Luyện ôn thi THPT quốc gia Sinh học lớp 12 (Bài 1 đến 4)

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện ôn thi THPT quốc gia Sinh học lớp 12 (Bài 1 đến 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện ôn thi THPT quốc gia Sinh học lớp 12 (Bài 1 đến 4)
CHƯƠNG I – SH12CB – BÀI 1-4
Câu 1: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac
A. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản sự phiên mã.
B. Enzym ADN pôlimeraza bám vào vùng khởi động và khởi đầu phiên mã.
C. Gen điều hòa A mang thông tin cho quá trình tổng hợp protein ức chế.
D. Gen cấu trúc Y mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin điều hòa. 
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
1. người bị bạch tạng có da trắng , tóc trắng, mắt hồng.
2. các tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc ADN khi ADN tái bản.	
3. biến đổi thường, nhưng không phải luôn có lợi cho sự phát triển của cơ thể mang nó
4. Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch 
5. Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể
A. 1,2,4,5. B. 1,3,4,5 C. 2,3,4,5. D. 1,2,3. 
Câu 3: Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây,dạng đột biến nào là đột biến gen:
 I. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể(NST); II. Mất 1 cặp nuclêôtít; 
III. Trao đổi chéo trong giảm phân; IV. Thay 1 cặp nuclêôtít; V. Đảo đoạn NST; 
VI. Thêm 1 cặp nuclêôtít; VII. Mất 1 đoạn NST 
A. II, IV, VI B. I, II, III, IV,VI C. II, III, V,VI D. I, V, VII
Câu 4: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
1. sức đề kháng của từng cơ thể.	2. điều kiện sống của sinh vật.
3. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.	
4. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
5. do NST bị chấn đoạn cơ học. 
Số phát biểu đúng là:A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 5: Sự điều hoà đối với ôperon lac ở E . Coli được khái quát là
1. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng.
2. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế.
3. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế .
4. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế
5. Chất cảm ứng lactôzơ tương tác với chất ức chế gây biến đổi cấu hình của chất ức chế
Số phát biểu đúng A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 1: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli, thành phần nào là nơi ARN polymeraza bám vào và khởi đầu quá trình phiên mã
A. Vùng vận hành (P). B. Gen điều hòa (R). C. Vùng khởi động (O).
D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A). 
Câu 2: Gen ban đầu có chứa Guanin dạng hiếm (G*) sau quá trình nhân đôi đã tạo nên đột biến:
A. G-X → A-T. 	B. X-G → A-T. C. X-G → G-X D. G-X → T-A.
Câu 3: Đột biến thay thế Nucleotit tại vị trí thứ 3 ở bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc sẽ gây hậu quả nghiệm trọng nhất?
A. 5’...XAT...3’. B. 5’...TAX...3’. C. 5’...TTA...3’. D. 5’...AUG...3’.
Câu 4: Những Phát biểu nào sau đây đúng
1. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách liên kết vào vùng vận hành.	
2. Prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ.
3. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất xúc tác
4. Khởi đầu của một opêron là một trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là vùng vận hành.	
5. trong cơ chế điều hòa hoạt của gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là tổng hợp protein ức chế.
6. Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với prôtêin ức chế.
A. (1), (2), (5) B. (2), (3), (5) C. (1), (2), (4) D. (2), (4), (5)
Câu 5: Số phát biểu đúng
1. Trong các dạng đột biến gen, dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng.	
2. Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
3. Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
4. Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
5. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
A. 4 	B. 3 	C. 2 D. 5 
Câu 1: Nội dung nào phản ánh đúng tính thoái hóa của mã di truyền?
A. Mỗi axit amin chỉ được mã hóa bởi một bộ ba.
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
C. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin.
D. Nhiều axit amin khác nhau được mã hóa bởi 1 bộ ba.
Câu 2: Đặc điểm khác biệt giữa cấu tạo của ADN với cấu tạo tARN là
(1) ADN có cấu tạo 2 mạch còn tARN có cấu trúc 1 mạch.
(2) ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn tARN thì không có.
(3) Đơn phân của ADN có đường và thành phần ba zơ khác với đơn phân tARN.
(4) ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn tARN
Phương án đúng là A. 1,2,3	B. 1,2,4	C. 1,3,4	D. 1,2,3,4
Câu 3: Một phân tử mARN nhân tạo có 3 loại nucleotit( A,U,G). Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại bộ ba mã hóa axit amin?A. 27	B. 24	C. 8	D. 9
Câu 4: Một gen của sinh vật nhân sơ thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, các gen con thực hiện phiên mã 2 lần, trên mỗi mARN có 5 ribôxôm trượt qua không lặp lại. Kết thúc quá trình dịch mã có bao nhiêu chuỗi polipetit được tạo thành ?
A. 15	B. 40	C. 80 	D. 30 
Câu 5: Một gen có chiều dài 0,408micromet. Trong đó mạch một của gen cóT=420 và X=30% số nucleotit của mạch. Gen có số liên kết hydro giữa A và T bằng số liên kết hydro giữa G và X. Quá trình phiên mã cần được môi trường cung cấp 900 nucleotit loại A. Hãy xác định mạch gốc và số lần phiên mã của gen trên? 
A. Mạch 2 là mạch gốc và phiên mã 2 lần B. Mạch 2 là mạch gốc và phiên mã 3 lần 
C. Mạch 1 là mạch gốc và phiên mã 2 lần D. Mạch 1 là mạch gốc và phiên mã 3 lần
Câu 1: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở tế bào nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là :
A. Tạo ra chất cảm ứng lactôzơ tác dụng lên nhóm gen cấu trúc Z,Y,A .
B. Quy định tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
C. Tổng hợp enzim ARN polimeraza điều hòa họat động gen.
D. Tạo ra enzim điều hòa hoạt động operon Lac.
Câu 2: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về đột biến điểm:
A. Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.
B. Đột biến điểm là những biến đổi tại một điểm trong gen.
C. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại .	
D. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
Câu 3: Có một trình tự ARN {5`-AUG GGG XAU UUU UGX -3`} mã hoá cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Sự thay thế nu nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn lại 4 axit amin ?
A. Thay thế A ở vị trí thứ 1 bằng X. B. Thay thế X ở vị trí thứ 15 bằng A.
C. Thay thế G ở vị trí thứ 6 bằng A. D. Thay thế U ở vị trí thứ 12 bằng A.
Câu 4: Nếu một alen đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong quá trình giảm phân thì alen đó:
A. được tổ hợp với alen trội tạo ra thể đột biến.
B. không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình.
C. có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối.
D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết.
Câu 5 : Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2 Angstron và mất 8 liên kết hiđrô. Khi 2 gen đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nu mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là:
A. A = T = 8 ; G = X = 16	B. A = T = 16 ; G = X = 8	
C. A = T = 7 ; G = X = 14	D. A = T = 14 ; G = X = 7 
Câu 1.Nội dung nào sau đây nêu đặc điểm mã di truyền:
(1) Trong ADN có 4 loại nucleotit khác nhau và mã di truyền là mã bộ 3 nên sẽ có 43 = 64 mã bộ 3 khác nhau.
(2) Có nhiều mã bộ 3 khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin.
(3) Mỗi mã bộ 3 có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin khác nhau.
(4) Mã di truyền đọc liên tục trên mạch gốc của gen từ 5’ à 3’.
(5) Trình tự các nuclêôtit trong ADN qui định trình tự các loại axit amin trong phân tử prôtêin.
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (5) D. (1), (3), (5) 
Câu 2.Có bao nhiêu nội dung sau đây phù hợp về hoạt động phiên mã trong nhân tế bào ?	
(1) Truyền thông tin di truyền từ trong ra ngoài nhân	 
(2) Tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN
(3) Quá trình tổng hợp mARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN
(4) Quá trình tổng hợp các loại ARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN
(5) Quá trình tổng hợp các loại ARN ribôxôm từ thông tin di truyền chứa trong ADN
(6) Tổng hợp các mARN, tARN, rARN tham gia vào quá trình dịch mã
(7) Một gen có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu của tế bào
(8) Cả hai mạch của gen đều tham gia vào quá trình phiên mã
A. 6 B. 4 C. 3 D. 2 
Câu 3.Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA  5’. Có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa axit amin này thành codon mã hóa aixt amin khác ? A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 4.Một đoạn phân tử ADN có 282 cặp A - T và 546 cặp G - X. Giả sử đoạn ADN trên tiến hành phiên mã và giải mã tổng hợp một chuỗi polypeptit sẽ có bao nhiêu axit amin tham gia dịch mã ?A. 551 B. 275 C. 274 D. 550 
Câu 5.Với 3 loại nuclêotit là A, T và X, có thể hình thành bao nhiêu loại bộ ba (triplet) mã hóa cho các axit amin ? A. 6	B. 9	C. 24 D. 27	
Câu 1: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở bào quan nào trong tế bào ?
A. Nhân.	B. Mạng lưới nội chất.	C. Bộ máy gôngi.	D. Ribôxôm.
Câu 2: Cho một số phát biểu sau:
(1) Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
(2) Đơn phân cấu tạo nên ARN là A,T,G,X.
(3) Phân tử mARN có cấu trúc mạch kép (trừ một số ARN của virút).
(4) Nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
(5) Một trong các bộ ba kết thúc là UAA.
Có bao nhiêu phát biểu đúng ?A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 3: Sự tổng hợp ARN được thực hiện
A. Theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen.
B. Theo nguyên tắc bảo tồn chỉ trên một mạch của gen.
C. Theo nguyên tắc bán bảo tồn trên hai mạch của gen.
D. Theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen.
Câu 4: Một đoạn ADN có tổng số 39000 liên kết hidrô và có Ađênin chiếm 20%. Đoạn ADN này có
A. 3000 nuclêôtít.	B. 9000 Guanin.	C. Chiều dài là 5100 A0.	D. 600 Ađênin.
Câu 5: Một gen có chiều dài 0,306 μm và có tích số hai loại nuclêôtít không bổ sung là 4% (với A > G). Gen này tiến hành nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit từng loại môi trường nội bào cần cung cấp là
A. A = T = 5040 ; G = X = 1260	B. A = T = 5760 ; G = X = 1440
C. A = T = 1260 ; G = X = 5040	D. A = T = 1440 ; G = X = 5760
Câu 1. Cho trình tự các Nucleotit của các bộ ba trên mARN như sau:
	1 5’AAU3’ 2. 5’AUG3’ 3. 3’AAU5’ 4. 5’UGA3’ 5. 3’XXX5’ 6. 5’AUA3’
Trình tự các nucleotit của bộ ba kết thúc là: A. 1, 2 B. 3, 4 	C. 4, 5 	D. 4, 6
Câu 2.I.1.1. Trên mộtđoạn mạch ADN có trình tự các nucleotit như sau: 
3’ ...ATG GXT XAX XGX ...5’
Dưa vào nguyên tắc bổ sung hãy xác định trình tự các Nucleotit của mạch còn lại trên ADN:
A. 3’ ...ATG GXT XAX XGX ...5’ B. 5’ ...ATG GXT XAX XGX ...3’
C. 5’ ...TAX XGA GTG GXG ...3’ D. 3’ ...TAX XGA GTG GXG ...5’
Câu 3. Dựa vào hình ảnh bên dưới, một số nhận xét được đưa ra như sau:
ARN polymeraza.
Enzim ADN ligaza nối các đoạn okazaki hình thành thành mạch polynucleotit 
Enzim ADN polymeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN
 Enzim helicaza tách hai mạch đơn của ADN
Mạch khuôn có chiều 3’ -5’ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’
 Có bao nhiêu nhận xét đúng với quá trình tái bản AND ở sinh vật A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Nguyên tắc bổ sung trong nhân đôi ADN có tác dụng:
A. đảm bảo sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN để duy trì tính đặc trưng và ổn định qua các thế hệ.
B. sao chép lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính đặc trưng qua các thế hệ.
C. sao chép lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ.
D. sao chép lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và góp phần tạo nên hiện tượng biến dị tổ hợp.
Câu 5.Một đoạn mạch gốc của gen chỉ có 2 loại nu A và G với tỉ lệ A/G = 4. Tỉ lệ bộ ba mã hóa AAG
A. 16/125	B. 48/125	C. 4/125	D. 12/125
Câu 6.Từ tỷ lệ phần trăm bazơ ở các phân tử ADN dưới đây, nhận định đúng là 
 A G T X
 ADN 1 31 19 31 19
 ADN 2 17 28 31 24
 ADN 3 29 25 29 17
A. Phân tử 1 là mạch kép B. Phân tử 1 và 3 là mạch kép
C. Phân tử 2 và 3 là mạch kép D. Phân tử 1 và 2 là mạch đơn
Câu 7.Gen có KLPT là 9.105 đvC, trên mạch 1 của gen có A = 10% và bằng 1/2 số Nu loại Timin của mạch. Nếu gen này nhân đôi 3 lần thì số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho gen này là bao nhiêu 
A.ATD = TTD = 3150, XTD = GTD = 7550	B.ATD = TTD = 3450, XTD = GTD = 7550
C.ATD = TTD = 3050, XTD = GTD = 7050	D.ATD = TTD = 3150, XTD = GTD = 7350
Câu 8. Xét đoạn mARN và đoạn polypeptit tương ứng như sau:
mARN ......... AUG AXU GXX AAA UXG UGG AXU..........
Polypeptit ......Met - Thr - Ala - Lys – Ser – Trp – Thr ...........
Dựa vào sơ đồ trên, mã di truyền thể hiện đặc điểm nào?
A.Tính phổ biến 	B.Tính thoái hóa C. Tính đặc hiệu D.Tính liên tục
Câu 9.Chọn phương án đúng khi nói về vai trò các loại enzim trong nhân đôi ADN
Tên enzim
Vai trò của enzim
1. ADN ligaza
a. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN
2. ADN polymeraza
b. Nối các đoạn okazaki hình thành thành mạch polynucleotit liên tục
3. ARN polymeraza
c.Làm gen tháo xoắn và tổng hợp mARN theo nguyên tắc bổ sung.
4. Enzim tháo xoắn
d. Làm hai mạch đơn của ADN tách nhau tạo chạc chữ Y
Chọn phương án đúng khi nói về vai trò các loại enzim trong nhân đôi ADN
A. 4 - d, 3 - a, 1 - b	B. 2 - b, 3 - a, 4 – c C. 1 - b, 2 - a, 4 - d	D. 1 - b, 2 - a, 4 - c
Câu 10.Có bao nhiêu đáp án đúng với quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân thực khác nhân sơ:
1. Phân tử ADN mạch dài, hở 2 đầu. Sau mỗi lần sao chép, phần đầu mút của phân tử ADN bị ngắn lại. 
2. Thời gian dài hơn (thường khoảng 6 – 8 giờ), trong khi ở nhân sơ thường ngắn hơn (ở E.coli là 40 phút).
3. Có nhiều điểm khởi đầu sao chép, các điểm này cách nhau khoảng 20.000 cặp nuclêôtit.
4. Tốc độ sao chép ADN ở nhân thực đạt khoảng 10 – 100 nuclêôtit/giây, thấp hơn so với tốc độ sao chép ADN ở nhân sơ (khoảng 1500 nuclêôtit/giây).
5. Quá trình sao chép ADN chỉ diễn ra pha S của chu trình tế bào, diễn ra trong tế bào chất.
A. 2 B. 3 	C. 4 	D. 5
Câu1.: Mạch gốc của một đoạn gen có trình tự như sau: 3’  TATGGGXATGTAATGGGX  5’. Xác định trình tự Nucleotit của mARN được phiên mã từ mạch trên:
A. 3’  ATAXXXGTAXATTAXXXG  5’
B. 5’  ATAXXXGTAXATTAXXXG  3’
C. 3’  AUAXXXGUAXAUUAXXXG  5’
D. 5’  AUAXXXGUAXAUUAXXXG  3’
Câu 2.: Phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?
A. mARN sau khi phiên mã được sử dụng trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein.
 B. mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối exon lại tạo thành mARN trưởng thành mới làm khuôn tổng hợp protein.
 C. mAR N sau phiên mã được cắt bỏ exon, nối intron lại tạo thành mARN trưởng thành mới làm khuôn tổng hợp protein.
 D. mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối exon lại tạo thành ARN trưởng thành mới làm khuôn tổng hợp protein.
Câu 3.: Phân tử tARN mang axit amin mở đầu (Met) có bộ ba đối mã là:
A. 5’  UAX 3’ B. 3’  UAX 5’	 C. 3’  UAG 5’	 	D. 5’  UAG 3’
Câu 4.: Phân tử axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã?
 A. ADN	B. mARN	C. tARN	D. rARN
Câu 5.: Đột biến điểm là đột biến trong cấu trúc của gen liên quan đến:
 A. Một số cặp nuclêôtit của gen.	B. Một hoặc một số cặp nuclêôtit của gen.
 C. Một cặp nuclêôtit của gen.	 	D. Một và một số cặp nuclêôtit của gen.
Câu 6.: Sơ đồ nào sau đây thể hiện cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền?
A. ADN à mARN à protein à tính trạng B. ADN à tARN à protein à tính trạng
ADN à rARN à protein à tính trạng ADN à ARN à protein à tính trạng
Câu 7.: Cho các bộ ba mã hóa các axit amin như sau: AUG: Met; UGU: Cys; XGU: Arg; AGU: Ser; XXG: Pro; GXU: Ala. Chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau: Met – Arg – Arg – Ser - Pro – Ala... Nếu đột biến cặp G – X ở vị trí số 4 bằng cặp A – T thì chuỗi pôlipeptit do gen chỉ huy tổng hợp có trình tự axit amin tương ứng là 
A. Met – Arg – Arg – Ser – Pro – Ala...	B. Met – Cys – Arg – Ser – Pro – Ala...
C. Met – Arg – Cys – Ser – Pro – Ala...	D. Met – Cys – Cys – Ser – Pro – Ala...
Câu 8. Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ.
A. Enzim ARN – polimeraza trượt dọc trên mạch 3’-5’ của gen để tổng hợp mạch mới có chiều 5’ - 3’.
B. Enzim ARN – polimeraza trượt dọc trên mạch 5’- 3’ của gen để tổng hợp mạch mới có chiều 5’ - 3’.
C. Enzim ARN – polimeraza trượt dọc trên mạch gốc 3’- 5’của gen để tổng hợp mạch mới có chiều 3’ - 5’.
D. Enzim ARN – polimeraza trượt dọc trên mạch 5’-3’ của gen để tổng hợp mạch mới có chiều 3’ - 5’.
Câu 9. Những thông tin nào sau đây là đúng khi nói về các loại axit 
A. Phân tử mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng; tARN có cấu trúc mạch đơn, vòng.
B. Mỗi loại tARN có nhiều lượt vận chuyển aa đến riboxom trong quá trình dịch mã
C. mARN, tARN, rARN được tổng hợp từ 1 gen cấu trúc, sau đó được biến đổi thành cấu trúc đặc trưng của mỗi loại.
D. Các loại ARN có cấu trúc mạch đơn nên có liên kết hidro giữa các nu bổ sung trên cùng một mạch.
Câu 10. Điều nào sau đây là đúng về quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực:
A. Phiên mã của sinh vật nhân sơ diễn ra trong nhân.
B. Phiên mã ở sinh vật nhân thực xảy ra ở tế bào chất.
C. Dịch mã ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân.
D. Dịch mã ở sinh vật nhân sơ diễn ra trong tế bào chất.
Câu 1.Mô hình cấu trúc Ôpêrôn Lac theo thứ tự gồm: 
A. Vùng khởi động, vùng vận hành, các gen cấu trúc.B. Gen điều hòa, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc. 
C. Vùng vận hành, vùng khởi động, các gen cấu trúc. D. Gen điều hòa, vùng khởi động , nhóm gen cấu trúc.
Câu 2.Trong môi trường không có đường lactôzơ, nếu vùng vận hành (O) của opêron Lac bị đột biến thì 
A. Nhóm gen cấu trúc vẫn tiến hành phiên mã và dịch mã 
B. Nhóm gen cấu trúc không phiên mã và dịch mã 
C. Gen đều hòa không phiên mã và dịch mã D. Enzim ARN- polymeraza không bám vào vùng khởi động.
Câu 3.Khi nói về cấu trúc, chức năng của các thành phần trong một Operon Lac, điều nào sau đây là đúng
A. Một Operon Lac gồm có vùng điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành và các gen cấu trúc.
B. Vùng khởi động là nơi để enzim ARN - polimeraza bám vào để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
C. Vùng vận hành là vùng điều khiển hoạt động phiên mã của các gen cấu trúc nhờ protein điều hòa.
D. Vùng vận hành nằm trước vùng khởi động là nơi để protein ức chế gắn vào ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
Câu 1.Bạn đang thí nghiệm với một sinh vật ngoại nhập và phát hiện ra operon sản xuất tơ là peron chịu cảm ứng. Operon đó gồm bốn vùng theo trình tự sau: Q R S T. Tuy nhiên, vị trí của gen chỉ huy (operator) và gen khởi động (promoter) còn chưa xác định được. Bạn thấy rằng gen ức chế định vị xa operon này. Được biết, cần có hai gen khác nhau cho việc sản xuất tơ. Những mất đoạn khác nhau của operon này đã được tách và lập bản đồ. Vị trí các mất đoạn đó như sau ( ///// = mất đoạn):
 Q	 R	 S	 T
 Mất đoạn
 ////////
 ////////////
 //////////
 ///////////////////
Mất đoạn 1 làm cho tơ được sản xuất ra liên tục; mất đoạn 2, 3, 4 làm cho tơ không được sản xuất ra. Vùng nào có thể chứa operator, vùng nào có thể chứa promoter?
A. Vùng Q chứa operator , vùng R, S, T chứa promoter.
B. Vùng R, S, T chứa operator, vùng Q chứa là promoter.
C. Cả bốn vùng đều không chứa promoter
 D. Mỗi vùng đều chứa operator và chứa promoter.
Câu 1.Câu nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen 
A. Đột biến thay thế thường làm thay đổi lớn cấu trúc chuỗi polipept

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen_on_thi_quoc_gia_2017_theo_huong_moi.doc