CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI BÀI 17: VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CẤU TẠO KIM LOẠI (TIẾT 26) I. VỊ TRÍ KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN: Nhóm IA (trừ H) và nhóm IIA,( nguyên tố s) . Nhóm IIIA ( trừ Bo) và môt phần nhóm IVA,VA,VIA (nguyên tố p.). Nhóm IB đến VIIIB (nguyên tố d ) : Kim loại chuyển tiếp. Họ Lantan và Actini ( nguyên tố f). II. CẤU TẠO: 1. Cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng ( 1, 2 hoặc 3e ) Thí dụ: 11 Na : [Ne] 3s1 ; 12 Mg: [Ne] 3s2 ; 13Al : [Ne] 3s23p1 Trong cùng chu kỳ: bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim Điện tích hạt nhân của kim loại nhỏ hơn điện tích hạt nhân của phi kim. Cụ thể : chu kỳ 3: 11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl bán kính nanomet 0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099 chú ý: 1nanomet = 10−9met 2. Liên kết kim loại: Là liên kết hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do. ----oOo------ BÀI 18: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI. ( TIẾT 27, 28, 29) I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ: 1. Tính chất vật lý chung: Trạng thái rắn ( trừ Hg), có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. a. Tính dẻo: Khi tác dụng một lực lên miếng kim loại, nó bị biến dạng. Do các cation kim loại trong mạng tinh thể trượt lên nhau nhờ lực hút tĩnh điện của các e tự do với các cation kim loại. Kim loại có tính dẻo giảm dần : Au, Ag, Al, Cu, Sn. b. Tính dẫn điện: khi nhiệt độ tăng, tính dẫn điện gỉảm do sự chuyển động của ion kim loại tăng làm cản trở sự chuyển động của dòng electron tự do. Khả năng dẫn điện giảm dần : Ag, Cu, Au, Al, Fe Quy ước độ dẫn điện của Hg = 1 thì độ dẫn điện của Ag = 49; Cu = 46; Au = 35,5; Al = 26. c. Tính dẫn nhiệt: kim loại điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt: Ag, Cu, Al, Fe d. Ánh kim : các e tự do trong kim loại phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được → kim loại có ánh kim. * Kết luận : Tính chất vật lý chung của kim loại do các e tự do trong kim loại gây ra. 2. Tính chất riêng: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng phụ thuộc vào độ bền của liên kết kim loại, nguyên tử khối, kiểu mạng tinh thể. a. Khối lượng riêng: ( D g/cm3) D< 5g/cm3 : kim loại nhẹ như Na, K, Mg, Al D>5g/cm3 : kim loại nặng như Fe, Zn, Pb, Cu, Ag, Hg Li có khối lượng riêng nhỏ nhất ( 0,5g/cm3), lớn nhất là Os ( 22,6g/cm3) b. Nhiệt độ nóng chảy: thấp nhất là Hg ( −39oC) , cao nhất là W ( 3410oC ) c. Tính cứng: mềm nhất là Cs (0,2) , cứng nhất là Cr (9) ( quy ước độ cứng của kim cương là 10) II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG: Đặc trưng : tính khử. Kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương kim loại. M → Mn+ + ne to to 1. Tác dụng với phi kim: kim loại khử phi kim thành ion âm to to Al + O2 → . . . . . . . . . . . Fe + Cl2 → . . . . . . . . . . to Fe + O2 → . . . . . . . . . . . Cu + Cl2 → . . . . . . . . . . Fe + S → . . . . . . . . . . . . Hg + S → . . . . . . . . . . 