MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1. Văn bản. - Văn bản nghị luận hiện đại - Truyện hiện đại Nhận biết tên tác giả của văn bản nghị luận. -Nêu luận điểm chính trong văn bản nghị luận. -Nêu và hiểu được tác dụng của biện pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng trong văn bản truyện hiện đại. 2 3,0 30 % Số câu Số điểm Tỉ lệ % 0,5 0,5 5 % 1,5 2,5 25 % 2. Tiếng Việt . - Câu đặc biệt, câu rút gọn, - Trạng ngữ. Khái niệm câu đặc biệt. - Xác định và hiểu tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọn, trạng ngữ trong văn cảnh cụ thể. 1 2,0 20% Số câu Số điểm Tỉ lệ % 0,5 0,5 5 % 0,5 1,5 15 % 3. Tập làm văn. Nghị luận xã hội Viết bài văn giải thích 1 5,0 50% Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 5,0 50 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 1 1,0 10% 2 4,0 40% 1 5,0 50% 04 10,0 100% KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (1,5 điểm) Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ do ai viết ? Nêu luận điểm chính của văn bản? Câu 2 (1,5 điểm) Chỉ ra và nêu công dụng của biện pháp nghệ thuật độc đáo được sử dụng ở văn bản Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn. Câu 3 (2,0 điểm) Thế nào là câu đặc biệt? Tìm trong ví dụ sau 1câu đặc biệt, 1câu rút gọn; nêu tác dụng của mỗi câu vừa tìm được. Chim sâu hỏi chiếc lá : _ Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi ! _ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. (Trần Hoài Dương – Ngữ văn 7, tập 2) Đọc kĩ câu văn sau và cho biết vì sao không thể lược bỏ trạng ngữ trong câu này? “ Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.” (Hồ Chí Minh) Câu 4 (5,0 điểm) Hãy giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. - HẾT - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HK II MÔN: NGỮ VĂN 7 ( Hướng dẫn này gồm 02 trang ) A. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu Yêu cầu Số điểm Câu 1 (1.5đ) - Tác giả : Phạm Văn Đồng 0.5đ -Luận điểm => Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. (HS chỉ nêu: giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ vẫn được trọn điểm) 1.0đ Câu 2 (1.5đ) - Nêu được nghệ thuật tương phản - tăng cấp; - Chỉ nêu được tương phản hoặc tăng cấp. 0.5đ 0.25 - Nêu được tác dụng: làm nổi bật sự tương phản giữa tình cảnh khốn cùng, bi thảm của nhân dân – thái độ vô trách nhiệm đến tán tận lương tâm của tên quan phủ. (HS nêu được đại ý tương tự cũng được trọn điểm) 1.0đ Câu 3 (2.0đ) a. Nêu được khái niệm về câu đặc biệt 0.5đ b. Chỉ ra được: - 1 kiểu câu đúng - Tác dụng đúng + Câu đặc biệt : Lá ơi! => Tác dụng : gọi đáp. + Câu rút gọn : Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! hoặc Bình thường thôi, chẳng có gì đáng kể đâu. => Tác dụng: làm cho câu gọn hơn. 0.25đ 0.25đ c. Giải thích đúng lí do không thể bỏ trạng ngữ: TN giúp xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc; giúp câu đầy đủ, chính xác hơn. 0.5đ Câu 4 (5.0đ) Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Biết viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích về một tư tưởng. Bố cục bài viết rõ ràng, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; hạn chế tối đa việc sai chính tả, dùng từ, đặt câu, 1.0đ 2. Yêu cầu về nội dung, kiến thức: Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết. Thân bài: - Nghĩa đen: đi một ngày đàng nghĩa là đi rất xa – lấy thời gian để đo đường đi – đi được rất xa; học một sàng khôn nghĩa là học được nhiều, rất nhiều cái mới, cái hay từ những nơi đã đi qua. Nghĩa bóng: câu tục ngữ muốn khẳng định một điều có tính qui luật: hễ đi xa, đi ra khỏi làng mình, xã mình, sẽ nhìn thấy nhiều cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết (những chuyến tham quan, du lịch, dã ngoại, giúp ta biết thêm nhiều điều). Câu tục ngữ còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín: đi xa để mở rộng tầm nhìn, nâng cao hiểu biết, thoát khỏi sự hạn hẹp của trí tuệ. Kết bài : Câu tục ngữ vẫn mãi có giá trị với mọi đối tượng, mọi thời đại. Cuộc sống ngày càng hiện đại, giao thông ngày càng thuận tiện => điều kiện để đi xa, học hỏi Phê phán những người sống khép mình, lười biếng, tự thỏa mãn với mình. MB:0.5 đ TB: Ý 1: 1.0 đ Ý 2: 1.0 đ Ý 3: 1.0 đ KB: 0.5 đ -HẾT-
Tài liệu đính kèm: