Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2012-2013 môn thi : sinh học (chuyên)

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1171Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2012-2013 môn thi : sinh học (chuyên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2012-2013 môn thi : sinh học (chuyên)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi : SINH HỌC (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
Câu 1. (4.0 điểm)
a) Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN?
b) Gen B có 20% Ađênin và có số liên kết hyđrô là 3120 liên kết. Gen B đột biến thành gen b. Khi gen b tự sao 2 lần liên tiếp đã làm phá vỡ 9375 liên kết hyđrô, quá trình này cần 7212 nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào. 
b1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen B.
b2. Đột biến từ gen B thành gen b thuộc dạng nào của đột biến gen? Giải thích?
Câu 2. (3.0 điểm)
Ở cà chua (2n) gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định thân thấp. Trong một phép lai, người ta cho cây cà chua thân cao lai với cây cà chua thân thấp thu được F1.
	a) Đây là phép lai gì? Em hãy trình bày nội dung của phép lai đó?
	b) Viết sơ đồ lai từ P đến F1 có thể có cho mỗi trường hợp?
Cho biết gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong quá trình giảm phân tạo giao tử không có đột biến xảy ra.
Câu 3. (3.0 điểm) 
a) Thế nào là di truyền liên kết?
b) Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menden ở những điểm nào?
c) Điều kiện để xảy ra di truyền liên kết gen? Ở lúa nước có bộ nhiễm sắc thể 
2n = 24, hãy xác định số nhóm gen liên kết?
Câu 4. (4.0 điểm)
a) Trình bày các biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống? Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống?
b) Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? 
c) Ở một loài thực vật tự thụ phấn bắt buộc có kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 100% Aa. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen sau 3 thế hệ tự thụ phấn và rút ra nhận xét?
Câu 5. (3.0 điểm)
a) Thế nào là một hệ sinh thái? Các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh?
Cá mè trắng
Cá mè hoa
Giáp xác
Phytoplankton (thực vật phù du)
Cá mương,
Thòng đong,
Cân cấn
Cá quả
b) Lưới thức ăn trong một ao nuôi cá như sau:
Trong đó vật dữ đầu bảng có số lượng rất ít ỏi. Từ hiện trạng của ao, em hãy chỉ cho người nông dân nên áp dụng biện pháp sinh học nào đơn giản nhất nhưng có hiệu quả để nâng cao tổng giá trị sản phẩm trong ao?
Câu 6. (3.0 điểm)
	Cá rô phi ở nước ta bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 5,60C hoặc cao hơn 420C và sinh sống tốt nhất ở nhiệt độ 300C.
a) Đối với cá rô phi ở Việt Nam, các giá trị về nhiệt độ 5,60C; 420C; 300C gọi là nhiệt độ gì? Khoảng cách hai giá trị từ 5,60C đến 420C gọi là gì? Vẽ đồ thị về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi?
b) Cá chép sống ở nước ta có các giá trị nhiệt độ tương ứng 20C; 440C và 280C. So sánh hai loài cá rô phi và cá chép, loài nào có khả năng phân bố rộng hơn?
----------Hết----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
Chữ kí của giám thị 1:.
Chữ kí của giám thị 2:.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH PHÚ YÊN
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi : SINH HỌC (Chuyên)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Gồm có 4 trang)
I- Hướng dẫn chung:
1- Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án mà vẫn đúng thì cho đủ điểm từng phần như hướng dẫn quy định.
2- Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm hướng dẫn chấm phải bảo đảm không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất thực hiện trong Hội đồng chấm thi.
3- Điểm toàn bài thi không làm tròn số.
II- Đáp án và thang điểm:
Câu
Nội dung
Điểm
1a
Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN 
ARN
ADN
Chuỗi xoắn đơn
4 loại nu A,U,G,X
Kích thước và khối lượng nhỏ
Đường đêôxyribo
Chuỗi xoắn kép
4 loại nu A,T,G,X
Kích thước và khối lượng lớn
Đường ribo
1đ
1b1
Số nu mỗi loại của gen B
b1. N = 100%
 A= T = 20% => A = T = 20% x N = 1/5 x N
G = X = 30% => G = X = 3/10 x N
Liên kết H = 2A + 3G = 2/5 x N + 9/10 N = 3120 lk => N = 2400 nu 
A = T = 1/5 x N = 480 nu; G = X = 720 nu
Số nu mỗi loại của gen B: A = T = 480 nu; G = X = 720 nu (1) 
2đ
1b2
Số nu mỗi loại của gen b
(2A + 2G) (22 – 1) = 7212
	(2A + 3G) (22 – 1) = 3120
	è G = X = 721 nu; A = T = 481 nu (2) 
Từ (1) và (2) è đột biến thuộc dạng thêm 2 cặp nu: 1 cặp nu loại A=T và 1 cặp nu loại G=X.
1đ
2a
A: thân cao (trội hoàn toàn);	a: thân thấp (lặn)
P: thân cao x thân thấp
 Đây là phép lai giữa tính trạng trội với tính trạng lặn è đây là phép lai phân tích:
1đ
“ Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó là kiểu gen dị hợp.”
1đ
2b
Sơ đồ lai: 
- TH1: 	P. 	Aa (thân cao) 	x 	aa (thân thấp)
	G. 	½ A , ½ a	a 
	F1. 	½ Aa (thân cao); ½ aa(thân thấp)
- TH2:	P. 	AA (thân cao) 	x 	aa (thân thấp)
	G. 	A 	a 
	F1. 	100% Aa (thân cao)
1đ
3a
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
0.5đ
3b
* Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menden:
- Không chỉ một gen trên một NST mà có nhiều gen trên 1 NST, các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST
- Các gen không chỉ phân li độc lập mà còn có hiện tượng liên kết với nhau và hiện tượng liên kết gen mới là hiện tượng phổ biến. 
- Hiện tượng liên kết gen còn giải thích vì sao trong tự nhiên có những nhóm tính trạng luôn di truyền cùng nhau. 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
3c
	*Điều kiện để xảy ra di truyền liên kết gen: 
	- Các gen phải nằm cùng trên 1 NST
	- Các gen nằm gần nhau thì liên kết càng chặt chẽ.
	* Ta có 2n = 24 à n = 12. Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn bội của loài, vậy lúa nước có 12 nhóm gen liên kết. (0.5đ)
0.5đ
0.5đ
4a
 Các biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống: 
	- Ở thực vật có sức sống giảm, phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm, cây chết nhiều
	- Ở động vật thường gây ra sinh trưởng và phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non
0.5đ
 Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống: 
- Củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong muốn.
- Tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp.
	- Loại bỏ các gen có hại ra khỏi quần thể.
0.5đ
4b
* Hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là ưu thế lai. 
	* Không dùng F1 để làm giống vì ở đời sau kiểu gen sẽ phân li, làm giảm kiểu gen dị hợp tăng kiểu gen đồng hợp, trong đó kiểu hình có hại biểu hiện và làm giảm ưu thế lai. 
0.5đ
0.5đ
4c
Thế hệ
Tỉ lệ từng loại kiểu gen
Tỉ lệ
dị hợp %
Tỉ lệ
đồng hợp %
Ban đầu
Aa
100
0
Thế hệ I
25% AA
50% Aa
25% aa
50
50
Thế hệ II
37.5% AA
25% Aa
37.5% aa
25
75
Thế hệ III
43.75% AA
12.5% Aa
43.75% aa
12.5
87.5
Qua 3 thế hệ tự thụ phấn ta thấy tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần.
2đ
5a
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
1đ
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
	+ Các thành phần vô sinh như: đất, đá, nước, thảm mục
	+ Sinh vật sản xuất (thực vật)
	+ Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt
	+ Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm
1đ
5b
- Cá quả là cá dữ đầu bảng
- Cá mè trắng, mè hoa là cá có giá trị kinh tế cao
- Vì vậy biện pháp đơn giản nhất mà hiệu quả là thả thêm cá quả vào ao để tiêu diệt cá mương, thòng đong , cân cấn nhằm giải phóng giáp xác vì thế tăng thức ăn cho mè hoa.
1đ
6a
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
Điểm cực thuận
Điểm gây chết
Điểm gây chết
300C
5,60C
420C
t0C
Mức độ sinh trưởng
Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam
Giới hạn chịu đựng
2đ
6b
Giới hạn chịu đựng của cá rô phi là 36,40C của cá chép là 440C – 20C = 420C. Vì vậy, cá chép có khả năng phân bố rộng hơn cá rô phi
1đ
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_10_mon_sinh.doc