Lý thuyết và bài tập Este – Lipit - Hóa học 12

doc 22 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lý thuyết và bài tập Este – Lipit - Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết và bài tập Este – Lipit - Hóa học 12
ESTE – LIPIT
PHẦN I: BÀI TẬP TỰ LUẬN
ESTE
Dạng 1: Lý thuyết
Bài 1: Viết CTCT và gọi tên các este có CTPT C3H6O2; C4H8O2; C5H10O2
Bài 2: 
Viết CTCT các đồng phân ứng với CTPT C2H4O2
Gọi tên các đồng phân có nhóm C=O
Những chất nào có phản ứng tráng bạc, vì sao?
Bài 3: Viết CTCT và gọi tên các este mạch hở có CTPT C3H6O2, C4H6O2 được tạo ra từ ancol và axit thích hợp
Bài 4: Gọi tên các chất có CTCT sau:
a) CH2=CH-COO-CH3	b) HCOOCH3	c) CH3CH2COOCH3
d) CH3-COO-CH2-CH2-CH3	e) CH3COOCH=CH2	f) CH2=C(CH3)-COO-CH3
g) CH3CH(CH3)COOC2H5	h) HCOOCH(CH3)CH3	i) C6H5-COO-CH=CH2
j) CH3COOCH2CH2CH(CH3)CH3	k) C2H5OOC-COOC2H5	l) CH3OOC-COOCH(CH3)CH3
Bài 5: Viết CTCT các hợp chất ứng với các tên gọi sau:
a) Phenyl propionate	b) isopropyl axetat	c) vinyl acrylat	d) allyl metacrylat
e) tert-butyl fomat	f) sec-butyl axetat	g) metyl benzoate	h) etyl benzylat
i) Đimetyl oxalat	j) etyl propyl oxalate
Bài 6: Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau:
a) 
Propan " Etilen " ancol etylic " etyl axetat " natri axetat
c) 
d) 
e) 
f) 
g) 
Bài 7: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết từng chất trong các nhóm chất sau và viết phương trình hóa học xảy ra
CH3COOH, C2H5OH, CH3COOCH3, CH3COOCH=CH2
HCOOCH3, CH2=CHCOOCH3, HCOOCH2-CH=CH2
C2H5COOH, CH3CH2OH, HOCH2CHO, CH2=CH-COOH
CH3COOCH=CH2, HCOOCH=CH2, CH2=CHCOOCH3, CH3COOC2H5
Bài 8: Chất hữu cơ X có CTPT là C4H6O2, thủy phân X bằng dd NaOH dư thu được chất Y và Z. Chất Y tác dụng với H2SO4 sinh ra chất T có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Xác định CTCT của X, biết Z tham gia phản ứng tráng gương. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 9: Một chất hữu cơ có CTPT C6H10O4. Chất X chỉ chứa 1 loại nhóm chức và không phân nhánh. Cho X phản ứng với dd NaOH thu được 1 muối và 1 rượu. Xác định CTCT của X
Bài 10: Chất hữu cơ X có CTPT C5H6O4, thủy phân X bằng dd NaOH dư thu được 1 muối và 1 rượu. Xác định CTCT của X và viết phương trình phản ứng minh họa
Dạng 2: Bài tập toán
2.1. Phản ứng cháy:
Bài 1: Xác định CTPT và CTCT có thể có của các chất sau:
Đốt cháy 7,4gam este A thu được 13,2 gam CO2 và 5,4gam H2O
Đốt cháy 8,8 gam ese no đơn chức B thu được 8,96 lít CO2 (đkc)
Este C no, đơn chức, mạch hở có phần trăm khối lượng oxi xấp xỉ bằng 36,364%
Hoá hơi 2,2 gam este D no, đơn chức ở 136,50C và 1 atm thì thu được 840 ml hơi
Đốt cháy hoàn toàn 1,48g este F tạo bởi axít hữu cơ no, đơn và ancol no, đơn thu được 336 ml CO2 (ở 54,6oC và 4,8 atm)
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam este X đơn chức thu được 3,36 lít CO2 (đkc) và 2,7 gam H2O
Xác định CTPT của X
Đun 3,7 gam X trong dd NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,6 gam ancol Y và 1 lượng muối Z. Viết CTCT của X và tính khối lượng của Z
Bài 3: Chất hữu cơ A (C, H, O) có d A/N2 = 3,1428. Đốt cháy hoàn toàn 8,8g A thu được 8,96 l CO2 (đkc) và 7,2g H2O.
a.Tìm CTPT A
b.Lấy 13,2g A cho phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được 12,3g muối. Tìm CTCT A
c.Lấy 15,84g A phản ứng với 200ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn. Tính khối lượng chất rắn này.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam este E đơn chức thu được 3,52 gam CO2 (đkc) và 1,152 gam H2O
Xác định CTPT của E
Cho 10 gam E tác dụng với lượng NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14 gam muối khan G. Cho G tác dụng với dung dịch axit loãng thu được G1 không phân nhánh. Tìm CTCT của E
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam chất hữu cơ A thì thu được 1,344 lít CO2 (đkc) và 0,9 gam H2O. Tỉ khối hơi của A đối với H2 là 73.
Xác định CTPT của A
Biết rằng khi thủy phân A thu được 1 muối và 2 rượu kế nhau
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ X cần dùng 22,4 lít không khí (đktc), thu được 3,584 lít CO2 (đktc) và 2,88 gam H2O. (Không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ theo thể tích).
 a) Tính m. 
 b) Xác định CTPT của X biết rằng dX/CO2 = 2.
 c) Xác định CTCT của X và đọc tên X. Cho biết X đơn chức, X tác dụng được với dung dịch bạc nitrat trong amoniac tạo kim loại và X tác dụng với dung dịch nước vôi trong tạo rượu bậc hai. 
Bài 7: Hai chất hữu cơ A và B đơn chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam A và B cần 8,96 lít O2 (đkc) thu được khí CO2 và hơi nước theo tỷ lệ VCO2 : VH2O = 1:1 (đo ở cùng điều kiện)
+ m gam A tác dụng vừa đủ với 100ml NaOH 1M thu được 9,6 gam muối và ancol X. Cho ancol X tác dụng với CuO thu được X’ không tham gia phản ứng tráng gương
+ 5,8 gam B tác dụng hết với NaOH thu được 3,7 gam ancol Y và một muối. Biết Y là đồng đẳng của X.
Tính m?
Xác định CTCT của A và B
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,74 gam chất X chứa các nguyện tố C, H ,O thu được 0,672 lít CO2 (đkc) và 0,54 gam H2O. Tỉ khối hơi của X đối với H2 bằng 37
Xác định CTPT và CTCT của X. Biết phản ứng với NaOH và có phản ứng tráng gương
b)Cho X tác dụng với H2 (xt là Ni) ta được chất Y. Cho axit cacboxylic Z tác dụng với Y (H2SO4 xt) ta thu được 1 số sản phẩm trong đó có sp P. Để đốt cháy hết 17.2g chất P cần dùng 14.56 lit O2 (dktc) và thu được CO2, hơi nước theo tỉ lệ thể tích là 7:4. Xác định công thức PT, viết CTCT của axit Z biết rằng CTĐG nhất của P cũng là CTPT , và 1 mol P pư vừa đủ với 2 mol NaOH. 
Bài 9: A là một este đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hơi A thu được 17,92 lít CO2 và 7,2 gam H2O. 
Xác định CTPT của A. Các khí đo ở đktc.
Xà phòng hóa hoàn toàn 2,72 gam A cần dùng 100 ml dung dịch KOH 0,4M. Xác định các CTCT có thể có của A và đọc tên các chất này, biết rằng A cho được phản ứng tráng gương. Viết các phản ứng xảy ra. 
Bài 10: M là hỗn hợp của một rượu no A và axit hữu cơ đơn chức B, đều mạch hở. Đốt cháy 0,4 mol hỗn hợp M cần 30,24 lít O2 (ở đktc) và thu được 52,8 gam CO2 và 19,8 gam H2O. 
 Xác định CTPT và CTCT của A, B, biết rằng: 
Số nguyên tử cacbon trong A và B như nhau. 
Trong hỗn hợp M số mol của B lớn hơn số mol của A. 
 Lấy 0,4 mol hỗn hợp M, thêm một ít H2SO4 đặc làm xúc tác, rồi đun nóng một thời gian thì thu được 19,55 gam một este duy nhất. Tính hiệu suất phản ứng este hóa.
2.2. Phản ứng thủy phân:
Bài 1: Một este (A) tạo bởi ankanoic và ankanol
a.Viết CTPT tổng quát và CTCT tổng quát của A
b.Xác định CTPT A biết A có chứa 9,09%H.
c.Xác định CTCT đúng và tên gọi A biết 0,1 mol A tác dụng dung dịch NaOH (đủ) tạo ra 8,2g muối natri
Bài 2: A là este tạo bởi axít no, đơn và ancol no, đơn
Tìm CTPT A biết dA/O2 = 2,3125
Đun 3,7g A với dung dịch NaOH dư thu được 4,1g muối. Tìm CTCT và gọi tên A
Bài 3: Một hỗn hợp gồm etyl axetat và etyl fomat. Muốn thủy phân 5,6g hỗn hợp trên cần 25,96ml dung dịch NaOH 10% (D=1,08g/ml). Xác định thành phần của hỗn hợp.
Bài 4: Phân tích 0,5g một este A thu được 0,89g CO2 và 0,36g H2O
Tìm CTĐGN của A
Tìm CTPT của A biết d A/kk = 2,55
Cho A tác dụng với NaOH cho một muối có khối lượng bằng 34/37 khối lượng A. Xác định CTCT, tên A
Bài 5: Chất hữu cơ A (C, H, O) có d A/N2 = 3,1428. Đốt cháy hoàn toàn 8,8g A thu được 8,96 l CO2 (đkc) và 7,2g H2O.
 a) Tìm CTPT A
 b) Lấy 13,2g A cho phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được 12,3g muối. Tìm CTCT A
 c) Lấy 15,84g A phản ứng với 200ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn. Tính khối lượng chất rắn này.
Bài 6: Thủy phân hoàn toàn 3g một este đơn chức (B) cần đúng 100ml dd NaOH 0,5M. 
	 a) Tìm CTPT của B
 b) Viết CTCT của B và gọi tên
Bài 7: Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4g este đơn (A) bởi dung dịch NaOH. Đem lượng muối hữu cơ sinh ra đun nóng với vôi tôi xút thu được 0,8g khí hữu cơ có V=1,12 lít (đkc). Tìm CTCT, tên A
Bài 8: Cho 3,52g este no, đơn (X) tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M thu được A và B. Đốt cháy hoàn toàn 0,6g B thu được 1,32g CO2 và 0,72g H2O và dB/H2 = 30. Tìm CTCT este X, A, B biết rằng B tác dụng CuO, to tạo andehit (giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Bài 9: Có 2 este no, đơn đồng phân của nhau. Xà phòng hoá 22,2g hỗn hợp trên cần 12g NaOH nguyên chất, muối sinh ra sau khi xà phòng hoá sấy khô cân nặng 21,8g
 a) Tìm CTPT, CTCT của 2 este
 b) Tính khối lượng mỗi este
Bài 10: Este X có tỉ khối với CO2 bằng 2. Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol X bằng 100ml dung dịch của một hidroxit kim loại kiềm MOH rối chưng cất thu được 9,8 gam chất rắn khan và 4,6 gam chất hữu cơ A. Viết các phương trình hóa học. Xác định kim loại kiềm và este
Bài 11: Đun sôi 13,4 gam hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, công thức phân tử hơn kém nhau 1 nhóm CH2 với 200ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thu được ancol X và 16,4 gam một muối Y. Cho toàn bộ ancol phản ứng với Na dư sinh ra 1,12 lít khí H2 (đkc). Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp
Bài 12: Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,22 gam hỗn hợp hai este đồng phân A và B cần dùng 30ml dd NaOH 1M. Khi đốt cháy hoàn toàn hai este đó thì thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích VCO2 : VH2O = 1:1 (đo ở cùng điều kiện). Hãy xác định CTCT và gọi tên A và B
Bài 13: Cho 11,1 gam một este đơn chức no mạch hở tác dụng vừa đủ với 150 ml dd NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, người ta thu được dd E.
Xác định CTPT và CTCT có thể có của este.
Cô cạn dd E thu được 12,3 gam muối khan. Xác định CTCT đúng và gọi tên este.
Lấy toàn bộ muối khan thu được ở trên nung với vôi tôi xút thấy có khí thoát ra. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
Bài 14: Hỗn hợp gồm hai este đơn chức là đồng phân của nhau. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất, 0,5 lít hơi X nặng gấp 2,75 lần 0,5 lít hơi ancol metylic. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam X bằng 200ml dung dịch KOH 1,25M (hiệu suất 100%) thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 23,8 gam chất rắn khan. Cho lượng chất rắn tác dụng với HCl dư thu được hỗn hợp hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
Xác định CTCT của các este
Tính thành phần phần trăm về số mol các este trong hỗn hợp
Bài 15: Đun nóng 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ B và C cùng nhóm chức với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được hỗn hợp muối natri của hai axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng D. Chất D phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho 1/10 lượng chất D phản ứng với Na thu được 33,6ml H2 (đkc). Tỉ khối hơi của D so với không khí bằng 2
Xác định CTCT cùa B, C và D
Tính thành phần phần trăm khối lượng các este trong A
Bài 16: Hỗn hợp X gồm axit cacboxylic đơn chức Y và este Z (phân tử các chất chỉ chứa C, H, O). Đun nóng m (g) hỗn hợp X với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được p (g) một ancol R và 24,4 (g) hỗn hợp rắn khan E gồm 2 chất có số mol bằng nhau. Cho p (g) ancol R tác dụng với Na dư thoát ra 0,56 (l) khí.Hiệu suất phản ứng là 100%, các khí đo ở đktc.
Xác định CTPT của rượu R và tính p. Biết trong R, % khối lượng C và H tương ứng bằng 52,17% và 13,04%.
Xác định CTCT của Y, Z. Tính giá trị của m.
Trộn đều 24,4 (g) hỗn hợp rắn khan E với CaO, sau đó nung nóng hỗn hợp, thu được V (l) khí G. Tính V.
Bài 17: Hỗn hợp E gồm một ancol đơn chức X, một axit cacboxylic đơn chức Y và một este Z tạo bởi X và Y. Lấy 0,13 mol hỗn hợp E cho phản ứng vừa đủ với 50 ml dd KOH 1M đun nóng, được p (g) ancol X. Hóa hơi p (g) X rồi dẫn vào ống đựng CuO nung nóng, thu được anđehit F. Cho toàn bộ F tác dụng hết với lượng dư Ag2O trong NH3 đun nóng thu được 43,2 (g) Ag.
Xác định CCT của X và tính p.
Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,13 mol hỗn hợp E bằng oxi thì thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 5,94 (g) H2O. Xác định CTCT của Y, Z và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp E. (H = 100%)
Bài 18: A là một chất hữu cơ chứa một loại nhóm chức. A tác dụng được với dung dịch kiềm, nhưng không tác dụng được với kim loại kiềm. Khi đốt cháy một thể tích hơi A, thì thu được 4 thể tích khí CO2 và 4 thể tích hơi nước. Các thể tích hơi, khí đều đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. 
Xác định CTPT của A. 
Viết các CTCT có thể có của A và đọc tên các chất này. 
Xác định CTCT đúng của A. Biết rằng A tác dụng với NaOH tạo B và C. Nếu cho C tác dụng tiếp với CuO thu được chất D. A, B, D đều cho được phản ứng tráng bạc. Viết các phản ứng xảy ra. 
Bài 19: X là một este (không tạp chức). Làm bay hơi hết 14,6 gam X thì thu được 2,24 lít hơi (ở đktc). Thực hiện phản ứng xà phòng hóa 4,38 gam X thì cần dùng 300 ml dung dịch KOH 0,2M. 
Xác định CTCT và tên của X, biết rằng X được tạo bởi axit hữu cơ đơn chức và rượu tạo nên X có mạch cacbon không phân nhánh và là rượu bậc 1. 
Viết công thức các đồng phân cùng chức của X. 
Bài 20: Cho 11,8 gam este A tác dụng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch B. Đem chưng cất dung dịch B, thu được 6,72 lít hơi một rượu (ở 136,5°C; 1atm) và 13,4 gam một muối. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối này, chỉ thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và m gam xôđa. 
Tính m. 
Xác định CTPT, CTCT của A. Đọc tên A. Tỉ khối hơi của A < 4,5. 
Bài 21: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este, cho sản phẩm cháy qua bình đựng P2O5 dư, khối lượng bình tăng 6,21 gam. Sau đó cho tiếp qua dd Ca(OH)2 dư thu được 34,5 gam kết tủa. Mặt khác, cho 6,825 gam hỗn hợp 2 este đó tác dụng vừa đủ với dd KOH, thu được 7,7 gam hỗn hợp 2 muối và 4,025 gam một rượu. Tìm CTPT và khối lượng mỗi este biết rằng khối lượng phân tử của 2 muối hơn kém nhau không quá 28 đvc.
Bài 22: Một hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức. Thủy phân hỗn hợp A bằng một lượng NaOH vừa đủ thu được 2 rượu no đơn chức có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvc và hỗn hợp 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp 2 rượu trên thu được 15,68 lít CO2.
Tìm CTPT và thành phần % số mol mỗi rượu trong hỗn hợp.
Cho hỗn hợp 2 muối trên tác dụng với một lượng H2SO4 loãng vừa đủ thu được hỗn hợp 2 axit hữu cơ no. Lấy 2,08 gam hỗn hợp 2 axit đó tác dụng với 100 ml dd Na2CO3 2M sau phản ứng lượng Na2CO3 dư tác dụng vừa đủ với 170 ml dd HCl 2M thì mới giải phóng hết CO2 ra khỏi dd.
Hãy xác định CTPT 2 axit, CTPT 2 este trong hỗn hợp A. Biết rằng số nguyên tử C trong phân tử este nhỏ hơn 6. Các thể tích khí đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 23: Lấy 1,22 gam este E (chỉ chứa C, H, O) phản ứng vừa đủ với 200 ml dd KOH 0,1M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được hơi nước và 2,16 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối này thu được 2,64 gam CO2, 0,54 gam H2O và a gam K2CO3. 
Tính a
Xác định CTPT, CTCT của E biết ME < 140 đvc.
Bài 24: Cho hỗn hợp A gồm 2 este có CTPT C4H8O2 và C3H6O2 tác dụng với NaOH dư thu được 6,14 gam hỗn hợp 2 muối và 3,68 gam rượu B duy nhất có tỷ khối hơi so với oxi là 1,4375.
Tính số gam mỗi chất trong A.
Đun toàn bộ lượng rượu B với dd H2SO4 đặc ở điều kiện thích hợp tạo thành chất hữu cơ C và tỷ khối hơi so với rượu B là 1,6087. Tính lượng C thu được nếu hiệu suất phản ứng là 80%. 
LIPIT
Bài 1: Hãy viết phương trình phản ứng của chất béo có CTCT như sau: 
Với dung dịch NaOH đun nóng
Với I2 dư
Với H2 dư có xúc tác Ni, ở nhiệt độ cao và áp suất cao
Bài 2: Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lý? Cho ví dụ minh họa
Bài 3: 
Vì sao các chất béo không tan trong nước mà tan trong dung môi hữu cơ không phân cực?
So sành nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của triglixerit chứa các gốc axit béo no và triglixerit chứa các gốc axit béo không no
Bài 4:
Tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hòa 14 gam chất béo đó cần 15ml dung dịch KOH 0,1M
Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam một chất béo có chỉ số axit là 5,6
Bài 5: Tính chỉ số xà phòng hóa của một chất béo, biết rằng khi xà phòng hóa hoàn toàn 1,5 gam chất béo đó cần 50ml dung dịch KOH 0,1M
Bài 6: Để xà phòng hóa 100 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg natrihidroxit. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng xà phòng thu được
PHẦN II: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
ESTE
Dạng 1: Lý thuyết
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tên este RCOOR’ gồm: tên gốc hiđrocacbon R’ + tên anion gốc axit (đuôi “at“).
B. Khi thay nguyên tử H ở nhóm –COOH của axit cacboxylic bằng gốc hiđrocacbon thì được este.
C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều và gọi là phản ứng xà phòng hoá.
D. Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C vì este có khối lượng phân tử nhỏ hơn.
Câu 2: Phản ứng thuỷ phân của este trong môi trường axit (1) và môi trường bazơ (2) khác nhau ở các điểm : a/ (1) thuận nghịch, còn (2) chỉ một chiều; b/ (1) tạo sản phẩm axit, còn (2) tạo sản phẩm muối; c/ (1) cần đun nóng, còn (2) không cần đun nóng. Nhận xét đúng là 
A. a, b.	B. a, b, c.	C. a, c.	D. b, c.
Câu 3: Este của glixerol với axit cacboxylic (RCOOH) được một số học sinh viết như sau: (1) (RCOO)3C3H5; (2) (RCOO)2C3H5(OH); (3) (HO)2C3H5OOCR; (4) (ROOC)2C3H5(OH); (5) C3H5(COOR)3. Công thức đã viết đúng là 
	A. chỉ có (1).	B. chỉ có (5). 	C. (1), (5), (4). 	D. (1), (2), (3).
Câu 4: Trong số các phản ứng có thể có của este gồm: (1) phản ứng trùng hợp; (2) phản ứng cộng; (3) phản ứng thuỷ phân; (4) phản ứng oxi hóa, phản ứng đặc trưng cho mọi este là 	
	A. (1)	B. (4). C. (3).	 D. (3) và (4).
Câu 5: Trong sơ đồ mối liên hệ giữa hiđrocacbon và dẫn xuất chứa oxi, ankan được đặt ở ô trung tâm vì
A. ankan tương đối trơ về mặt hoá học.
B. ankan có thể tách H2 tạo thành các hiđrocacbon không no và cộng O2 sinh ra dẫn xuất chứa oxi.
C. ngành công nghiệp hoá chất lấy dầu mỏ làm nền tảng. Từ ankan trong dầu mỏ người ta sản xuất ra các hiđrocacbon khác và các loại dẫn xuất của hiđrocacbon.
D. lí do khác. 
Câu 6: Công thức tổng quát của este tạo bởi axit đơn chức, no, mạch hở và ancol đơn chức, no, mạch hở có dạng.
	A. CnH2n+2O2 ( n ≥ 2)	B. CnH2nO2 (n ≥ 2)	C. CnH2nO2 ( n ≥ 3)	D. CnH2n-2O2 ( n ≥ 4)
Câu 7: Công thức tổng quát của este tạo bởi axit đơn chức, no, mạch hở và ancol bậc 3, đơn chức, không no có một liên kết đôi, mạch hở có dạng.
	A. CnH2n + 2O2 ( n ≥ 5)	B. CnH2n - 2O2 (n ≥ 6	C. CnH2n - 2O2 ( n ≥ 5)	D. CnH2nO2 ( n ≥ 6)
Câu 8: Công thức tổng quát của este tạo bởi axit hai chức, no, mạch hở và ancol hai chức, no, mạch hở có dạng.
	A. CnH2n O4 ( n ≥ 4)	B. CnH2n - 4O4 (n ≥ 4)	C. CnH2n - 2O4 ( n ≥ 4)	D. CnH2n - 4O2 ( n ≥ 4)
Câu 9:Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế etyl axetat?
	A.Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc.
	B.Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, ancol trắng và axit sunfuric đặc.
	C.Đun sôi hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.
	D.Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc
Câu 10: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:
	A. 5	B. 2	C. 4	D. 6	
Câu 11: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C5H10O2 là:
	A. 10	B. 9	C. 7	D. 5
Câu 12: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C7H6O2 là:
	A. 2	B. 1	C. 3	D. 5
Câu 13: Số đồng phân cấu tạo este ứng với công thức phân tử C4H6O2 là:
	A. 10	B. 9	C. 7	D. 5
Câu 14: Số đồng phân cấu tạo este ứng với công thức phân tử C5H8O2 là:
	A. 10	B. 15	C. 7	D. 5
Câu 15: Số đồng phân cấu tạo este ứng với công thức phân tử C8H8O2 là:
	A. 8	B. 6	C. 7	D. 5
Câu 16: Số đồng phân cấu tạo este ứng với công thức phân tử C9H8O2 là:
	A. 4	B. 6	C. 7	D. 5
Câu 17. Hãy cho biết có bao nhiêu chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử là C3H6O2? 
	A. 4 	B. 2 	C. 3 	D. 5 
Câu 18. Dầu chuối có tên gọi là iso amyl axetat được điều chế từ:
A. CH3COOH, CH3OH	B. (CH3)2CHCH2OH, CH3COOH
C. CH3COOH, C2H5OH	D. CH3COOH	, (CH3)2CH CH2CH2OH
Câu 19 Ứng với công thức phân tử C4H8O2, sẽ tồn tại các este với tên gọi : (1) etyl axetat; (2) metyl propionat; (3) metyl iso-propylonat; (4) propyl fomiat; (5) iso-propyl fomiat. Các tên gọi đúng ứng với este có thể có của công thức phân tử đã cho là
A. (1), (2), (4), (5).	B. (1), (3), (4), (5).	
C. (1), (2), (3), (4).	D. (2), (3), (4), (5).	
Câu 20: Tên gọi isoprpyl propionat ứng với công thức nào dưới đây:
A. CH3CH2COOCH(CH3)CH3	B. CH3CH2COOCH2CH2CH3
C. CH3CH2CH2COOCH(CH3)CH3	D. CH3CH2CH2COOCH2CH2CH3
Câu 21: Metyl Propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo :
 A. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3 C. C3H7COOH D. C2H5COOH
Câu 22: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là:
	A. etyl axetat	B. metyl propionat 
 C. metyl axetat	D. propyl axetat
Câu 23: Chất nào sau đây có tên gọi là vinyl axetat?
A. CH2=CH−COOCH

Tài liệu đính kèm:

  • docly_thuyet_va_bai_tap_este_lipit_hoa_hoc_12.doc