2. Tác dụng với axit: a. Với HCl và H2SO4 loãng: Kim loại trước H khử ion H+ (H3O+) thành H2 M + nH+ → Mn+ + n/2 H2 Kim loại có tính khử mạnh như K, Na sẽ gây nổ khi tiếp xúc với axit. Mg + HCl → . . . . . . . . . . . . . . . . . Al + H2SO4 → . . . . . . . . . . . . . . . . Fe + HCl → . . . . . . . . . . . . . . . . . . b. Với H2SO4 đặc nóng, HNO3: ( trừ Au và Pt) Tính oxi hóa là do N+5 và S+6 Kim loại khử N+5, S+6 xuống số oxi hóa thấp hơn Al, Fe bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội vì tạo màng oxit bền trên bề mặt kim loại không tan trong axit bảo vệ kim loại. NO2 ( màu nâu đỏ) NO ( không màu hóa nâu trong không khí) KL + HNO3 → muối + H2O + N2O ( không màu) ( KL có số OXH cao nhất) N2 ( không màu ) NH4NO3 ( muối tan ) Với kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag, Pb thì : HNO3đặc → NO2\ ; HNO3 loãng → NO Với kim loại có tính khử mạnh như Mg, Zn, Al.HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2, NH4NO3 Thông thường : HNO3 loãng → NO; HNO3đặc → NO2 KL + H2SO4 đặc nóng → muối + ( SO2, S, H2S ) + H2O (KL có số OXH cao nhất) Thông thường: H2SO4 đặc nóng SO2 Thí dụ: Cu + HNO3 đặc, nóng → . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cu + H2SO4 đặc, nóng → . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Fe + HNO3 loãng → .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Fe + H2SO4 đặc, nóng → . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mg + HNO3 loãng → . . . . . . . . . . . . .+ NH4NO3 + . . . . . . . . . . . . . . . 3. Tác dụng với nước a. Kim loại mạnh: nhóm IA và IIA ( trừ Be, Mg) khử nước ở nhiệt độ thường M + H2O → M(OH)n + n/2 H2 Thí dụ: Na + H2O → . . . . . . . . . . . . . . . . . Ca + H2O → . . . . . . . . . . . . . . . . . . b. Các kim loại có tính khử trung bình: Fe, Zn . . . khử được hơi nước ở nhiệt độ cao 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2↑ c. Các kim loại yếu như Cu,Ag, Au,Hg.. không khử được nước dù nhiệt độ cao 4. Tác dụng với dung dịch muối: Kim loại mạnh hơn có thể khử được kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do ( Các KL mạnh nhưng không khử được nước ) Thí dụ: Cho đinh sắt vào lọ chứa dung dịch CuSO4: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Pt ion thu gọn : Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu Hiện tượng : * màu xanh của dd nhạt dần và có Cu màu đỏ bám vào sắt do Fe khử Cu2+→Cu: Cu2+ + 2e → Cu * đinh sắt mòn dần do ion Cu2+ oxi hóa Fe → Fe2+ tan vào dung dịch Fe → Fe2+ + 2e * dung dịch trong cốc có màu lục nhạt ; MÀU CỦA Fe2+ III. DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI 1. Cặp oxi hóa khử của kim loại: Mn+ + ne M → Mn+/M Dạng oxi hóa dạng khử Thí dụ : Ag+ + . . . . . . . . . . Cu2+ + . . . . . . . . . . . Fe2+ + . . . . . . . . . . . Al3+ + . . . . . . . . . . . . . Vậy: Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa – khử của kim loại. Thí dụ: Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Fe2+/Fe; Al3+/Al là những cặp oxi hóa – khử 2. So sánh tính chất của các cặp oxi hóa – khử: Thí dụ 1: Cho đinh sắt vào dd CuSO4: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu Ngược lại, cho Cu vào dd FeSO4 : không phản ứng. Kết luận: Fe có tính khử mạnh hơn Cu Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+ . Thí dụ 2: Cho Cu vào dd AgNO3 : Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag Ngược lại, cho Ag vào dd CuSO4 : không phản ứng Kết luận: Tính khử : Cu > Ag Tính oxi hóa: Ag+ > Cu2+ . Từ 2 thí dụ trên, ta có : Tính khử : Fe > Cu > Ag Tính oxi hóa : Fe2+ < Cu2+ < Ag+ . 3. Dãy điện hóa của kim loại: Dãy điện hóa là dãy thứ tự các cặp oxi hóa – khử của kim loại xếp theo thứ tự tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần và tính khử của nguyên tử kim loại giảm dần. Tính oxi hóa của ion kim loại tăng K+ Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ Mn2+ Zn2+ Cr3+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ 2H+ Cu2+ Fe3+ Ag+ Hg2+ Pt2+ Au3+ │ │ │ │ │ │ │ │ │ │ │ │ │ │ │ │ │ │ │ K Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Ag Hg Pt Au Tính khử của nguyên tử kim loại giảm Cu Fe Cu2+ Fe2+ 4. Ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại: Dự đoán chiều phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa – khử theo quy tắc α (anpha): phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn Cu2+ + Fe → Fe2+ + Cu chất oxi hóa chất khử chất oxi hóa chất khử mạnh mạnh yếu yếu BÀI 22 : LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT KIM LOẠI (TIẾT 30) ----oOo----- BÀI 19 : HỢP KIM (TIẾT 31 ) I. KHÁI NIỆM: Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. Thí dụ: *Thép là hợp kim của Fe với C và 1 số nguyên tố khác. * Duyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.. II. TÍNH CHẤT: Phụ thuộc vào thành phần đơn chất tham gia cấu tạo mạng tin thể hợp kim. Tính chất hóa học tương tự như đơn chất tham gia tạo thành hợp kim’ Tính chất vật lý và tính chất cơ học khác nhiều so với tính chất của đơn chất. Thí dụ: * hợp kim không bị ăn mòn : Fe – Cr – Mn ( Thép inox) * hợp kim siêu cứng :W – Co , Co – Cr – W – Fe . * hợp kim nhẹ, cứng , bền : Al – Si , Al – Cu – Mn – Mg * hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn – Pb (nc 210oC), Bi – Pb – Sn (nc 65oC) III.ỨNG DỤNG: Hợp kim được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân: CN chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, tên lửa, ô tô cần hợp kim nhẹ, bền, chịu nhiệt độ cao và áp suất cao. CN dầu mỏ, hóa chất cần hợp kim có tính bền hóa học và cơ học cao. CN xây dựng, cầu cống cần hợp kim cứng, bền. Hợp kim không gỉ dùng chế tạo dụng cụ y tế, làm bếp. Hợp kim vàng với Ag, Cu ( vàng tây) đẹp và cứng dùng chế tạo đồ trang sức.. ---------oOo--------- BÀI 20 : ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI. ( TIẾT 32 +33) I. NGUYÊN TẮC: khử ion dương kim loại thành nguyên tử kim loại tự do. Mn+ + ne M II. PHƯƠNG PHÁP: 1. Phương pháp thủy luyện : Dùng điều chế kim loại có tính khử yếu. Dùng kim loại mạnh ( không khử nước) để khử ion kim loại trong dd muối. Kim loại + muối muối mới + kim loại mới Thí dụ: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Fe + Cu2+ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Phương pháp nhiệt luyện: dùng điều chế kim loại trung bình và yếu.( sau nhôm) to Dùng các chất khử như CO, H2, C, Al, KL kiềm, kiềm thổ để khử ion kim loại trong oxit kim loại ở nhiệt độ cao. to to to H2 + PbO . . . . . . . . . . . . . . ZnO + C . . . . . . . . . . . . . . . Fe2O3 + CO . . . . . . . . . . . . . Cr2O3 + Al . . . . . . . . . . . . . . . 3. Phương pháp điện phân: a. Khái niệm: Sụ điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi cho dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li b. Các quá trình oxi hóa –khử xảy ra ở điện cực: Ở catot ( −) xảy ra quá trình khử ( quá trình nhận electron) Al3+ H2O Mn2+ Pb2+ H+ Cu2+ , Fe3+, Ag+ , Hg2+ , Pt2+ , Au3+. không bị đp trong dd Thứ tự nhận electron tăng dần Mn+ + ne → M 2H+ + 2e → H2 2H2O + 2e → H2 + 2OH− Ở anot (+): xảy ra quá trình oxi hóa ( quá trình nhường electron) I− , Br− , Cl− , OH− , H2O , NO3− , CO3 2− , SO42− Khả năng nhường e tăng không bị oxi hóa 2Cl− → Cl2 + 2e 2OH− → ½ O2 + H2O + 2e 2H2O → ½ O2 + 2H+ + 2e c. Công thức Faraday: tính khối lượng sản phẩm tại các điện cực. m = AItnF với A: khối lượng mol nguyên tử của chất thu được I: cường độ dòng điện t: thời gian (s) n: số e trao đổi ( nhường hoặc nhận) F: Hằng số Faraday = 96500 d. Điều chế kim loại : Điện phân nóng chảy: dùng để điều chế kim loại hoạt động mạnh từ K → Al Điều chế kim loại IA: điện phân nóng chảy muối clorua hoặc hidroxit. Thí dụ: 1) điều chế Na bằng cách điện phân nóng chảy NaCl Catot (−) NaCl Anot ( +) Na+ Cl− đpnc Na+ + e → Na 2Cl− → Cl2 + 2e Ptđp : 2NaCl 2Na + Cl2 ↑ 2) điều chế K bằng cách điện phân nóng chảy KOH Catot (−) KOH Anot ( +) K+ OH− đpnc K+ + e → K 2OH− → ½ O2 + H2O + 2e Ptđp : 2 KOH 2 K + ½ O2 ↑ + H2O Điều chế kim loại IIA: điện phân nóng chảy muối clorua Thí dụ: điều chế Mg bằng cách điện phân nóng chảy MgCl2 Catot (−) MgCl2 Anot ( +) Mg2+ Cl− đpnc Mg2+ + 2e → Mg 2Cl− → Cl2 + 2e Ptđp : MgCl2 Mg + Cl2 ↑ đpnc đpnc Tổng quát: MXn M + n/2 X2 MOH M + ½ O2 + H2O Điều chế Nhôm: điện phân nóng chảy Al2O3 Catot (−) Al2O3 Anot ( +) Al3+ O2− đpnc Al3+ + 3e → Al 2O2− → O2 + 4e Ptđp : 2 Al2O3 4Al + 3O2↑ Điện phân dung dịch: Dùng để điều chế kim loại trung bình yếu (từ Mn → Au) bằng cách điện phân dung dịch muối clorua Thí dụ: 1. điện phân dung dịch CuSO4 để điều chế Cu. Catot (−) CuSO4 Anot ( +) Cu2+ , H2O H2O SO42−, H2O đpdd Cu2+ + 2e → Cu H2O → ½ O2 + 2H+ + 2e Ptđp : CuSO4 + H2O Cu + O2 + H2SO4 2. điện phân dung dịch PbCl2 để điều chế Pb: Catot (−) PbCl2 Anot ( +) . . . . . . . . . . H2O . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ptđp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tổng kết: Cách chọn phương pháp điều chế kim loại: Kim loại yếu: Thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân dung dịch muối Kim loại trung bình: ( từ Mn →Pb): Nhiệt luyện, điện phân dung dịch muối Kim loại mạnh ( trước Mn) : điện phân nóng chảy. -----------oOo-------------- ÔN TẬP HỌC KỲ 1 ( TIẾT 34,35) KIỂM TRA HỌC KỲ 1( TIẾT 36) BÀI 21 : ĂN MÒN KIM LOẠI ( TIẾT 37) I. KHÁI NIỆM: Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng các chất trong môi trường xung quanh.Hậu quả: kim loại bị oxi hóa thành ion dương. M → Mn+ + ne II. PHÂN LOẠI: Dựa vào cơ chế và môi trường, chia làm 2 loại ăn mòn: Ăn mòn hóa học , Ăn mòn điện hóa học. 1. Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa – khử, trong đó các electron của kim loai được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. to to Thí dụ: các bộ phận thiết bị lò đốt, hoặc thiết bị thường xuyên tiếp xúc với hơi nước, oxi to<570oC 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 3Fe + 2O2 → Fe3O4 3Fe + 4H2O Fe3O4 + H2 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 . * Đặc điểm: không phát sinh dòng điện, nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng nhanh. 2. Ăn mòn điện hóa học a. Khái niệm: Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương. b. Thí nghiệm: nhúng 2 lá kim loại Zn và Cu vào cốc dung dịch H2SO4 loãng. Hiện tượng: Zn bị hòa tan và bọt khí H2 thoát ra trên bề mặt Zn do kẽm bị ăn mòn hóa học: Zn + 2H+ → Zn2+ + H2 Nối 2 lá kim loại bằng môt dây dẫn mắc nối tiếp với 1 điện kế. Hiện tượng: kim điện kế lệch, bọt khí H2 thoát ra ở lá đồng, lá kẽm bị ăn mòn nhanh hơn.: Cực âm : (Zn) anot: Zn → Zn2+ + 2e Các electron di chuyển từ Zn sang Cu qua dây dẵn tạo dòng điện 1 chiều →kim điện kế lệch Cực dương (Cu) catot: ion H+ nhận e thành khí H2: 2H+ + 2e → H2 c. Điều kiện ăn mòn điện hóa học: Các điện cực phải khác nhau về bản chất: Cực âm ( anot) bị ăn mòn Cực dương ( catot) được bảo vệ * kim loại mạnh hơn. * kim loại yếu hơn ( Zn – Cu ) * kim loại * phi kim ( Fe – C ) * kim loại * hợp chất hóa học ( Fe – Fe3C) Các điện cực phải tiếp xúc nhau ( trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn ) Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li. d. Cơ chế ăn mòn: *Cực âm (anot) : xảy ra quá trình oxi hóa kim loại: M → Mn+ + ne * Cực dương(catot): xảy ra quá trình khử H+ (dd điện li là axit) hoặc khử nước có hòa tan O2 (dd điện li trung tính): 2H+ + 2e → H2 hoặc 2H2O + O2 + 4e → 4OH− e. Thí dụ: Cơ chế ăn mòn vật bằng gang trong không khí ẩm. Tại cực âm: Fe bị oxi hóa : Fe → Fe2+ + 2e Tại cực dương (C) : H2O bị khử : 2H2O + O2 + 4e → 4OH− Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hòa tan khí O2. Tại đây ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH− tạo gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2\O3.nH2O. III. CÁCH CHỐNG ĂN MÒN: 1. Phương pháp bảo vệ bề mặt: Phủ lên bề mặt 1 lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo hoặc tráng mạ bằng kim loại khác. Lớp bảo vệ phải bền vững với môi trường, và có cấu tạo đặc khít không cho không khí và nước thấm qua. 2. Phương pháp điện hóa: thí dụ: bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng cách gắn các tấm kẽm vào vỏ tàu. -----oOo------ BÀI 23 : LUYỆN TẬP: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI VÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ( TIẾT 38 + 39 ) BÀI 24 :THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT – ĐIỀU CHẾ - SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ( TIẾT 40 ) CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, nhóm nào sau đây chỉ gồm toàn kim loại: A. Nhóm IA ( trừ hidro ) B. Nhóm IA ( trừ hidro ) và IIA C. Nhóm IA ( trừ hidro ), IIA và IIIA D. Nhóm IA ( trừ hidro ), IIA, IIIA và IVA. Câu 2: Các nguyên tử kim loại liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết: A. Ion . B. Cộng hoá trị. C. Kim loại . D. Kim loại và cộng hoá trị. Câu 3: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại ? A. 1s22s22p63s23p4. B. 1s22s22p63s23p5. C. 1s22s22p63s1 . D. 1s22s22p6. Câu 4: Kim loại có các tính chất vật lý chung là: A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim. B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim . C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi. D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng. Câu 5: Các tính chất vật lý chung của kim loại gây ra do: A. Có nhiều kiểu mạng tinh thể kim loại. B. Trong kim loại có các electron hoá trị. C. Trong kim loại có các electron tự do . D. Các kim loại đều là chất rắn. Câu 6: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại A. Vàng. B. Bạc . C. Đồng. D. Nhôm. Câu 7: Kim loại dẻo nhất là: A. Vàng . B. Bạc. C. Chì. D. Đồng. Câu 8: Kim loại nào sau đâu mềm nhất trong các kim loại? A. Liti . B. Xesi. C. Natri . D. Kali . Câu 9: Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau tăng theo thứ tự: A.Cu < Al < Ag . B. Al < Ag < Cu . C. Al < Cu < Ag. D. Ag < Cu < Al . Câu 10: Trong số các kim loại: Nhôm, sắt, đồng, chì, crôm thì kim loại cứng nhất là: A. Crôm . B. Nhôm. C. Sắt. D. Đồng. Câu 11: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ? A. Vonfram. B. Sắt . C. Đồng . D. kẽm . Câu 12 : Kim loại nào sau đây nhẹ nhất ( có khối lượng riêng nhỏ nhất ) trong tất cả các kim loại ? A. Liti . B. Natri. C. Kali. D. Rubidi Câu 13: Tổng số các hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 . Nguyên tố đó là : A. bạc. B. đồng . C. Chì . D. sắt . Cho: Ag (Z = 47) ; Cu (Z= 29) ; Pb (Z = 82) ; Fe ( Z = 26) Câu 14: Một nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây ? A. Canxi. B. Bari. C. Nhôm . D. Sắt. Cho : Ca ( Z = 20) ; Ba (Z = 56) ; Al (Z = 13) ; Fe (Z = 26) Câu 15: Hoàn thành nội dung sau bằng cụm từ nào dưới đây ? Hầu hết kim loại đều có ánh kim, vì các ....... trong kim loại đã phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được. A. ion dương kim loại. B. electron tự do . C. mạng tinh thể kim loại. D. nguyên tử kim loại. Câu 16: Dãy nào chỉ gồm các kim loại nhẹ ? A. Li, Na, K, Mg, Al . B. Li, Na, Zn, Al, Ca. C. Li, K, Al, Ba, Cu. D.Cs, Li, Al, Mg, Hg. Câu 17: Trong các phản ứng hoá học, vai trò của kim loại và ion kim loại là: A. Đều là chất khử. B. Kim loại là chất oxi hoá, ion kim loại là chất khử. C. Kim loại là chất khử, ion kim loại là chất oxi hoá. D. Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử . Câu 18: Tính chất hoá học chung của ion kim loại Mn+ là: A. Tính khử. B. Tính oxi hoá . C. Tính khử và tính oxi hoá. D. Tính hoạt động mạnh. Câu 19: Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II) : A. S. B. Cl2 . C. Dung dịch HNO3 . D. O2 . Câu 20: Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl thì các chất đều bị tan hết là: A. Cu, Ag, Fe . B. Al, Fe, Ag . C. Cu, Al, Fe. D. CuO, Al, Fe . Câu 21: Hoà tan kim loại M vào dung dịch HNO3 loãng không thấy khí thoát ra. Kim loại M là: A. Cu B. Pb C. Mg. D. Ag Câu 22: Nhóm kim loại không tan trong cả axit HNO3đ nóng và axit H2SO4đ nóng là: A. Pt, Au. B. Cu, Pb . C. Ag, Pt . D. Ag, Pt, Au . Câu 23: Trường hợp không xảy ra phản ứng là: A. Fe + (dd) CuSO4 B. Cu + (dd) HCl . C. Cu + (dd) HNO3 D. Cu + (dd) Fe2(SO4)3 Câu 24: Cho cùng một số ba kim loại X, Y, Z ( có hoá trị theo thứ tự là 1, 2, 3) lần lượt phản ứng hết với HNO3 loãng tạo thành khí NO duy nhất. Kim loại tạo thành khí NO nhiều nhất là: A. X B. Y C. Z D) không xác định được. Câu 25: Cho dung dịch CuSO4 chảy chậm qua lớp mạt sắt rồi chảy vào một bình thuỷ tinh, hiện tượng không đúng là: A. Dung dịch trong bình thuỷ tinh có màu vàng . B. Lượng mạt sắt giảm dần. C. Kim loại đồng màu đỏ bám trên mạt sắt. D. Dung dịch trong bình thuỷ tinh có màu lục nhạt. Câu 26: Có 3 ống nghiệm đựng3 dung dịch: Cu(NO3)2; Pb(NO3)2; Zn(NO3)2 được đánh số theo thứ tự ống là 1, 2, 3. Nhúng 3 lá kẽm( giống hệt nhau) X, Y, Z vào 3 ống thì khối lượng mỗi lá kẽm sẽ: A. X tăng, Y giảm, Z không đổi. B. X g
Tài liệu đính kèm: