Luyện kĩ năng làm bài đọc hiểu môn Ngữ văn lớp 12

doc 30 trang Người đăng dothuong Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luyện kĩ năng làm bài đọc hiểu môn Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện kĩ năng làm bài đọc hiểu môn Ngữ văn lớp 12
LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN
II.Các dạng câu hỏi đọc hiểu thường gặp:
Trong đề thi, thường gặp 2 bài đọc hiểu với 8 câu hỏi theo các mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng (tổng điểm của 2 bài là 3 điểm).
1. Câu hỏi mức độ nhận biết: Đề thường yêu cầu học sinh căn cứ vào ngữ liệu để chỉ ra văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào, phương thức biểu đạt là gì? thao tác lập luận, phép tu từ về từ về câu, lỗi lập luận gì? xác định kiểu câu Các câu hỏi thường gặp là: 
a. Nhận diện về các phương thức biểu đạt:
*Ví dụ 1:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
 Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
(Dẫn theo Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông - Ngữ văn 12, tập 1, tr 200 , Nxb Giáo dục, 2013)
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
 ( Miêu tả)
*Ví dụ 2: “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.
Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút”
 (Nanomic.com.vn) 
- Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào? (Thuyết minh)
* Ví dụ 3: 
Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
 Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
	(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)
- Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là phương thức nào? ( Biểu cảm)
b. Nhận biết phong cách chức năng ngôn ngữ:
 “ Nhà di truyền học lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân từ nước bọt dính trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế bào.Sau đó, ông tiến hành động tác tương tự với một số tế bào máu của nghi phạm.Tiếp đến, DNA được chuẩn bị đặc biệt để tiến hành phân tích.Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền dòng điện qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống như mã vạch sọc ( giống như trên các sản phẩm chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một bóng đèn đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của nghi phạm sẽ đem ra so sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trên người của nạn nhân”.
 ( Nguồn : Le Ligueur, 27 tháng 5 năm 1998) 
* Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? 
(Phong cách ngôn ngữ khoa học).
c. Nhận biết về các biện pháp tu từ về từ và về câu:
Ví dụ: 
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong hơi thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu, xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm.
 ( “Chiếc lá đầu tiên” – Hoàng Nhuận Cầm )
- Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào?
d. Nhận biết các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác: 
Ví dụ: 
Đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi:
 “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” (Trích Vợ nhặt - Kim Lân) 
Chỉ ra những thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn? 
e. Nhận diện các phương thức trần thuật 
* Ví dụ1: "Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mối nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn : Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.
Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới."
Nêu phương thức trần thuật của đoạn văn? ( Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)
- Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.
Ví dụ 2 : "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
(Trích Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân)
Nêu phương thức trần thuật của đoạn văn? ( Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt).
Ví dụ 3: “Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ haiViệt ngóc dậ. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùmchắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện raCái cằm nhọn hoắt của anh Tánh nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lênViệt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút”
Nêu phương thức trần thuật của đoạn văn? (Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm)
f. Yêu cầu nhận biết các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản)
Ví dụ: Đọc kỹ đoạn văn sau và xác định các phép liên kết được sử dụng:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” . (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
( Trả lời: Các phép liên kết được sử dụng là:
- Phép lặp: “Trường học của chúng ta”
- Phép thế: “Muốn được như thế” thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước đó.)
g. Nhận diện các thao tác lập luận
Ví dụ: 
• Thao tác giải thích
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
• Thao tác chứng minh
“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,”
(Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết 
– Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014-)
• Thao tác lập luận phân tích	
“ Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. 
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.
( Bàn về việc đọc sách – Nguồn Internet)
2. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu: 
a.Câu hỏi thường yêu cầu xác định nội dung, chủ đề:
Ví dụ: 
(1) Dù mới ngày đầu mở cửa miễn phí chào hè 2015, Công viên nước Hồ Tây đã ngay lập tức trở thành tâm điểm chú ý của dư luận với nhiều điều đáng phê phán, đáng xấu hổ phía sau sự kiện mang tính cộng đồng.
(2) Đó là cảnh chen lấn xô đẩy rất phản cảm của người dân đến thụ hưởng hai chữ “miễn phí”.Nhiều người không ngại nguy hiểm, trèo tường, trèo rào sắt cố chạm chân tới cái ngưỡng miễn phí để thỏa sức vùng vẫy.
(3) Câu chuyện hỗn loạn, chen chân giành chỗ miễn phí không phải lần đầu xảy ra. Trước đó người dân đã từng chứng kiến những cảnh hỗn loạn không kém ở những tụ điểm mua hàng giảm giá, uống bia miễn phí. Dường như, cứ cái gì miễn phí là gắn liền với chen chúc, xô đẩy, thậm chí sẵn sàng giẫm đạp lên nhau để thỏa mãn sự thụ hưởng.
 (Theo http// www.doisongphapluat.vn 22-4-2015)
- Nêu những ý chính của đoạn trích trên?
b. Câu hỏi nêu bố cục, nội dung từng phần của văn bản:
Ví dụ:
“Cha mẹ, gia đình, nhà trường và cả xã hội đều muốn học sinh học giỏi và phát triển năng lực, sở trường nhưng trước hết phải học để làm người. Thực tế, có nhiều người có trình độ cao, thạc sĩ, tiến sĩ và rất nổi tiếng về chuyên môn nhưng vì đồng tiền hay một lý do nào đó mà phải vào vòng lao lý, hoặc cũng có người rất giỏi nhưng không biết chung sống nên phải đơn thân, độc mã vật lộn với cuộc đời
Chính vì vậy, Liên Hợp Quốc đã đưa ra bốn trụ cột cho việc học tập, đó là: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống và Học để tự hoàn thiện mình. Vấn đề này không phải hô khẩu hiệu mà mỗi nhà trường, mỗi thầy cô và mỗi người làm cha, làm mẹ hãy nghiệm lấy và có những ứng xử tốt nhất với con em mình. Để cho chúng lớn lên làm người xứng đáng và phát triển hết năng lực, khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi em. Mặt khác, học sinh tiểu học cần phải có thời gian vui chơi, hoạt động để phát triển phẩm chất, năng lực và hình thành nhân cách cho các em. Đây mới là điều cần thiết và vô cùng quan trọng.”
 ( Trích Báo Thanh Niên online - Thạc sĩ  Hồ Sỹ Anh )
- Văn bản trên Có mấy đoạn văn? Vì sao
b. Đặt nhan để cho văn bản:
Ví dụ: 
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc 
                                                                   (Nguồn:vietbao.vn ngày 9-5-2014)
- Đặt tiêu đề cho văn bản trên?
d. Nêu tác dụng của phép tu từ nào đó hoặc trích một phần văn bản yêu cầu học sinh thể hiện sự thông hiểu của nó.
Ví dụ1: 
“Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời
Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê.
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may”
 (Phạm Công Trứ)
- . Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: 
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê”?
Ví dụ 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
 Trên đường hành quân xa
 Dừng chân bên xóm nhỏ
 Tiếng gà ai nhảy ổ:
 “ Cục cục tác cục ta”
 Nghe xao động nắng trưa
 Nghe bàn chân đỡ mỏi 
 Nghe gọi về tuổi thơ 
 .
 Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêu Tổ quốc
 Vì xóm làng thân thuộc
 Bà ơi, cũng vì bà
 Vì tiếng gà cục tác
 Ổ trứng hồng tuổi thơ 
 ( Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh)
- Phân tích ngắn gọn giá trị của biện pháp nghệ thuật điệp từ có trong 
đoạn thơ?
3. Câu hỏi ở mức độ vận dụng: 
a. Yêu cầu trình bày trong một số dòng nhất định về ý kiến của bản thân liên quan đến chủ đề của văn bản:
Ví dụ: “Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.”
(Dẫn theo Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông - Ngữ văn 12, tập 1, tr 200 , Nxb Giáo dục, 2013)
- Theo anh/ chị, điều chưa kịp nói của sông Hương là điều gì? Hãy viết đoạn văn khoảng 10 dòng tưởng tượng về điều sông Hương sẽ nói với thành phố Huế.
b. Yêu cầu đưa ra ý kiến riêng của bản thân ngoài quan điểm của tác giả trong văn bản:
Ví dụ:
II/ Để làm tốt bài đọc hiểu:
1. Phân tích đề:
- Đọc kĩ văn bản, xác định số câu hỏi, số vế trong từng câu hỏi, mức điểm từng câu từng vế.
- Xác định sự liên quan giữa các câu hỏi vì nhiều câu sau liên quan đến gợi ý của câu trước.
2. Để làm tốt các dạng câu hỏi:
a. Chuẩn bị kiến thức để làm tốt câu hỏi biết của bài đọc hiểu:
Để làm tốt phần này, trước hết phải nắm vững kiến thức cơ bản: Nắm vững kiến thức cơ bản theo các cấp độ, học sinh sẽ có sự phân biệt sự khác nhau giữa chúng, Vì thực tế học sinh rất dễ nhầm câu đơn đặc biệt và câu đơn rút gọn, biện pháp tu từ về từ và biện pháp tu từ về câu, thành phần tình thái và cảm thái, phương thức biểu đạt và thao tác lập luận.Để làm tốt phần này, yêu cầu học sinh nắm chắc khái niệm và áp dụng, chỉ ra đúng theo yêu cầu đề bài.
* Kiến thức về từ:
- Phân loại từ:
Dựa vào cấu tạo:
+ Từ đơn: Một âm tiết, nhiều âm tiết
+ Dựa vào chức năng: danh từ, động từ, tính từ (chú ý cách kết hợp từ ngữ để xác định từ loại: vận động: danh từ + số từ; tính từ + rất, quá, lắm; động từ: bị, được)
+ Dựa vào nghĩa: đơn nghĩa, đa nghĩa
+ Dựa vào nguồn gốc: từ thuần Việt, từ Hán việt.
- Các biện pháp tu từ về từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, đối, nói giảm, nói quá, chơi chữ,
- Hiện tượng mở rộng nghĩa của từ; từ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ.
* Kiến thức về câu:
- Phân loại câu:
+ Dựa vào cấu tạo ngữ pháp: 
Câu đơn: Câu đơn 2 thành phần ;Câu đơn đặc biệt
Câu ghép: Gồm câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập.
+ Dựa vào mục đích nói:
Gồm: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn.
+ Dựa vào phương thức trần thuật: câu trực tiếp - câu gián tiếp
- Các biện pháp tu từ về câu: Lặp cấu trúc cú pháp, đảo trật tự cú pháp, chêm xen, điệp ngữ,.
- Các phép liên kết câu: 
+ Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
+ Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
+ Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước
* Đoạn văn:
- Cách triển khai đoạn văn: quy nạp, diễn dịch, xong hành, móc xích, tổng-phân-hợp.
- Liên kết đoạn: liên kết nội dung, hình thức.
* Văn bản:
- Phong cách ngôn ngữ văn bản:
+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốtTrao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân
 Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ
+ Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn) -Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)
+ Phong cách ngôn ngữ chính luận Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội. người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật -Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện
+ Phong cách ngôn ngữ khoa học Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu
+ Phong cách ngôn ngữ hành chính -Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội ( giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan)
- Phương thức biểu đạt:
+ Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc
+ Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người.
+ Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
+ Nghị luận: Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận
+ Thuyết minh: Trình bày đặ

Tài liệu đính kèm:

  • docON_THPT_QG.doc