng ................................ Hết ............................. ĐÁP ÁN 1C 2A 3D 4C 5C 6B 7B 8B 9A 10B 11A 12C 13D 14A 15D 16A 17B 18C 19D 20B 21D 22C 23B 24C 25D 26B 27C 28D 29A 30B 31C 32B 33C 34A 35C 36D 37A 38C 39C 40B
Tài liệu đính kèm: