PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC TỔ BỘ MÔN HÓA HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Châu Đức, ngày 02 tháng 12 năm 2016 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I HÓA HỌC LỚP 7 Năm học: 2016 - 2017 I. Mục tiêu đề kiểm tra 1. Kiến thức: - Chủ đề 1: Nguyên tử- Nguyên tố hóa học - Công thức hóa học - Chủ đề 2: Phản ứng hóa học - Mol và Tính toán hóa học. 2. Kĩ năng: - Tái hiện kiến thức - Trình bày ý nghĩa của CTHH - Xác định hóa trị các nguyên tố, Lập CTHH, Lập PTHH. - Liên hệ - vận dung các công thức chuyển đổi giữa các đại lượng (n, m, M, V,. . .). - Vận dụng ĐLBTKL để làm bài tập định lượng. - Xác định chất khí bất kỳ nặng hay nhẹ hơn kk và hơn khí khác bao nhiêu lần. - Vận dụng làm bài tập tính theo CTHH. 3. Thái độ - Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề - Rèn tính cẩn thận, nghiêm túc trong kiểm tra. Năng lực cần đánh giá. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực tính toán, suy luận, lập luận logic qua môn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học. II. Hình thức đề kiểm tra Tự luận 100% III. Ma trận đề kiểm tra: Nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao hơn TL TL TL TL Chủ đề 1 : Nguyên tử -Nguyên tố hóa học -Công thức hóa học - Biết cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học và đọc tên nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học. - Viết công thức hóa học của một số chất khi biết tên nguyên tố, số nguyên tử của mỗi nguyên tố - Trình bày ý nghĩa của CTHH - Xác định hóa trị của một số nguyên tố trong công thức hóa học cho trước - So sánh khối lượng, điện tích của các loại hạt p, n, e - So sánh khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố - Chuyển đổi ra gam của một số nguyên tử khi biết nguyên tử khối của C và khối lượng tính ra gam của một nguyên tử C -Tính phân tử khối của một số phân tử chất từ một số công thức hóa học cho trước. - Lập công thức hóa học của một số chất từ hóa trị của các nguyên tố đã biết. Số câu hỏi 1 1 2 Số điểm Tỉ lệ % 2 2 4 (40%) Chủ đề 2: Phản ứng hóa học - Mol và Tính toán hóa học. - Chỉ ra hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học trong một số hiện tượng nêu ra. - Biết điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. - Biết đọc một phương trình hóa học cho trước - Viết công thức chuyển đổi giữa m,n,V - Phân biệt giai đoạn nào là hiện tượng vật lí và giai đoạn nào là hiện tượng hóa học trong một chuỗi các giai đoạn nối tiếp nhau - Dựa vào sự mô tả thí nghiệm hóa học hoặc các hiện tượng trong đời sống luyện tập về: + Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra + Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra Chuyển đổi giữa lượng chất (n) (số moℓ chất) với khối lượng chất (m) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn. - So sánh tỉ khối của chất khí này so với khí khác và xác định khối lượng mol của một trong hai chất khí khi biết tỉ khối và khối lượng mol của chất khí còn lại. - Vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng, tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng - Lập phương trình hóa học từ sơ đồ chữ hoặc sơ đồ có công thức hóa học cho trước. - Điền hệ số hoặc công thức vào sơ đồ phản ứng khuyết sao cho thành phương trình hóa học đã cân bằng - Bài toán tính tỉ lệ khối lượng hoặc % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất - Bài toán tính khối lượng từng nguyên tố trong hợp chất khi biết khối lượng hợp chất và ngược lại - Bài toán lập công thức hợp chất từ % khối lượng các nguyên tố - Dựa vào tỉ khối của chất khí suy ra khối lượng mol và thành phần phần trăm về khối lượng, xác định công thức hóa học của hợp chất. - Dựa vào công thức hóa học tìm tỉ số khối lượng giữa các nguyển tố trong hợp chất. - xác định nguyên tố trong hợp chất khi biết tỉ lệ khối lượng và công thức hóa học Số câu hỏi 1 1 1 1 4 Số điểm Tỉ lệ % 2 1,5 1,5 1 6 (60%) Tổng số câu hỏi 2 2 1 1 6 Tổng số điểm Tỉ lệ % 4 (40%) 3,5 (35%) 1,5 (15%) 1 (10%) 10 (100%) Lưu ý: Ma trận chỉ xác định tỷ lệ điểm tương ứng với câu hỏi, còn đề kiểm tra còn phụ thuộc vào tỷ lệ giữa 3 môn Lý- Hóa- Sinh
Tài liệu đính kèm: