Ma trận đề thi học kỳ i – Môn ngữ văn lớp 9 năm học 2015 – 2016

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1242Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề thi học kỳ i – Môn ngữ văn lớp 9 năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề thi học kỳ i – Môn ngữ văn lớp 9 năm học 2015 – 2016
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Năm học 2015– 2016
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
Thơ hiện đại Việt Nam
- Chép chính xác đoạn thơ đã học.
- Tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí
Khái quát nội dung và nghệ thuật
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: %
Ý a, b - câu 1
2 điểm 
20 %
Ý c câu 1
1 điểm
10%
1câu 3 ý
3 điểm
30 %
Văn tự sự
 ( kết hợp đối thoại, độc thoại và ĐTNT, miêu tả nội tâm )
Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật anh thanh niên
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: %
1 câu
7 điểm
70 %
1 câu
7 điểm
70 %
Tổng số câu:
Tổng số điểm: 
Tỉ lệ: %
Ý a, b - câu 1
2 điểm 
20 %
Ý c câu 1
1 điểm
10%
1 câu
7 điểm
70 %
2 câu
10 điểm
100 %
ĐỀ THI HỌC KỲ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Năm học : 2015 – 2016
( Thời gian làm bài 90 phút – không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (4 điểm):
Cho đoạn văn sau: 
 “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc 1 giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ đổ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung”
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào? Được nói ra trong hoàn cảnh nào? 
c. Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn văn.
Câu 2 : ( 6 điểm) 
 Em hãy nhập vai nhân vật bé Thu trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng kể lại cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách.
-----Hết-----
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
HỌC KỲ I – Năm học 2015- 2016
Câu
Đáp án 
Biểu điểm
1
 a. Đoạn văn trên trích từ văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. 
b. Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên khi nói chuyện và tâm sự về công việc của mình với bác lái xe.
c. Biện pháp tu từ có trong đoạn văn: 
+ Nhân hóa: ..gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới.
.nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn.
Mức độ đạt:
* Mức tối đa: Mỗi ý trả lời đúng được 1,0 điểm. 
* Mức chưa tối đa: Trả lời không đầy đủ. Học sinh trả lời được ý nào thì tính điểm ý đó.
- HS trả lời đúng các BPTT nhưng không chỉ ra được cụ thể trừ 0,5 điểm.
* Mức không đạt: Trả lời không chính xác cả 4 ý trên.
1 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
2 
* Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài: 
* Mức tối đa: HS biết cách giới thiệu về đối tượng được kể: 
- Tình huống giả định: Nhớ về cha sau nhiều năm xa cách..
- Giới thiêu sự việc được kể, ấn tượng lần đầu về cuộc gặp gỡ với cha.
* Mức chưa tối đa : HS biết cách giới thiệu về đối tượng kể nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
* Không đạt: Lạc đề ( hoặc mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về nội dung )
2. Thân bài: 
* Mức tối đa: HS biết cách kể, đảm bảo đầy đủ các nội dung sau: 
- Khi gặp ba lần đầu: thái độ, suy nghĩ, tâm trạng và tình cảm với cha 
( nghe ba gọi...)
- Miªu t¶ ba: giäng nãi, nô c­êi, khu«n mÆt, trang phôc.... 
- C¸c yÕu tè miªu t¶ néi t©m vµ nghÞ luËn cÇn kÕt hîp lµ miªu t¶ nh÷ng suy nghÜ, t×nh c¶m khi gÆp gì người xa lạ..và trong những ngày chưa nhận ra ba vì vết thẹo trên mặt của ba...
- Trong bữa cơm..
- Khi tức giận bỏ sang bà ngoại..
- Khi nghe bà ngoại giải thích..
+ Bài viết mạch lạc, hành văn trong sáng. 
* Mức chưa tối đa : HS biết kể đúng theo trình tự cuộc gặp gỡ, đúng đối tượng nhưng viết chưa thuyết phục, còn sơ sài.
* Không đạt: Lạc đề/ nội dung bài viết không đúng yêu cầu của đề bài.
3. Kết bài: 
* Mức tối đa ( 0,5 điểm ) : HS biết cách kết bài hay/ tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo theo các cách kết đóng hoặc kết mở và đảm bảo các ý sau: 
- Nh÷ng suy nghÜ cña vÒ ba; tr¸ch nhiÖm, lý tưởng sống để xứng đáng với tình yêu thương mà cha dành cho mình.
+ Xác định được lý tưởng sống cao đẹp..
* Mức chưa tối đa ( 0,25đ) : HS biết kết bài đạt yêu cầu / còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
* Không đạt: lạc đề/ kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về yêu cầu của đề bài hoặc không có kết bài.
* Các tiêu chí khác 
1. Tiêu chí về hình thức: 
- Mức tối đa: HS viết bài văn có đủ 3 phần ( MB, TB, KB), biết tách đoạn trong TB một cách hợp lí, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.
- Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết, cả phần TB có một đoạn văn, chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu hoặc HS không làm bài.
2. Sáng tạo: 
- Mức đầy đủ: HS đạt được 3 các yêu cầu sau: 
 1) Bài viết có cảm xúc. 
 2) Câu văn gọn, rõ ràng, hành văn trong sáng. 
 3) Biết sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong bài văn tự sự.
 4) Có sự liên hệ bản thân.
- Mức chưa đầy đủ ( 0,5 đ): HS đạt được 2 trong số các yêu cầu trên
- Mức chưa đầy đủ ( 0,25 đ): HS đạt được 1trong số các yêu cầu trên.
- Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm.
3, Lập luận: 0,5đ
- Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ, có trật tự logic giữa các phần: MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, đoạn trong bài.
- Không đạt: HS không biết cách lập luận , các phần: MB, TB, KB rời rạc, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, hoặc không làm bài.
0,5đ
3,5 điểm
0,5 đ
0,5 điểm
1,0 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_thi_kiem_tra_hoc_ki_I_mon_van_20152016.doc