Ma trận đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 12 - Năm học 2016-2017

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 12 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 12 - Năm học 2016-2017
MA TRẬN KIỂM TRA HKII SINH 12 CB –- NĂM HỌC 2016 - 2017
 MĐNT
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chủ đề 1:
- Môi trường và các nhân tố sinh thái.
- Quần thể sinh vật và các mối quan hệ.
- Các đặc trưng cơ bản của quần thể.
- Biến động số lượng cá thể của quần thể.
- Khái niệm môi trường sống của sinh vật,các loại môi trường sống. 
 - Khái niệm giới hạn sinh thái.
- - Nêu được các mối quan hệ:hỗtrợ,cạnh tranh trong quần thể, nêu được nguyên nhân, ý nghĩa của mối quan hệ đó.
- Phân biệt các đặc trưng cơ bản của qt.
- Khái niệm kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của qt.
- Nêu được khái niệm tăng trưởng của quần thể, các hình thức biến động số lượng của quần thể, nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể trong quần thể.
- Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật. 
- Phân biệt nơi ở với ổ sinh thái.
- Phân biệt quần thể và tập hợp các cá thể ngẫu nhiên, mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
- Phân tích và đề xuất biện pháp bảo vệ quần thể, góp phần bảo vệ môi trường.
- Giải thích các vấn đề liên quan trong sản xuất nông nghiệp. Khai thác, đánh bắt hợp lí
Vận dụng giới hạn sinh thái vào chăn nuôi, trồng trọt
- Giải thích và ý nghĩa của cân bằng trong hệ sinh thái.
- Vận dụng vào thực tiễn nuôi trồng hợp lí, đúng mật độ giảm sự cạnh tranh quá mức.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế đời sống.
- Vận dụng kiến thức của bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường
14 câu = 4,66 đ
6 câu = 2,0 đ
5 câu = 1,66 đ
3 câu = 1,0 đ
1 câu = 0,33 đ
Chủ đề 2:
- Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản
- Diễn thế sinh thái
- Nêu được khái niệm về quần xã SV.
- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
- Trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài.
- Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái, các giai đoạn của diễn thế, nguyên nhân gây ra diễn thế.
- Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
Phân biệt được các mối quan hệ giũa các loài trong quần xã, lấy ví dụ.
- Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái.
Ý nghĩa của viện nghiên cứu diễn thế, vận dụng diễn thế vào chăn nuôi, trồng trọt.
- Biện pháp bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. 
5 câu = 1,66 đ
2 câu = 0,66đ
2 câu = 0,25 đ
1 câu = 0,33 đ
Chủ đề 3:
- Hệ sinh thái.
- Trao đổi chất trong HST.
- Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển.
- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- Nêu được khái niệm hệ sinh thái.
- Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo).
- Khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái.
- Khái niệm chu trình sinh địa hóa.
- Phân biệt được bậc dinh dưỡng và bậc tiêu thụ.
- Thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng như thế nào?
- Tính được hiệu suất sinh thái qua các bậc dinh dưỡng.
Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
 10 câu = 3,33đ
4 câu = 1,33đ
2 câu = 0,66đ
2 câu = 0,66đ
2 câu = 0,66đ
TỔNG
30 Câu = 10 đ
12 Câu = 4,0đ
9 câu = 3,0 đ
6 Câu = 2,0 đ
3 Câu = 1,0 đ
Câu 1: (a) Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật 
A. phát triển thuận lợi nhất.	B. có sức sống trung bình.
C. có sức sống giảm dần.	D. chết hàng loạt.
Câu 2: (a) Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là 
A. khoảng gây chết.	B. khoảng thuận lợi.	C. khoảng chống chịu.	D. giới hạn sinh thái.
Câu 13: (b) Hiện tượng voi rừng tấn công người dân, phá ruộng nương là do:
A. bản tính voi rừng hung dữ khi thấy người
B. tập tính khi đến mùa sinh sản
C. do thiếu thức ăn
D. rừng thu hẹp quá mức
Câu 3: (a) Trong điều kiện thuận lợi các cá thể trong quần thể có quan hệ:
A. Hội sinh	B. Cạnh tranh	C. Hợp tác	D. Hỗ trợ
Câu 14: (b) Hiệu quả nhóm biểu hiện mối quan hệ sinh thái nào?
A. Hỗ trợ khác loài	B. Hỗ trợ cùng loài
C. Hỗ trợ giữa các quần thể cùng loài	D. Cạnh tranh sinh học khác loài
Câu 22: (c) Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây
1. Quan hệ hỗ trợ	2. Quan hệ cạnh tranh khác loài
3. Quan hệ đối kháng	4. Quan hệ cạnh tranh cùng loài
5. Quan hệ ăn thịt con mồi
Phương án đúng nhất là
A. 1, 2, 4	B. 1, 3, 4	C. 1,2,3,4	D. 1, 3,4,5
Câu 4: (a) Mật độ cá thể của quần thể là
A. Tổng số lượng cá thể của quần thể đó
B. tỉ lệ giữa số cá thể sinh sản và tử vong
C. số cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích
D. số cá thể trưởng thành trên một đơn vị diện tích
Câu 15: (b) Trong một quần thể sinh vật, khi phân chia cấu trúc tuổi, người ta chia thành:
A. tuổi sơ sinh, tuổi sinh sản, tuổi già	B. tuổi chưa thành thục, tuổi thành thục
C. tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể	D. tuổi sinh trưởng, tuổi phát triển
Câu 23: (c) Các cây Chò chỉ ở rừng Cúc Phương phân bố theo kiểu:
A. phân bố theo nhóm	B. phân bố đồng đều
C. phân bố ngẫu nhiên	D. phân bố đặc hữu
Câu 5(a): Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng
tăng dần đều. B. đường cong chữ J.
đường cong chữ S. D. giảm dần đều.
Câu 16(b): Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái, dễ bị diệt vong và nguyên nhân chính là
A. sức sinh sản giảm. B. mất hiệu quả nhóm.
C. gen lặn có hại biểu hiện. D. sự cạnh tranh giảm.
Câu 24(c): Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên: 
A.tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.	B.dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
C.hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.	D.tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.
Câu 6(a): Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:
 A.Biến động theo chu kì mùa. B. Biến động theo chu kì ngày đêm
 C. Biến động theo chu kì nhiều năm. D. Biến động theo chu kì tuần trăng.
Câu 17(b): Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè hoa, mè trắng, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép vì
 A. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
 B. Tạo sự đa dạng và phong phú về loài trong hệ sinh thái ao.
 C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
 D. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh.
 Câu 28(d): Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?
1. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất
tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
2. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ
thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
3. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
4. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống
không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
 Câu 1(a): Loài đặc trưng của quần xã là loài
 A. tiêu biểu nhất của quần xã.
 B. có khả năng lấn át các quần thể khác trong quần xã.
 C. có khả năng tiêu diệt các quần thể khác trong quần xã.
 D. có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh nhất.
 (b)Câu 2: Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
B. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
D. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
Câu (8a).Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là: 
A.sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế	B.sự cạnh tranh trong loài chủ chốt
C.sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế	D.sự cạnh tranh trong loài đặc trưng. 
Câu (9a). Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
A.có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc	B.có đặc điểm chung về thành phần loài.
C.điều kiện môi trường vô sinh 	 	D.tính ổn định của hệ sinh thái
Câu (10a). Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái dưới nước:
1. thực vật nổi	2.động vật nổi	3. giun	4. cỏ	 5. cá ăn thịt
Các nhóm SV thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là:
A. 1,4	B. 2,3	C. 1,5	D. 4,5
Câu (19b). Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm bởi thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?
A. tảo đơn bào ® ĐV phù du ® cá ® người
B. tảo đơn bào ® giáp xác ® cá ® người
C. tảo đơn bào ® ĐV phù du ® giáp xác® cá ® người
D. tảo đơn bào ® thân mềm ® cá ® người
Câu (20b). Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ nào có sức sản xuất cao nhất?
A. Hệ sinh thái đại dương.	B. Hệ sinh thái sa mạc.
C. Hệ sinh thái rừng lá kim.	D. Hệ sinh thái cửa sông.
21b. Trong HST đồng cỏ, xét 05 loài với sinh vật lượng của các loài như sau: Loài A có 105 kcal; loài B có 106 kcal; loài C có 1,5 *106 kcal; loài D có 107 kcal. Từ 05 loài này có thể tạo ra chuỗi thức ăn có nhiều nhất bao nhiêu mắc xích?
A. 02 mắc xích.	B. 03 mắc xích.	C. 04 mắc xích.	D. 05 mắc xích.
25c. Xét các nhóm loài thực vật sau:
(1)- cây thân thảo ưa sáng.	(2)- cây bụi ưa bóng.
(3)- cây thân thảo ưa bóng.	(4)- cây bụi ưa sáng.	(5)- cây gỗ lớn ưa sáng.
 Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, thứ tự xuất hiện của các quần xã:
A. 1,2,3,4,5.	B. 1,4,2,5,3.	C. 1,4,5,2,3.	D. 1,2,4,3,5.
Câu 29(c): Cho chuỗi thức ăn sau:
	Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá
Chuỗi thức ăn trên được mở đầu bằng
A. sinh vật dị dưỡng	B. sinh vật tự dưỡng
C. sinh vật phân giải chất hữu cơ	D. sinh vật hóa tự dưỡng
Câu 26(c): Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là: 
A.làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
B.tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
C.kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
D.làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai
Câu 11(a): Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là: 
A.duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
B.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
C.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã
D.duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái
Câu 30(d): Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) 
A.0,57%	B.0,92%	C.0,0052%	D.45,5%
Câu 12(a): Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là 
A.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi
trường
B.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi
trường
C.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi
trường
D.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi
trường
Câu 27 (c). Nguyên nhân dẫn đến sinh khối của bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn sinh khối của bậc dinh dưỡng trước trong chuỗi thức ăn là do
A. sản lượng sinh vật thuộc mắt xích trước cao hơn sản lượng sinh vật thuộc mắt xích phía sau
B. quá trinh bài tiết và hô hấp của cơ thể sống
C.hiệu suất sinh thai của mắt xích phía sau thấp hơn hiệu suất sinh thái thuộc mắt xích phai trước
D. Khả năng tích lũy chất sống của mắt xích phía sau thấp hơn so với mắt xích phai trước

Tài liệu đính kèm:

  • docMa_tran_kiem_tra_HK2.doc