Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt lớp 5 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTCUỐI HỌC K Ỳ I. LỚP 4
Mạch kiến thức, 
kĩ năng
Số câu và số điểm 
Mức 1+2
Mức 3
Mức 4
Tổng 
TNKQ
TL
HT khác 
TN
KQ
TL
HT khác 
TNKQ
TL
HT 
khác 
TNKQ
TL
HT khác 
1. Kiến thức tiếng Việt, văn học
Số câu
1
2
1
3
1
Số điểm
0,5
1,0
0,5
1,5
0,5
2. Đọc
a)Đọc thành tiếng
Số câu
1
1
Số điểm
1,0
1,0
b) Đọc hiểu
Số câu
1
2
1
3
1
Số điểm
0,5
1,0
0,5
1,5
0,5
3. Viết
a) Chính tả
Số câu
1
1
Số điểm
2,0
2,0
b) Đoạn, bài
Số câu
1
1
Số điểm
3,0
3,0
 4. Nghe - nói
(kết hợp trong đọc và viết chính tả)
Tổng
Số câu
2
1
4
2
1
1
6
3
2
Số điểm
1,0
2,0
2,0
1,0
1,0
3,0
3,0
4,0
3,0
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5. NĂM HỌC: 2016 - 2017
(Thời gian làm bài: 40 phút)
Họ và tên:...
Lớp: 5
 Điểm Nhận xét của giáo viên
Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức
 I. Đọc thành tiếng (1 điểm)
 BÀI ĐỌC: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
 Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm. Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề cúng bái.
 Vậy mà gần một năm nay, chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ Ún ốm. Bụng cụ đau quặn, lắm lúc tưởng như có con dao cứa mạnh vào từng khúc ruột. Các học trò của cụ đã nhiều lần cúng cho thầy mà bệnh tình không thuyên giảm.
 Thấy cha ngày càng đau nặng, con trai cụ khẩn khoản xin đưa cụ đi bệnh viện. Anh nói mãi, nể lời, cụ mới chịu đi.
 Bác sĩ bảo cụ bị sỏi thận, phải mổ lấy sỏi ra. Cụ sợ mổ. Hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái. Thế là cụ trốn về nhà. Nhưng về đến nhà, cụ lại lên cơn đau quằn quại. Cụ bắt con mời thầy Vui, học trò giỏi nhất của cụ, đến cúng trừ ma. Cúng suốt ngày đêm, bệnh vẫn không lui.
 Sáng hôm sau, bỗng có hai người mặc áo trắng tất tả phi ngựa đến. Hóa ra họ là bác sĩ và y tá bệnh viện đi tìm cụ Ún. Bác sĩ tiêm thuốc giảm đau, cụ Ún thấy đỡ. Ngồi bên giường người bệnh, ông bác sĩ ôn tồn giải thích. Gia đ nh lại đưa cụ lên bệnh viện.
 Nửa tháng sau, cụ Ún khỏi bệnh. Về nhà, cụ nói với bà con:
 - Từ nay, tôi dứt khoát bỏ nghề thầy cúng. Bà con ốm đau nên đi bệnh viện.
 Theo Nguyễn Lăng
 II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 
 Câu 1: (0,5 điểm) : Cụ Ún làm nghề gì?
Nghề dạy học.
Nghề thầy cúng.
Nghề bác sĩ.
 Câu 2: (0,5 điểm) : Khi mắc bệnh, cụ Ún đã tự chữa bằng cách nào?
Cúng bái.
Đi khám và uống thuốc.
c. Mời bác sĩ đến khám.
 Câu 3: (0,5 điểm): Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn viện về nhà?
Vì nhà nghèo không có tiền để chữa.
Vì cụ sợ mổ, lại không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái.
Vì cụ không thích chữa bệnh ở bệnh viện.
 Câu 4: (0,5 điểm) Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?
Nhờ các học trò giỏi của thầy đến cúng.
Nhờ bác sĩ tiêm thuốc giảm đau.
Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ.
 Câu 5: (0,5 điểm)  Các danh từ riêng có trong bài đó là:
Ún, Kinh, Thái, Vui.
Cụ, Ún, bác sĩ, Thái.
Kinh, Thái, học trò, bà con.
 Câu 6: Câu văn "Từ nay, tôi dứt khoát bỏ nghề thầy cúng." . Đại từ xưng hô là từ:
Từ nay
Tôi
Thầy cúng
 Câu 7: (0,5 điểm): Gạch dưới bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn sau:
 Nửa tháng sau, cụ Ún khỏi bệnh.
Câu 8: (0,5 điểm) : Nội dung bài văn trên khuyên các em điều gì? . 
_Hết_
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
I. Chính tả (nghe - viết): 2,0 điểm 
 Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
 Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lúi húi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Bu ôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.
II. Tập làm văn ( 3,0 điểm ) 
Đề bài: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em, ) của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
Năm học: 2016 - 2017
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức (5 điểm)
 I. Đọc thành tiếng (1 điểm) 
 - HS đọc 1 đoạn trong bài, giáo viên tùy vào mức độ đọc để đánh giá cho điểm
II. Đọc thầm bài đọc trên rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau (4 điểm): 
 Câu 1 đến câu 6 khoanh đúng mỗi ý được 0, 5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
a
b
c
a
b
 Câu 7: (0,5 điểm): Bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn sau:
 Nửa tháng sau, cụ Ún khỏi bệnh.
 TN CN VN
 Câu 8: (0,5 điểm) : HS nêu theo ý hiểu của mình
 VD: Khi ốm đau phải đi viện khám và điều trị, chỉ có thầy thuốc mới làm được điều đó, không nên mê tín, dị đoan như việc cúng bái của cụ Ún để chữa bệnh.
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài) (5 điểm)
I) Chính tả: (2 điểm)
 - HS viết bài ra giấy ô ly, nghe giáo viên đọc để viết.
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng; trình bày đúng, sạch, đẹp: 2 điểm.
 - Ba lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, lỗi viết hoa) trừ  0,2 điểm.
 *Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: bị trừ không quá 0,5 điểm toàn bài.
II) Tập làm văn (3 điểm)
 - Mở bài: Giới thiệu được người định tả (0,5 điểm)
 - Thân bài: 
 + Tả ngoại hình: Khuôn mặt, mái tóc, nước da, đôi mắt, hàm răng, cách ăn mặc,
 + Tả tính tình, hoạt động: Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, kết quả hoạt động,
 Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết không mắc lỗi chính tả, trình bày rõ ràng sạch sẽ. (2 điểm)
 - Kết luận : Nêu cảm nghĩ về người được tả ( 0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_cuoi_ki_I_mon_Tieng_Viet_lop_5_Theo_Thong_tu_22.doc