PHÒNG GD & ĐT TP. PLEIKU TRƯỜNG TH & THCS ANH HÙNG WỪU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2013- 2014 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Nội dung 1: Tự trọng; Tự tin Hiểu biểu hiện của tự tin, tự trọng? Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu: 2 Số điểm: 0.5đ Tỉ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm: 0.5đ Tỉ lệ: 5% Nội dung 2: Xây dựng gia đình văn hóa Hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa? Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu: 1 Số điểm: 2đ Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2đ Tỉ lệ: 20% Nội dung 3: Trung thực T Biết khái niệm trung thực? Biểu hiện của người sống trung thực? Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu: 1 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30% 2Nội dung 4: Yêu thương con người; Khoan dung Hiểu ý nghĩa của yêu thương con người? Biết cách giải quyết tình huống về lòng khoan dung. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu: 1 Số điểm: 1đ Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 2đ Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30% Nội dung 5: Tôn sư trọng đạo; Đoàn kết, tương trợ Hiểu biểu hiện của tôn sư trọng đạo; đoàn kết, tương trợ? Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu: 2 Số điểm: 0.5đ Tỉ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm: 0.5đ Tỉ lệ: 5% Nội dung 6: Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ Hiểu biểu hiện về việc giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu: 1 Số điểm: 1đ Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1đ Tỉ lệ: 10% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ%: 1 3.0đ 30% 6 3đ 30% 1 2.0đ 20% 1 2.0đ 20% 9 10đ 100% Tổng số điểm các mức độ nhận thức 3đ 5đ 2đ 10đ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PLEIKU KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP: 7 TRƯỜNG TH & THCS ANH HÙNG WỪU Thời gian: 45 phút Họ và tên: Lớp: Phòng kiểm tra: . SBD: Điểm: Lời nhận xét của thầy (cô) giáo: ĐỀ BÀI: A. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4. (1đ) 1. Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo? a. Không chào thầy cô giáo. b. Không xin phép thầy cô trước khi vào lớp nếu đi trễ. c. Viết thư thăm thầy cô cũ. d. Xem thường thầy cô giáo cũ. 2. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? a. Chép bài cho bạn khi bạn bị ốm. b. Làm bài tập hộ bạn. c. Bênh vực bạn thân khi bạn có khuyết điểm. d. Đánh lại người khác đã đánh bạn mình. 3. Theo em, hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự trọng? a. Khi có khuyết điểm, Bình vui vẻ nhận lỗi để các bạn khỏi phê bình, nhưng sau đó thường không sửa chữa. b. Giờ kiểm tra, Lân không làm được bài nhưng cũng không hỏi bạn ngồi bên cạnh. c. Khi được điểm cao, Hồng đem khoe với các bạn, còn điểm kém thì giấu đi để các bạn khỏi chê là Hồng học kém. d. Vân rất xấu hổ không dám nói với các bạn là mẹ mình làm công nhân vệ sinh. 4. Hãy cho biết biểu hiện nào dưới đây là tự tin? a. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. b. Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình c. Tự mình giải quyết mọi việc, không cần nghe ý kiến của ai. d. Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. Câu 2: (1đ) Chọn và điền những từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau để làm rõ ý nghĩa của yêu thương con người: “Con người không thể sống một mình và không thể sống thiếu (1) . của mọi người xung quanh. Tình thương yêu, đó là lẽ sống, là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi (2) trong cuộc đời. Yêu thương con người là một (3) .. , là (4) .của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.” (khó khăn, trở ngại; truyền thống quý báu; tình thương yêu; phẩm chất đạo đức cao đẹp; vất vả) Câu 3: Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai? (Đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có truyền thống gì đáng tự hào phải giữ gìn. B. Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ giúp con người có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống. C. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không còn phù hợp với hiện tại nữa. D. Phát huy truyền thống gia đình, dòng họ là góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. B. TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: (3đ) Thế nào là trung thực? Biểu hiện của người sống trung thực? Câu 2: (2đ) Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa? Câu 3: (2đ) Tình huống: Giả sử giữa em và bạn bè có sự hiểu lầm hoặc bất đồng, em sẽ làm gì? BÀI LÀM: PHÒNG GD & ĐT TP PLEIKU TRƯỜNG TH & THCS ANH HÙNG WỪU ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 7 CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: (1đ) 1. c 0.25đ 2. a 0.25đ 3. b 0.25đ 4. d 0.25đ Câu 2: (1đ) (1) tình thương yêu 0.25đ (2) khó khăn, trở ngại 0.25đ (3) phẩm chất đạo đức cao đẹp 0.25đ (4) truyền thống quý báu 0.25đ Câu 3: (1đ) A. Sai 0.25đ B. Đúng 0.25đ C. Sai 0.25đ D. Đúng 0.25đ B. TỰ LUẬN: Câu 1: (3.0 điểm) Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật. 2đ Không nói dối, không quay cóp trong kiểm tra, thi cử.. 1đ Câu 2: (2.0 điểm) Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình. 1đ Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc. 1đ Câu 3: (2.0 điểm) Khi có sự hiểu lầm hoặc bất đồng với bạn bè thì em chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu và thông cảm cho nhau. 1đ Không gây gổ, cãi vã hoặc trách móc nặng lời, không làm bạn bị tổn thương. 1đ Giáo viên ra ma trận, đề và đáp án: Trần Thị Kim Tiến
Tài liệu đính kèm: