Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014-2015 môn sinh học thời gian làm bài 135 phút

doc 9 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1108Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014-2015 môn sinh học thời gian làm bài 135 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014-2015 môn sinh học thời gian làm bài 135 phút
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài 135 phút
ĐỀ BÀI.
I. Phần trắc nghiệm khách quan. ( mỗi ý trả lời đúng 0,5đ)
Câu 1: Tim hoạt động suốt ngáy mà không hề mệt mỏi là do?
Tim hoạt động có pha nghỉ ngơi.
Cơ tim có cấu trúc khác với các cơ khác.
Tim hoạt động ít hơn các cơ quan khác.
Đó là chức năng của cơ tim.
Câu 2: Động mạch có chức năng là?
Dẫn máu từ tim đi.
Dẫn máu về tim.
Tạo điều kiện trao đổi chất với tế bào.
Tạo điều kiện trao đổi chất với môi trường ngoài.
Câu 3: Đơn vị quan trọng nhất của 2 lá phổi là?
Phế quản.
Phế nang.
Khí quản.
Mao mạch máu.
Câu 4: Cơ thể có a cặp gen dị hơp thì tạo ra được số giao tử là?
0 giao tử.
a giao tử.
a2 giao tử.
a3 giao tử
Câu 5: Kiểu biến dị tổ hợp là cơ thể đời con giống?
Bố.
Mẹ.
Cả bố và mẹ.
Khác cả bố và mẹ.
Câu 6. Nhiễm sắc thể quan sát rõ nhất ỏ kì?
Đầu.
Giữa.
Sau.
Cuối.
Câu 7. Khi quan sát NST rõ nhất thì NST ở trạng thái?
Đơn bội.
Lưỡng bội.
Đơn.
Kép.
Câu 8. Một gen cấu trúc của prôtêin có số cặp nuclêôtit là?
< 600 cặp
600 đến 1500 cặp.
> 1500 cặp.
Còn tùy thuộc vào gen.
Câu 9. Gen có cấu tạo giống với?
AND.
ARN.
NST.
Prôtêin.
Câu 10. Đột biến gen cố mấy kiểu đột biến?
1
2
3
4
Câu 11. Đột biến NST cố mấy kiểu đột biến?
1
2
3
4
Câu 12. Phương pháp nghiên cứu di tuyền người có mấy phương pháp chính?
1
2
3
4
Câu 13. Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì cơ thể F2 có mấy kiểu tổ hợp?
1
2
3
4
Câu 14. Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản và phân li độc lập thì cơ thể F2 có mấy kiểu gen?
9
12
14
16
Câu 15 Cơ thể có kiểu gen AaBbDd trong đó cặp gen Ab và aB Liên kết gen thì tạo ra mấy loại giao tử?
4
3
2
1
Câu 16. Ở một loài sinh vật giao phối trong tế bào sôma 2n = 48 thì loài đó có mấy nhóm gen liên kết?
12
24
36
48
Câu 17. Tại kì sau của một tế bào ở người đang nguyên phân có số NST là?
23
46
92
184
Câu 18. Kì giữa của quá trình giảm phân 2 thì tế bào có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
2n
n
2n kép
n kép
Câu 19. Một đoạn ADN có 6000 nuclêôtit thì chiều dài của đoạn ADN là?
2040A0
5100A0
10200A0
12000A0
Câu 20. Trong một gen nào đó có số nuclêôtit loại A = 15% thì số nuclêôtit loại G bằng bao nhiêu?
15%
35%
45%
55%	
II. Phần tự luận:
A. Phần lý thuyết.
Câu 1. Phân biệt NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng? (2đ)
Câu 2. Nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit tương ứng có thể được nhận thấy trong những cấu trúc và cơ chế di truyền nào ? Giải thích (ngắn gọn). (1,5đ)
Câu 3. . Đột biến gen là gì?Nguyên nhân gây đột biến gen? Các dạng đột biến gen? Cơ chế điều kiện của đột biến gen? (1,5đ)
Câu 4: Cho sơ đồ phả hệ sau (1đ)
Nữ tóc đen
Nữ tóc nâu
Nam tóc nâu
Nam tóc đen
1 2 
3 4 5 
xác định tính trạng trội, lặn của màu tóc ở người?
xác định kiểu gen của mỗi cá thể (1,2,3,4,5) trong gia đình trên
B. Phần bài tập
Câu 5. Một gen tự nhân đôi liên tiếp 4 lần, môi trường nội bào phải cung cấp tất cả 36.000 nuclêôtit tự do, trong số này có 10.500 nuclêôtit tự do thuộc loại X.
1. Tính chiều dài của gen bằng micrômét.
2. Trên mạch khuôn (dùng làm khuôn mẫu để tổng hợp ARN) của gen, số lượng X = 25% số nuclêôtit của mạch. Tính số lượng từng loại nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào phải cung cấp khi gen sao mã 3 lần. Cho biết số lượng nuclêôtit loại A của cả gen được phân bố đều trên hai mạch đơn. (2đ)
Câu 6. Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (không có gen tương ứng trên Y). Một cặp cha mẹ, mà mẹ thì khỏe mạnh bình thường còn cha thì bị bệnh, sinh được một con trai mắc bệnh.
Con trai đã nhận gen bệnh từ cha hay mẹ ? Giải thích và minh họa bằng sơ đồ lai. (2đ)
ĐÁP ÁN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài 135 phút
I. Phần trắc nghiệm khách quan. ( mỗi ý trả lời đúng 0,5đ)
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
A
6
B
11
D
16
B
2
A
7
D
12
B
17
C
3
B
8
B
13
D
18
D
4
C
9
A
14
A
19
C
5
D
10
C
15
A
20
B
II. Phần tự luận:
Câu 1: (2đ)
NST thường
NST giới tính
Cấu tạo
- Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội (2n)
- Luôn sắp xếp thành những cặp tương đồng
- Giống nhau giữa các thể đực và cá thể cái trong loài.
- Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội (2n)
- Cặp XY là cặp không tương đồng
- Khác nhau giữa các thể đực và cá thể cái trong loài.
Chức năng
- Không quy định giới tính của cơ thể
- Chứa gen qui định tính trạng thường, không liên quan đến giới tính.
- Qui định giới tính
- Chứa gen qui định tính trạng có liên quan yếu tố giới tính.
Câu 2. (1,5 điểm)
* Trong cấu trúc của ADN :
	+ Các nuclêôtit tương ứng giữa hai mạch đơn của ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
+ A liên kết với T ; G liên kết với X.
* Trong cấu trúc của ARN vận chuyển:
	+ Các nuclêôtit tương ứng ở các đoạn ghép cặp trong cấu trúc của ARNvc liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
+ A liên kết với U ; G liên kết với X.
* Trong cơ chế tự sao (tự nhân đôi/tổng hợp ADN):
	+ Các nuclêôtit trong mạch (của ADN mẹ) dùng làm khuôn (để tổng hợp ADN con) liên kết với các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung.
+ Akhuôn liên kết với Ttự do ; Gkhuôn liên kết với Xtự do.
* Trong cơ chế sao mã (tổng hợp ARN):
	+ Các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN liên kết với các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung (để hình thành phân tử ARN).
	+ AADN liên kết với Utự do ; TADN liên kết với Atự do ; GADN liên kết với Xtự do ; XADN liên kết với Gtự do.
* Trong cơ chế giải mã (tổng hợp chuỗi axit amin/prôtêin):
	+ Các nuclêôtit (côđon) trên ARN thông tin sẽ liên kết với các nuclêôtit của đối mã (anticôđon) trên ARN vận chuyển theo nguyên tắc bổ sung.
+ AARNm liên kết với UARNt ; GARNm liên kết với XARNt.
Câu 3. (1,5 điểm)
- Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp Nucleotit tại 1 điểm nào đó của phân tử ADN 
* Các dạng : có 4 dạng
- Mất cặp Nuclêôtit.
- Thêm cặp Nuclêôtit
- Thay cặp cặp Nuclêôtit bằng cặp Nuclêôtit khác
- Đảo vị trí
*Nguyên nhân 
- Nguyên nhân bên ngoài : Ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài vật lý,hóa học
- Nguyên nhân bên trong : Do rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN dẫn đến ADN sao chép sai
* Cơ chế biểu hiện : (3 mức độ)
 - Nếu đột biến xảy ra trong giảm phân (đột biến giao tử ) Có khả năng di truyền bằng con đường sinh sản hữu tính 
- Đột biến tiền phôi: Qua quá trình hình thành giao tử di truyền bằng sinh sản hữu tính
- Đột biến Xô ma phát sinh trong 1 tế bào sinh dưỡng di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng
Câu 3: ( 1 điểm)
Bố mẹ tóc đen sinh ra con tóc nâu -> Tóc đen là tính trạng trội hoàn toàn so với tóc nâu:
Quy ước Gen A quy định tính trạng tóc đen
 Gen a quy định tính trạng tóc nâu
Mệ tóc đen sinh ra con trai đều tóc đen-> gen quy định màu tóc không nằm trên NST giới tính X
Mẹ tóc đen sinh ra con gái đều tóc nâu -> gen quy định màu tóc không nằm trên NST giới tính Y
Do đó gen quy định màu tóc nằm trên NST thường.
Người 4 tóc nâu co kiểu gen aa nhận 1a từ bố và 1a từ mẹ.
Do đó 1 và 2 có kiểu gen là Aa.
3,5 có kiểu gen AA hoặc Aa.
Câu 5. (2,0 điểm)
1. Chiều dài của gen: 
* (0,50) Tổng số nuclêôtit của gen (N) :
	N x (24 – 1) = 36.000 nuclêôtit.
	N = 36.000 / 15 = 2.400 nuclêotit.
	* (0,50) Chiều dài của gen :
	2.400 / 2 x 3,4 x 10–4 = 0,408mm.
2. Số lượng từng loại nuclêôtit tự do:
* (0,50) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen :
	X = G = 10.500 / (24 – 1) = 10.500 / 15 = 700 nuclêôtit.
	A = T = 2.400 / 2 – 700 = 500 nuclêôtit.
	* Số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch khuôn của gen (ký hiệu mạch 1) :
	X1 = 2.400 / 2 x 25% = 300 nuclêôtit.
	G1 = 700 – 300 = 400 nuclêôtit.
	A1 = T1 = 500 / 2 = 250 nuclêôtit.
*Số lượng từng loại nuclêôtit tự do khi sao mã :
	Gtự do = X1 x 3 = 300 x 3 = 900 nuclêôtit.
	Xtự do = G1 x 3 = 400 x 3 = 1.200 nuclêôtit.
	Atự do = Utự do = A1 x 3 = 250 x 3 = 750 nuclêôtit.
Câu 6. (2,0 điểm)
* Giải thích :	
	+ (Theo cơ chế xác định giới tính ở người) Con trai nhận NST Y của cha và X của mẹ.
	+ Gen quy định tính trạng bệnh chỉ nằm trên NST X nên con trai phải nhận gen bệnh từ mẹ (mẹ phải dị hợp).
* Sơ đồ lai 
	+ Ký hiệu gen : gen A : khỏe mạnh ; gen a : bệnh. (Có thể dùng ký hiệu khác)
+ Kiểu gen của cha và mẹ : XaY x XAXa.
	+ Sơ đồ lai.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_HSG_SInh_9.doc